11/01/2025

Lao động cấp cao nhưng chất lượng rất thấp

Tâm lý nhiều người còn coi trọng bằng cấp, coi lao động có bằng cấp cao là chất lượng cao, nhưng thực tế vẫn còn tình trạng lao động thiếu rất nhiều kỹ năng…

 

Lao động cấp cao nhưng chất lượng rất thấp.

Tâm lý nhiều người còn coi trọng bằng cấp, coi lao động có bằng cấp cao là chất lượng cao, nhưng thực tế vẫn còn tình trạng lao động thiếu rất nhiều kỹ năng…




Nhiều bạn trẻ tốt nghiệp đại học đang vẫn lao đao xin việc	 /// Ảnh: T.Hằng

Nhiều bạn trẻ tốt nghiệp đại học đang vẫn lao đao xin việcẢNH: T.HẰNG.

Đó là những thông tin được thảo luận tại hội thảo khoa học “Xu hướng phát triển của lao động trong các loại hình doanh nghiệp (DN) ở VN”, do Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Tổng liên đoàn Lao động VN tổ chức vào trung tuần tháng 9.
Giảm sút năng lực cạnh tranh quốc gia
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Thuật, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia, VN đang trong thời kỳ dân số “vàng” nhưng thực tiễn lại cho thấy chỉ “vàng” về số lượng, chứ chưa “vàng” về chất lượng.
Bởi hiện có 43 triệu người trong lực lượng lao động (LĐ) không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (chiếm 79,1%), trong khi chỉ có 11,3 triệu đã được đào tạo (chiếm 20,9%). “Những con số này phản ánh LĐ dồi dào nhưng chất lượng thấp dẫn đến năng suất thấp và LĐ giá rẻ là đương nhiên”, ông Thuật nói.
Lao động cấp cao nhưng chất lượng rất thấp - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

IT vẫn chiếm hàng đầu về tuyển dụng

Nhiều chuyên gia dự báo nguồn nhân lực, công ty “săn đầu người” và các trung tâm giới thiệu việc làm đều đưa ra nhận định: việc làm ngành công nghệ thông tin (IT) và chăm sóc sức khỏe thời gian tới vẫn chiếm hàng đầu trong tuyển dụng.  
PGS-TS Cao Văn Sâm, Phó cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB-XH), thừa nhận đây là vấn đề đáng báo động về chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, kỹ năng nghề của LĐ VN đang là điểm nghẽn cản trở sự phát triển, giảm sút năng lực cạnh tranh quốc gia.
 
 
Theo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực VN giai đoạn 2011 – 2020, đến năm 2020, lực lượng LĐ làm việc trong nền kinh tế gần 63 triệu người. LĐ sẽ có sự dịch chuyển nhanh từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, trong đó, chủ yếu chuyển sang dịch vụ. Cụ thể, nhân lực ngành nông nghiệp chiếm 35 – 38%, công nghiệp – xây dựng chiếm 31%, dịch vụ chiếm 27 – 29%.
 

Ông Sâm chia sẻ: “Quá trình hội nhập cho thấy rõ LĐ giá rẻ không phải là lợi thế – điều mà khi mới mở cửa, nhiều người cho rằng đây là một trong những đặc điểm hấp dẫn của môi trường đầu tư nước ngoài tại VN. LĐ giá rẻ nay thể hiện sự yếu kém của chất lượng nguồn nhân lực, từ đó dẫn tới giá trị gia tăng thấp, giảm sức cạnh tranh của DN và nền kinh tế”.

Theo ông Sâm, cơ cấu nhân lực của nước ta còn nhiều bất cập. Tỷ lệ LĐ tốt nghiệp ĐH, CĐ, trung cấp, sơ cấp chưa hợp lý. Tâm lý nhiều người còn coi trọng bằng cấp, coi LĐ có bằng cấp cao là chất lượng cao, nhưng thực tế LĐ vẫn còn trong tình trạng thiếu kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề; yếu kém về tin học, ngoại ngữ, thiếu hiểu biết pháp luật, đạo đức nghề nghiệp chưa cao; ý thức trách nhiệm còn tự do, tùy tiện…
Tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao
Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuật dự báo đến năm 2030, số LĐ làm việc trong DN ngoài nhà nước sẽ đạt khoảng 19,4 triệu người. Từ nay đến lúc đó, số DN ngoài nhà nước sẽ gia tăng mạnh, thu hút thêm nhiều LĐ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật theo nhu cầu phát triển, chủ yếu là loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần và DN tư nhân.
Lao động cấp cao nhưng chất lượng rất thấp - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Chọn ngành theo nhu cầu thị trường

Việc lựa chọn ngành học của thí sinh trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1 cho thấy sự chuyển dịch theo hướng thị trường tốt hơn. Thí sinh chọn ngành đang cần rất nhiều nhân lực trong thời gian sắp tới.
Tuy nhiên, những hạn chế của nhân lực LĐ đang trở thành gánh nặng, thách thức đối với giáo dục nghề nghiệp, bởi chức năng, nhiệm vụ của giáo dục nghề nghiệp chính là đào tạo nhân lực LĐ cho quốc gia. Để giải quyết tình trạng này, ông Sâm cho biết thời gian tới Bộ LĐ-TB-XH tập trung xây dựng các chuẩn đầu ra, chuẩn cơ sở vật chất, chuẩn đội ngũ giáo viên… “Nếu không gắn kết với DN, không đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp, sẽ không giải quyết bài toán cuối cùng của đào tạo gắn với thị trường”, ông Sâm nhấn mạnh.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Phương, Học viện Ngân hàng, góp ý thêm: “Tới đây, cuộc cách mạng 4.0 sẽ đặt ra nhu cầu cao về LĐ có khả năng thích nghi và sáng tạo công nghệ. Hàng loạt nghề cũ sẽ mất đi, thay vào đó là những nghề mới. Thị trường LĐ sẽ có sự phân hoá mạnh mẽ giữa nhóm LĐ có kỹ năng thấp và nhóm LĐ có kỹ năng cao. Vì vậy, LĐ cần phát huy khả năng sáng tạo, nắm bắt làm chủ công nghệ mới, chủ động hội nhập quốc tế”.

 

Thu Hằng