Dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) đang rầm rộ các phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư. Thế nhưng, người dân xã Suối Trầu (vùng lõi của sân bay), nơi gần như bị giải toả trắng, hơn 10 năm nay phải chịu nhiều thiệt thòi, sống trong lo âu, chờ đợi.
Sống thấp thỏm ở vùng lõi dự án sân bay Long Thành.
Dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) đang rầm rộ các phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư. Thế nhưng, người dân xã Suối Trầu (vùng lõi của sân bay), nơi gần như bị giải toả trắng, hơn 10 năm nay phải chịu nhiều thiệt thòi, sống trong lo âu, chờ đợi.
Căn nhà xập xệ của gia đình bà Nguyễn Thị Huệ (63 tuổi) đối diện Trạm y tế xã Suối Trầu, chỉ cần một cơn gió mạnh là có thể đổ sập. Mọi người cứ bàn tán việc xây dựng sân bay nhưng gia đình bà chưa được chính quyền thông báo chính thức. “Cách đây vài ba năm có đoàn tới khảo sát, thống kê nhà đất, hỏi muốn đi Lộc An hay Bình Sơn, vậy thôi. Từ đó đến nay, chưa ai thông báo khi nào di dời, đền bù giải tỏa ra sao. Giờ nhà cửa dột nát, sửa không được mà bán cũng không xong”, bà Huệ ngao ngán.
Chúng ta đã tính sân bay này sau 2025 là xong giai đoạn 1, thì QH yêu cầu phải sớm hơn để giải quyết tình trạng quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất.
Khi được hỏi về cơ hội có thể đổi đời, bà Huệ thở dài: “Nhà nước thu hồi thì chúng tôi chấp hành. Nhưng lo nhiều hơn vui. Ở đây còn thả được con gà, nuôi con bò và làm rẫy, chứ ra khu tái định cư thì chưa biết làm gì để sống”.
Căn nhà cấp 4 của ông Đỗ Văn Đường (60 tuổi) ở ngay đầu đường vào xã Suối Trầu cũng đã xuống cấp. Từ ngày sức khoẻ kém không làm rẫy được, vợ chồng ông Đường bán hủ tiếu, cà phê phục vụ bà con xung quanh.
Khi chúng tôi hỏi: “Xã đã có thông báo cho dân về phương án đền bù giải tỏa hay chưa?” thì ông Đường nói: “Chưa gì hết chú ơi. Mới chỉ nghe trên mạng nói loáng thoáng vậy thôi”. Nói về viễn cảnh một sân bay quốc tế hoành tráng hình thành ngay chính mảnh đất này, giọng ông Đường chùng xuống: “Mấy bữa nay trong ấp bàn tán chuyện sân bay. Toàn nói ra, nói vô chứ thông tin chính thức đã có ai thông báo gì đâu”.
Ông Đường cũng như phần lớn người dân ở Suối Trầu khi được hỏi đều ủng hộ dự án làm sân bay và sẵn sàng di dời. Tuy nhiên, mong muốn của ông là phải đền bù cho dân thoả đáng. Hơn 85% người dân Suối Trầu sống bằng nghề nông. Những cây công nghiệp như cao su, điều, cà phê… đã hết tuổi khai thác nhưng bà con không dám phá bỏ, thay thế cây trồng mới vì sợ giải tỏa.
Người dân cũng không dám đầu tư vào chăn nuôi, nhà cửa dột nát, xuống cấp không thể xây mới vì không biết sẽ di dời lúc nào. Nhiều hộ có người thân ốm đau, cần số tiền để chữa bệnh nhưng việc mua bán đất bị đóng băng.
Ngày 10.10, triều cường trên sông Hậu tiếp tục dâng cao đã làm vỡ bờ bao chống lũ ở khu vực 3, Sông Hậu, thuộc phường Cái Khế, Q. Ninh Kiều, Cần Thơ khiến hàng chục ha vườn tược, nhà dân chìm trong biển nước.
Gian nan chuyển đổi nghề nghiệp
Ông Dương Văn Hoàng, Phó chủ tịch UBND xã Suối Trầu, cho hay toàn xã có 3 ấp với tổng diện tích 1.485 ha, phần giải tỏa trắng khoảng 1.373 ha. Trong đó có 1 trường THCS, 3 phân hiệu trường tiểu học với gần 1.000 học sinh, các cơ sở tôn giáo, nhà thờ, trạm xá… cũng phải di dời.
Theo báo cáo của UBND H.Long Thành, dự kiến sẽ bố trí 2 khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn và Bình Sơn, mỗi khu chỉ khoảng 282 ha. “Thu hồi đất cho dự án tới 5.000 ha, tái định cư chỉ hơn 500 ha, thử hỏi người dân không lo sao được khi đất sản xuất không còn nữa”, một cán bộ UBND xã Suối Trầu lo lắng.
Theo ông Hoàng, đã hơn 10 năm từ khi có quy hoạch sân bay, người dân Suối Trầu phải chịu nhiều thiệt thòi, sống trong lo âu, chờ đợi. Điện, đường, trường… không được đầu tư. Cơ sở hạ tầng, trụ sở làm việc, nhà dân mỗi năm một xuống cấp, hoang tàn. Gần trăm cán bộ, công chức công tác tại địa phương cũng lo lắng, sẽ đi đâu, về đâu, làm gì, khi mà đơn vị hành chính xã Suối Trầu sẽ bị xoá sổ.
Vượt qua mọi rào cản, mọi khoảng cách, cặp đôi Choi Bong Je (40 tuổi) và Trịnh Thúy Hằng (37 tuổi) đã viết nên một câu chuyện tình đẹp như cổ tích giữa đời thực.
Ông Ngô Thế Ân, Chủ tịch UBND H.Long Thành, cho biết hiện việc giải phóng mặt bằng, tái định cư hết sức phức tạp do đây là dự án có quy mô lớn. Quốc hội đã yêu cầu Đồng Nai lập dự án nghiên cứu khả thi về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân vùng bị ảnh hưởng.
“Việc làm này chưa từng có tiền lệ, do vậy tỉnh phải báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, đối với dự án đặc biệt thì Chính phủ phải có cơ chế đặc thù để đảm bảo sinh kế của người dân”, ông Ân nói và cho rằng vấn đề cấp thiết hiện nay là việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân. Hiện có khoảng 70% người dân vùng dự án phải di dời nằm trong tuổi lao động và chủ yếu thuộc lao động nông thôn.
“Khi di dời, lao động trẻ có thể làm việc trong các KCN nhưng nhóm lao động lớn tuổi quen bám ruộng, vườn sẽ khó có việc làm”, ông Ân nhận định.