10/01/2025

Dùng mạng xã hội thông minh

Ứng xử sao cho văn minh, lịch sự và sử dụng mạng xã hội thế nào để mang lại lợi ích là điều mà nhà trường nên hướng dẫn cho học sinh trong cuộc sống hiện nay thay vì đề ra những quy định cấm mà biết rằng rất khó quản lý.

 

Dùng mạng xã hội thông minh.

Ứng xử sao cho văn minh, lịch sự và sử dụng mạng xã hội thế nào để mang lại lợi ích là điều mà nhà trường nên hướng dẫn cho học sinh trong cuộc sống hiện nay thay vì đề ra những quy định cấm mà biết rằng rất khó quản lý.




Học sinh một trường THPT tại TP.HCM trong giờ học có sử dụng mạng xã hội /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Học sinh một trường THPT tại TP.HCM trong giờ học có sử dụng mạng xã hộiẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH.


Cẩn thận trong từng câu chữ
Ông An cho rằng gọi là MXH nhưng đó không phải là ảo, mà là nơi thể hiện cá tính, nhân cách, hình ảnh thật của chủ nhân các tài khoản Zalo, Facebook, Instagram… MXH cũng như ngoài đời. Thế nên, HS cần phải tuân thủ những quy tắc ứng xử ngay trên MXH.
Để thể hiện là người có văn hoá, HS không nói tục, chửi thề. Đừng bao giờ bình luận những thông tin mà bản thân không hiểu rõ tường tận. Không nên vô tư thể hiện cảm xúc cá nhân tức thì, bởi lẽ có thể sau khi đăng vài phút, sẽ chợt nhận ra “đúng là lúc nãy mình nóng vội quá, lẽ ra đừng nên đăng”.
Thực tế trong thời gian qua, có nhiều HS viết những dòng trạng thái với nội dung không đồng tình với cách ứng xử của giáo viên, thậm chí dùng lời lẽ khó nghe với phụ huynh… Những câu chuyện này khiến nhiều người bất bình. Theo ông An: “Lời nói thì gió bay, nhưng câu chữ thì in lại, lưu lại trên Facebook. Và lời nói ngoài đời thật chỉ vài người nghe thấy, nhưng trên MXH có thể khiến hàng triệu người biết đến. Chính vì thế nên cẩn thận trong từng câu chữ khi viết ra trên MXH”.
Nói không với việc nói xấu, đả kích người khác
Cũng theo chuyên gia tâm lý này, hiện nay rất nhiều thông tin tiêu cực được lan truyền, HS hãy tỉnh táo và không nên chia sẻ (share) bất kỳ thông tin tiêu cực nào. Bên cạnh đó, HS không được đăng tải những đoạn phim, hình ảnh nhạy cảm. Cũng đừng bao giờ gia nhập những hội nhóm không lành mạnh. Hãy nói không với việc nói xấu, đả kích người khác. “Nói xấu người khác hoặc văng tục một cách vô tư trên MXH thể hiện một nền tảng văn hoá yếu kém của cá nhân”, ông An nói.
Đề cập đến tình trạng trong thời gian gần đây, có khá nhiều hình ảnh, đoạn phim gây sốc “nếu đủ like… sẽ…” được đăng tải và chia sẻ trên MXH, đặc biệt là Facebook, mà chủ nhân thật sự là HS. Ông An khuyên: “Khi đăng những dòng trạng thái thách đố đủ “like” (yêu thích), đủ share (chia sẻ) sẽ làm việc gì đó, đừng nghĩ người khác họ bấm share hay like là họ yêu thích. Like có khi không phải là thích, mà đôi khi dân mạng bấm… like cho chết. Nên khi sử dụng MXH, HS đừng thách đố ai”.
Dùng mạng xã hội thông minh - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Những sai lầm nhiều người hay mắc phải khi dùng mạng xã hội

Có hàng trăm cách giúp bạn kết nối với mọi người xung quanh, như thông qua Instagram, Facebook, Twitter, Snapchat, LinkedIn… Tuy nhiên, đừng để cuộc sống ảo ảnh hưởng đến cuộc sống thật, và dưới đây là những điều nên tránh khi dùng mạng xã hội.  
Sử dụng có văn hoá
Bên cạnh lưu ý HS những điều không nên khi sử dụng MXH, vị chuyên gia tâm lý này còn hướng dẫn cách để HS có thể sở hữu trang cá nhân ấn tượng: “Đừng bao giờ để trang cá nhân ảm đạm bằng những trạng thái u sầu, những hình ảnh buồn bã. Khi bình luận thì phải bình luận có duyên, có văn h. Đăng ảnh tạo được cảm xúc với người xem, chuyển tải những thông điệp hay trong cuộc sống. Không đánh dấu người khác vào những ứng dụng vô bổ. Nên đăng những thông tin, hình ảnh về các hoạt động xã hội, tình nguyện vì cộng đồng…”, ông An khuyên thêm.
Còn ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, thì khuyên HS khi sử dụng MXH cần cư xử có văn hóa. “Hãy nói chuyện và cư xử với người khác theo cách mà bạn muốn được mọi người đối xử với mình. Khi ai đó nói hoặc làm điều gì khiến phiền lòng thì đừng trả lời, đừng đáp trả kẻo tạo nên những xung đột. Thay vào đó, hãy chặn họ trong danh sách bạn bè đồng thời tâm sự với người thân. Nếu bị người khác nhắn tin bắt nạt trên MXH, hãy lưu lại chứng cứ và đưa cho người thân. Hãy tâm sự với người thân khi cảm thấy bất an, để có thể được giúp đỡ, tìm ra cách giải quyết phù hợp”.
Giáo viên Đỗ Đức Anh (Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM) cho biết MXH có tính kết nối, giúp HS có thể tiếp thu thêm nhiều kiến thức, học nhóm… Tuy nhiên, nhiều HS sử dụng còn tùy tiện trong phát ngôn, đăng ảnh, chia sẻ. Nhiều HS sử dụng từ ngữ thô tục khi viết lên trang cá nhân, rồi chia sẻ những thông tin thiếu kiểm chứng… Điều đó là không nên.
HS cũng bị cuốn vào thực trạng “bắt nạt trực tuyến”, “ném đá hội đồng” người khác. Dù chưa biết sự việc thế nào, nhưng vẫn dùng những từ ngữ cay độc để miệt thị, cũng ráng “góp thêm vài cục đá” mà không biết rằng việc “ném đá” như vậy có thể dẫn đến nhiều hậu quả. HS đừng để MXH dẫn dắt mà phải biết sử dụng thông minh và có trách nhiệm hơn.

Xuân Phương