10/01/2025

Ông chủ lò gạch 9X ở Lào Cai

Châu Văn Chung là một 9X hiện đang nổi như cồn ở xã Quang Kim (huyện Bát Xát, Lào Cai).

 

Ông chủ lò gạch 9X ở Lào Cai.

Châu Văn Chung là một 9X hiện đang nổi như cồn ở xã Quang Kim (huyện Bát Xát, Lào Cai).

 

Ông chủ lò gạch 9X ở Lào Cai - Ảnh 1.

Mạt đá là nguyên liệu được Châu Văn Chung tận dụng để làm sản phẩm gạch không nung thân thiện với môi trường – Ảnh: HÀ THANH

Mọi chuyện bắt đầu từ thời điểm xã Quang Kim bị cấm làm gạch nung để tránh cây ô nhiễm môi trường, đảm bảo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

“Quang Kim cung cấp một lượng lớn gạch cho tỉnh Lào Cai. Lúc đó tôi nghĩ, nếu cấm hết thì phải có nguồn vật liệu thay thế. Năm 2009, tôi đi Nam Định học hỏi mô hình làm lò gạch không nung”, Chung - hiện là bí thư đoàn xã Quang Kim – nhớ lại.

Lúc đó chỉ mới 20 tuổi, Chung đã lăn lộn làm thuê và học nghề qua các cơ sở sản xuất lớn nhỏ ở tỉnh Nam Định. Sau một năm, nhận thấy lò gạch không nung phù hợp với điều kiện kinh tế của quê hương, vốn đầu tư cũng dễ, Chung anh quyết định trở về quê nhà. 

Năm 2010, xưởng lò gạch không nung Thành Chung ra đời, với tiêu chí thân thiện với môi trường được đặt lên đầu tiên.

 

“Tôi xin mạt đá mà người ta bỏ đi, hoặc đặt vấn đề mua về làm gạch. Mới đầu khá khó khăn, vì sản phẩm này còn mới mẻ ở địa bàn Lào Cai. Tất cả máy móc, nhà xưởng chưa được làm quy trình này bao giờ, nên bà con chưa tin tưởng”, Chung kể.

Thế là Chung mạnh dạn vay vốn ngân hàng chính sách, vay gia đình, bạn bè để mua máy, xây xưởng. 

“Nhưng sản phẩm ban đầu làm ra không bán được, do người dân chưa tin tưởng người trẻ như mình. Tiền vốn ít ỏi, hàng hoá ế ẩm, anh em công nhân mới làm thì nản chí”, bí thư đoàn xã Quang Kim nhớ lại.

“Vài tháng trôi qua, thấy mình đưa ra được sản phẩm gạch tốt hơn nên bà con tin tưởng đặt hàng nhiều hơn, khó khăn từ từ được tháo gỡ”.

Đơn đặt hàng ngày càng nhiều, bà con Lào Cai dần tin dùng sản phẩm của “Chung lò gạch”.

Ông chủ lò gạch 9X ở Lào Cai - Ảnh 2.

Làm gạch không nung rất đơn giản: Nguyên liệu chỉ có mạt đá với xi-măng, nước giống như trộn bê-tông thông thường. Máy móc chỉ là máy trộn, máy ép. So với gạch nung, gạch không nung có nhiều ưu điểm: giá rẻ, chịu lực tốt, tuổi thọ cao và đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường – Ảnh: HÀ THANH

Để đáp ứng nhu cầu của bà con và tạo công ăn việc làm cho thanh niên trong xã, Chung mở thêm một xưởng sản xuất gạch nữa. Hiện các lò gạch không nung của anh tạo việc làm cho 8-10 công nhân, chủ yếu là thanh niên lao động thường xuyên.

Hiện xưởng của Châu Văn Chung đưa ra thị trường 5.000-6.000 viên gạch/ngày, trung bình doanh thu 300-400 triệu đồng/năm.

Tháng 8-2016, Châu Văn Chung được bầu ra làm bí thư đoàn xã Quang Kim. Vừa trông coi lò gạch, vừa làm công tác đoàn, Chung phải sắp xếp công việc, thời gian hợp lý hơn.

“Bây giờ khách đến mua hàng chỉ trao đổi với mình qua điện thoại, gặp công nhân và mua hàng luôn. Có khi mình đi 1-2 tuần không đoái hoài đến lò gạch cũng không sao, vì anh em công nhân có kinh nghiệm làm lâu, quen việc hết rồi”, Chung chia sẻ.

Với mô hình lò gạch không nung thân thiện với môi trường, năm 2012 Châu Văn Chung nhận giải thưởng Lương Định Của, là gương thanh niên phát triển kinh tế giỏi, gương thanh niên dân tộc tiên tiến trong phong trào phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới ở khu vực Tây Bắc.

Mình làm ra được nhiều tiền lắm, 5-6 triệu đồng/tháng. Không ở nhà giúp cha mẹ nương ngô, nương lúa thì mình gửi tiền về cho họ. Không mệt đâu, ngày làm 8 tiếng thôi. Gạch này không sợ ảnh hưởng sức khỏe. Mình học việc nhanh lắm, xem những người biết làm trước rồi mình làm theo”.

Giàng A Sơn (19 tuổi, người Mông, huyện Văn Bàn, Lào Cai), công nhân lò gạch

Ông chủ lò gạch 9X ở Lào Cai - Ảnh 4.

Châu Văn Chung (bìa trái) hướng dẫn công nhân làm việc tại xưởng – Ảnh: HÀ THANH

 

HÀ THANH