10/01/2025

Bảo tàng vắng như… chùa Bà Đanh, vẫn ‘đòi’ 11.000 tỉ xây mới

Việc Bộ Xây dựng vừa gửi văn bản lên Thủ tướng xin tháo gỡ về vốn để tiếp tục triển khai dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã vấp phải phản ứng của dư luận.

 Bảo tàng vắng như … chùa Bà Đanh, vẫn’ đòi” 11.000 tỉ xây mới

 

Việc Bộ Xây dựng vừa gửi văn bản lên Thủ tướng xin tháo gỡ về vốn để tiếp tục triển khai dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã vấp phải phản ứng của dư luận.

Có cần thiết xây dựng thêm bảo tàng mới trị giá 11.000 tỷ đồng không khi chính Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũ hiện tại đang “ế” khách?

Không chỉ có bảo tàng Bảo tàng Lịch sử quốc gia, mà rất nhiều bảo tàng khác cũng ở tình trạng ế khách tương tự. 

Ngay cả bảo tàng đông khách nhất hiện nay cũng chưa thể tự chủ kinh tế, và đang gặp không ít khó khăn.

Bảo tàng vắng như... chùa Bà Đanh, vẫn đòi 11.000 tỉ xây mới - Ảnh 2.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia mở cửa nhưng vắng khách đến thăm quan – Ảnh: Việt Dũng

Miễn phí vẫn thưa vắng

Khai trương hoàng tráng vào dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội năm 2010, Bảo tàng Hà Nội lúc đó đầy ắp các hiện vật. 

Tuy nhiên, ngày 10-9, khi PV Tuổi Trẻ online tới, tầng một bảo tàng trưng bày rất sơ sài, tầng hai đang đóng để bảo trì, chỉ có tầng 3 và tầng 4 là nhiều hiện vật nhất. 

Cách trưng bày cho thấy bảo tàng chưa thực sự tìm ra một ý tưởng, một phong cách trưng bày riêng. Bảo tàng Hà Nội vẫn đang miễn phí thăm quan cho du khách, tuy nhiên lượng khách tới đây khá thưa vắng.

Nhân viên bảo tàng cho biết ngày thường có khoảng 100 đến 200 khách tới, còn cuối tuần đón khoảng 400 khách/ngày. Tất nhiên, có những hôm đột biến bảo tàng đón hàng trăm khách tới một lúc.

Năm 2010, thời điểm bảo tàng khai trương có rất nhiều thứ để xem. Đây là lần thứ hai tôi đến, thì thấy đồ vật trưng bày thưa thớt, đơn điệu quá.

Anh Nguyễn Tiến Dũng (kĩ sư xây dựng làm việc tại Hà Nội)

7 năm trôi qua, đến nay, bên ngoài đã bắt đầu nhuốm màu nắng gió, nhưng bảo tàng vẫn chưa chốt được phong cách trưng bày phần ruột. Hiện vật bảo tàng có không ít, nhưng để tổ chức trưng bày chuyên nghiệp thì sẽ cần phải có kinh phí rất lớn để thực hiện.

TS Nguyễn Đình Chiến, Uỷ viên Hội đồng giám định cổ vật, Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch cho biết sở dĩ Bảo tàng Hà Nội chưa hoàn thiện vì mỗi đời lãnh đạo TP Hà Nội có một ý tưởng riêng, và chưa đi đến thống nhất nên cấp dưới khó thực hiện.

Được biết, UBND TP Hà Nội cũng đang có kế hoạch tổ chức lại nội dung Bảo tàng Hà Nội, bằng cách thuê chuyên gia nước ngoài về tư vấn. 

Theo kế hoạch năm 2018 sẽ triển khai để đến năm 2019 bảo tàng sẽ hoàn thiện phần trưng bày.

Bảo tàng vắng như... chùa Bà Đanh, vẫn đòi 11.000 tỉ xây mới - Ảnh 4.

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đang triển lãm ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Pháp về Phụ nữ Việt Nam vắng người xem, chỉ có vài du khách quốc tế đến thăm – Ảnh: Việt Dũng

Đông khách vẫn khó khăn

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một trong những bảo tàng năng động nhất ở Hà Nội, từng có 3 lần nhận danh hiệu “Điểm tham quan du lịch hàng đầu Việt Nam năm 2017”. 

Bảo tàng này mỗi năm thu hút 500.000 khách. Năm nay lượng khách tới bảo tàng đông hơn, nhưng bảo tàng vẫn phải rất vất vả để tự chủ kinh tế một phần.

Chúng tôi là đơn vị sự nghiệp có thu. Số tiền Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đầu tư cho bảo tàng hàng năm rất nhỏ so với các bảo tàng thuộc Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch. Còn nguồn thu từ bán vé chỉ hỗ trợ một ít cho các hoạt động tu bổ, trình diễn, trưng bày thôi, không đáng là bao. Nói chung, bảo tàng gặp rất nhiều khó khăn.

Bà An Thu Trà – đại diện Bảo tàng Dân tộc học

Với Bảo tàng Hồ Chí Minh một năm đón tới 1.300.000 khách vẫn phải sống bằng ngân sách của nhà nước, bà Phạm Thị Thanh Mai, phó giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cho biết:

“Bảo tàng chỉ bán vé cho người nước ngoài thôi, còn miễn phí cho người Việt. Số tiền vé thu được ít lắm, để đầu tư vào hoạt động chuyên môn, bảo tàng vẫn phải sống dựa vào tiền ngân sách nhà nước. 

Chúng tôi đã từng đề xuất thu tiền vé khách thăm quan trong nước, chỉ từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng thôi, nhưng rất tiếc là không được. Lượng khách đến đông, bảo tàng thì rất rộng, công tác bảo trì tốn kém lắm. Nói chung ở Hà Nội chưa có bảo tàng công lập nào tự chủ kinh tế được.

Bà Phạm Thị Thanh Mai – Bảo tàng Hồ Chí Minh

Bảo tàng Mỹ thuật năm 2016 đón gần 54.000 khách. Phó trưởng phòng tổ chức hành chính đối ngoại, bà Nguyễn Thị Thu Hương cho biết: 

“Khách đến bảo tàng chủ yếu là khách lẻ, ít đoàn khách đi theo tour du lịch tới. Số tiền vé chúng tôi thu về khoảng 2 tỉ đồng/năm, chỉ đáp ứng phần nào cho hoạt động của bảo tàng thôi, không thấm tháp vào đâu. 

Hiện nay khách du lịch tới Việt Nam ngày càng đông, nên tôi nghĩ tư duy của các bảo tàng cũng đang dần thay đổi. Chúng tôi đã tổ chức kết hợp với tour du lịch để hút khách tới bảo tàng”.

Còn Bảo tàng Lịch sử quốc gia từ lâu vẫn là một bảo tàng vắng khách. Đợt “sốt vé” của bảo tàng này gần nhất là từ năm 2010 khi bảo tàng có triển lãm “Bảo vật hoàng cung”. 

Ngày thường, bảo tàng này gần như lúc nào cũng vắng như chùa Bà Đanh!

Bảo tàng vắng như... chùa Bà Đanh, vẫn đòi 11.000 tỉ xây mới - Ảnh 7.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia của những ngày vắng người tham quan – Ảnh: Việt Dũng

Cho thuê để tăng thu nhập

Hầu hết các bảo tàng hiện nay đều nằm ở vị trí đắc địa trong thành phố, và gần như bảo tàng nào cũng cắt một phần đất cho tư nhân thuê để tăng thu nhập.

Bảo tàng Lịch sử quân sự hiện có khả năng đón tới 4000 khách/ngày.

Tuy nhiên nhân viên ở đây cho biết thực chất bảo tàng chỉ đón tầm 1.500 đến 2000 khách là vừa.

Vì nếu khách đến đông quá bảo tàng không có chỗ để xe. Dễ nhận thấy, một phần diện tích sân khá lớn của bảo tàng đã được quán café Highland thuê.

Mới đây Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch đã yêu cầu Bảo tàng Lịch sử quốc gia chấm dứt hợp đồng cho thuê địa điểm với Bia hơi Lan Chín và Trung tâm tổ chức sự kiện Thuý Cải.

NGỌC DIỆP