10/01/2025

Nga tặng huân chương cho gia đình có 7 con

Tốc độ tăng trưởng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn được đánh giá là mạnh mẽ nhất thế giới, tuy nhiên ở bức tranh trung hạn, dân số già là một trong những nhân tố “kéo ì” tốc độ tăng trưởng này.

 

Nga tặng huân chương cho gia đình có 7 con.

 

Tốc độ tăng trưởng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn được đánh giá là mạnh mẽ nhất thế giới, tuy nhiên ở bức tranh trung hạn, dân số già là một trong những nhân tố “kéo ì” tốc độ tăng trưởng này.


Nga tặng huân chương cho gia đình có 7 con - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) trao tặng Huân chương tôn vinh cha mẹ cho gia đình ông bà Mikhail Maksin và Oksana Volkova thuộc vùng Kaliningrad tại Điện Kremlin ngày 1-6-2016 – Ảnh: Website của Điện Kremlin

Năm nay, theo ước tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tỉ lệ tăng trưởng kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương là 5,5%, năm 2018 là 5,4%, tức cao hơn nhiều so với ước tính trước đó lần lượt chỉ là 3,5% và 3,6%. Tuy nhiên IMF cảnh báo để “duy trì tăng trưởng lâu dài, cần phải có những cải cách cấu trúc để giải quyết những thách thức từ sự thay đổi nhân khẩu học và để tăng cường năng suất lao động”.

Chưa giàu đã già là một trong những thách thức trung hạn lớn nhất về mặt cấu trúc tại châu Á và châu Mỹ Latin. Lý do lớn nhất tại sao những nước có thu nhập trung bình lo lắng về vấn đề này chính là điều đó sẽ kìm hãm việc họ có thể gia nhập nhóm các nước phát triển có thu nhập cao

Báo cáo của Tập đoàn Ngân hàng Standard Chartered (Anh)

Xu hướng chung: chưa giàu đã già

 

Dân số châu Á sẽ “già hoá” với tốc độ nhanh hơn bất cứ khu vực nào khác trong những thập kỷ tới. Giới kinh tế học cảnh báo các nước như Trung Quốc, Thái Lan sẽ sớm đối mặt với tình trạng sụt giảm tăng trưởng trước khi chuyển sang giai đoạn có thu nhập cao.

Báo cáo mới đây của Tập đoàn Ngân hàng Standard Chartered (Anh) cho biết tình trạng dân số già sẽ gây tác động tiêu cực rõ ràng tới tăng trưởng của các nước và khu vực như Trung Quốc, Hong Kong, Hàn Quốc và Thái Lan vào năm 2020 và với Singapore vào năm 2025. Trong khi đó, dự tính các nền kinh tế như Trung Quốc và Thái Lan chỉ có thể chuyển sang giai đoạn thu nhập cao lần lượt vào các năm 2026 và 2040.

 

Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính Trung Quốc và Singapore sẽ mất khoảng 25 năm nữa để chuyển đổi từ thời điểm họ được xác định là một đất nước có dân số “đang già hóa” thành một đất nước “dân số già”, được định nghĩa là một đất nước có số dân từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 14-20% tổng dân số cả nước. Tại Thái Lan và Hàn Quốc, quá trình chuyển đổi này sẽ diễn ra chỉ trong vòng 20 năm.

Trong khi đó, để so sánh, Vương quốc Anh đã mất 45 năm cho quá trình chuyển đổi này, Mỹ và Pháp lần lượt mất 69 và 115 năm. Các chuyên gia kinh tế của Tập đoàn Standard Chartered lý giải việc giảm tỉ lệ sinh, tăng tuổi thọ (tình trạng đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn tại châu Á) và giảm tỉ lệ tử vong khi sinh là những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng già hóa tăng nhanh với dân số khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Nga tặng huân chương cho gia đình có 7 con - Ảnh 3.

Người cao tuổi ở Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh đã phải thay đổi chính sách một con nghiêm ngặt để tăng dân số – Ảnh: AFP

Giải pháp nào cho dân số già?

Tại Hàn Quốc, một trong những nước hiện có tỉ lệ sinh thấp nhất trong các nước phát triển, hầu hết phụ nữ chỉ có con đầu lòng khi đã tới độ tuổi 30. 

Với các biện pháp tăng cường hỗ trợ chi phí chăm sóc con cái hào phóng của chính phủ nước này, tỉ suất sinh tại Hàn Quốc đã tăng nhẹ từ 1,08 năm 2003 lên 1,29 năm 2015. 

Cụ thể, ngoài những hỗ trợ tài chính trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, chính phủ cũng tạo điều kiện để các cặp vợ chồng được nghỉ ngơi và có thời gian nhiều hơn ở bên con lúc mới sinh. 

Các hỗ trợ tài chính cho việc chăm sóc trẻ được mở rộng cho tới khi trẻ 5 tuổi, vợ chồng trẻ cũng được tạo điều kiện vay tiền mua nhà dễ dàng hơn…

Nhìn sang châu lục khác, tại châu Âu, Nga là một trong những nước đã và đang phải đối mặt với bài toán dân số già. 

Kể từ sau khi không còn Liên bang Xô viết, dân số Nga giảm đi trung bình mỗi năm tới 700.000 người. Theo báo Telegraph, từ năm 1992-2009, dân số Nga giảm khoảng 6 triệu người, tương đương 4%. 

Trước tình hình này, Chính phủ Nga đã đồng thời triển khai các biện pháp khuyến khích sinh con bằng cả tuyên truyền lẫn hỗ trợ kinh tế. Kể từ năm 2007, tiền trợ cấp được tăng thêm cho các cặp vợ chồng sinh thêm con thứ hai hoặc thứ ba.

Ngoài ra, từ tháng 5-2008, một giải thưởng đặc biệt có tên Order of parental glory (Huân chương tôn vinh cha mẹ) cũng đã được thành lập theo sắc lệnh 775 của tổng thống để tôn vinh những đại gia đình đông con tiêu biểu. 

Những gia đình có từ 7 con trở lên (gồm cả con đẻ và con nuôi đang sống chung một mái nhà) đều có thể đăng ký ứng cử giải thưởng này. Họ sẽ phải chứng minh được gia đình mình thoả mãn các điều kiện để có thể nuôi dạy các con trong môi trường phát triển lành mạnh ở mọi phương diện như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, thể chất, tinh thần và trách nhiệm xã hội…

Những gia đình được giải thưởng Order of parental glory sẽ được mời tới Điện Kremlin và nhận giải thưởng là khoản tiền 50.000 rúp (860 USD) được đích thân tổng thống Nga trao tặng.

Chế robot em bé để khuyến khích phụ nữ sinh con

Trước tình trạng số cặp vợ chồng không sinh con tại Nhật ngày càng tăng, một chi nhánh sản xuất thuộc Tập đoàn Toyota (Nhật Bản) năm qua đã cho ra mắt loại robot em bé đặc biệt có tên là Kirobo Mini với mong muốn tạo cảm xúc kết nối và truyền cảm hứng muốn có những em bé thật cho các cặp vợ chồng trẻ.

Theo báo Guardian (Anh), robot em bé Kirobo Mini được tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo và có camera để nhận biết gương mặt của người đang nói chuyện và âu yếm nó. Robot em bé này biết nhấp nháy mắt, có giọng nói trẻ em và không được phát triển kỹ năng thăng bằng đầy đủ để cũng “biết ngã” hệt như một em bé. Hãng Toyota công bố giá bán của robot em bé này tại Nhật là 390 USD.

D.KIM THOA