10/01/2025

Doanh nghiệp VN còn thiếu liên kết, hay ‘dìm’ nhau?

Bà Cao Ngọc Dung, Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), nói cái dở nhất của doanh nghiệp VN cùng ngành nghề là thiếu liên kết, thường tự cạnh tranh với nhau rồi tự “dìm, hạ bệ” nhau.

 

Doanh nghiệp VN còn thiếu liên kết, hay ‘dìm’ nhau?

 

Bà Cao Ngọc Dung, Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), nói cái dở nhất của doanh nghiệp VN cùng ngành nghề là thiếu liên kết, thường tự cạnh tranh với nhau rồi tự “dìm, hạ bệ” nhau.

 

Bà Dung đưa ra nhận định này tại diễn đàn Văn hoá doanh nghiệp – nền tảng phát triển bền vững được tổ chức chiều 15-10 tại TP.HCM, trước câu hỏi hiện nay văn h ứng xử giữa các doanh nghiệp VN với nhau như thế nào?

Doanh nghiệp VN còn thiếu liên kết, hay dìm nhau? - Ảnh 1.

Các doanh nhân thảo luận tại diễn đàn Ảnh: N.Bình

Bà Dung cho rằng điều này bắt đầu từ thách thức lớn nhất là các doanh nghiệp VN chưa vượt qua được chính mình, bản thân không tự tin, luôn sợ thua thiệt nên luôn tìm cách cạnh tranh, hạ thấp đối thủ. 

“Đây là điều đáng tiếc nhưng đó là sự thật đang diễn ra hiện nay. Các doanh nghiệp cùng ngành nghề ít chịu học hỏi lẫn nhau, liên kết phát triển mà tìm cách “diệt trừ” trong quá trình cùng lớn lên”, bà Dung nói.

Theo ông Giản Tư Trung – hiệu trưởng Trường doanh nhân Pace, văn hóa doanh nghiệp được các doanh nghiệp hiện nay nhận thức rất tốt, ngay cả một start-up cũng xây dựng một giá trị lõi cho mình, vấn đề của VN là làm thế nào đưa văn hóa vào cuộc sống của doanh nghiệp.

 

“Đưa ra một giá trị văn h không khó nhưng để nó sống được từ nhân viên thư ký đến bảo vệ hay bất kỳ một bộ phận nào thì không dễ chút nào. Chỉ có một cách thực hiện duy nhất: từ trái tim đến trái tim”, ông Giản Tư Trung nói.

Theo ông Trung, hiện nay bên cạnh văn hoá doanh nghiệp còn có văn hóa hiệp hội, văn hóa doanh nghiệp dân tộc… 

Ông Trung kể câu chuyện “khó tin” là Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại VN đã từng kiện một doanh nghiệp Nhật vì tội quỵt lương của lao động VN. “Người lao động VN chưa kiện nhưng người Nhật đã kiện rồi. Tôi hiểu họ đang bảo vệ thanh danh của doanh nghiệp, hiệp hội mình. Đó là bảo vệ văn hóa doanh nghiệp Nhật”, ông Trung đúc kết.

Trước đó, bàn về văn hóa doanh nghiệp tại diễn đàn, ông Trần Kim Thành, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn Kido, cho biết văn hóa doanh nghiệp là nền tảng phát triển của bất kỳ doanh nghiệp và phải bắt đầu từ người lao động. 

Muốn một nhân viên phát triển, cống hiến cho doanh nghiệp thì cả hai phải cùng chia sẻ từ tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp và cuối cùng xem xét lại các quy trình vì trong quy trình quản trị có thẩm thấu văn h doanh nghiệp cố gắng xây dựng. 

“Một nhân viên cống hiến không hết mình, không cảm thấy hạnh phúc thì người lãnh đạo có trách nhiệm”, ông Thành nói.

Thành phố cần doanh nhân, doanh nghiệp có tầm nhìn xa

TTO – Nếu không có sự đóng góp của nhiều thành phần doanh nghiệp, TP.HCM khó lòng phát triển được như ngày hôm nay.

N.BÌNH