11/01/2025

Trở lại giấc mơ xe hơi Việt: Áp lực xe nhập khẩu

Việc Vingroup vừa đầu tư xây tổ hợp lớn tại Hải Phòng với mục tiêu sản xuất ôtô thương hiệu Việt đang dấy lên kỳ vọng: giấc mơ ôtô Việt liệu có thành hiện thực?

Trở lại giấc mơ xe hơi Việt: Áp lực xe nhập khẩu

 

Việc Vingroup vừa đầu tư xây tổ hợp lớn tại Hải Phòng với mục tiêu sản xuất ôtô thương hiệu Việt đang dấy lên kỳ vọng: giấc mơ ôtô Việt liệu có thành hiện thực?

 

 

*** Error ***
Một xưởng sản xuất, lắp ráp xe hơi hiện đại ở Việt Nam – Ảnh NGUYỄN THẢO

Sau thời gian dài đau đầu vì nhiều doanh nghiệp FDI nhận ưu đãi nhưng không đạt tỉ lệ nội địa hóa đã cam kết, các doanh nghiệp trong nước đã vượt lên. Thị phần của Trường Hải có thời điểm đã vượt Toyota. Nhưng giấc mơ ôtô Việt vẫn chập chờn bao năm nay.

Dừng lắp ráp, chuyển sang nhập khẩu

Thuế nhập khẩu giảm, nhiều hãng sản xuất ôtô cắt giảm dòng xe lắp ráp ở VN, chuyển hướng nhập khẩu xe nguyên chiếc, tiếp tục đưa điều kiện để ở lại VN.

Ông Hoàng Văn Nội, cục trưởng Cục Thuế Vĩnh Phúc, xác nhận nhiều dòng xe vốn được doanh nghiệp FDI sản xuất, lắp ráp ở VN nay đã được nhập khẩu hoàn toàn. Đơn cử, từ năm 2017, dòng xe Fortuner được Công ty Toyota VN và dòng xe Civic được Công ty Honda VN nhập khẩu hoàn toàn thay vì lắp ráp tại VN.

Trở lại giấc mơ xe hơi Việt: Áp lực xe nhập khẩu - Ảnh 1.

Ước tính từ đầu năm đến đầu tháng 6, có khoảng 7.000 xe Fortuner và hơn 3.000 xe Civic được nhập từ Thái Lan và Indonesia. Vì vậy, số thu thuế cả năm của Vĩnh Phúc ước giảm 7.000 tỉ đồng so với cùng kỳ 2016.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Anh Tuấn, trưởng tiểu ban chính sách Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô VN (VAMA), cho biết từ đầu năm 2017, Toyota đã chuyển hướng nhập khẩu hoàn toàn với dòng xe Fortuner, số lượng ước tính 7.000 – 10.000 chiếc. 

Như vậy, so với trước đây thì lượng sản xuất giảm, hiện hãng chỉ duy trì sản xuất tại VN 4 dòng xe Camry, Corolla, Innova, Vios với sản lượng khoảng 43.000 chiếc.

Quảng Nam cũng là cứ điểm sản xuất của Hãng ôtô Trường Hải (Thaco). Tỉnh này cho biết hiện nay, do tâm lý khách hàng đang chờ mua xe sau thời điểm thuế nhập khẩu ôtô về bằng 0% vào đầu năm 2018 nên không chỉ doanh nghiệp bị ảnh hưởng, ngân sách của tỉnh cũng bị giảm “một khoản thu rất lớn”. Theo nguồn tin Tuổi Trẻ, mức giảm là khoảng 3.000 tỉ đồng.

*** Error ***
Giấc mơ ôtô Việt vẫn chập chờn…


Ra điều kiện để ở lại

Theo cam kết trong ASEAN, từ năm 2018 VN sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc về 0%. Thực tế, chưa đợi thuế giảm về 0%, việc nhập khẩu các dòng xe đã có xu hướng tăng mạnh đặc biệt từ năm 2017, ảnh hưởng lớn đến sản xuất khiến một số hãng ôtô nước ngoài đang “dọa” rời bỏ VN.

Toyota là trường hợp điển hình khi không ít lần hãng này cho biết sẽ phải cắt giảm sản xuất, thậm chí ngưng sản xuất tại VN để chuyển hướng nhập khẩu.

Trong bản kiến nghị mới đây gửi Chính phủ, hãng này cho biết sẽ chỉ tập trung vào 2-3 dòng xe chiến lược, đồng thời tiếp tục đưa ra những đề xuất Chính phủ phải xây dựng các chính sách mạnh mẽ để thúc đẩy ngành ôtô.

Trong đó, Toyota đề nghị cần phải có một số chính sách duy trì sự tăng trưởng của thị trường, đề nghị Chính phủ phải có những hỗ trợ trong thời gian nhất định để giảm chênh lệch chi phí sản xuất giữa xe nhập khẩu từ ASEAN và xe sản xuất trong nước. Ngoài ra là các yêu cầu hỗ trợ về hệ thống nhà cung cấp như đào tạo, ưu đãi đầu tư.

Nhiều hãng sản xuất ôtô chuyển hướng nhập khẩu xe nguyên chiếc. Ảnh: Vietnam Motor Show 2017 – Ảnh: TR.N.

Để cứu ôtô trong nước

Trong khi thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc về 0% từ các nước ASEAN thì thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ôtô về sản xuất, lắp ráp trong nước vẫn phải chịu thuế. Chính sách này, theo các chuyên gia, càng khiến các doanh nghiệp chỉ muốn nhập khẩu xe nguyên chiếc.

Theo tài liệu của Tuổi Trẻ, trong báo cáo của Bộ Công thương gửi Chính phủ về ngành sản xuất, lắp ráp ôtô và các giải pháp phát triển đã tập hợp hàng loạt kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp sản xuất ôtô. Như Tập đoàn Thành Công kiến nghị ưu đãi đầu tư, giảm thuế nhập khẩu linh kiện về mức 0%, xây dựng các hàng rào thuế, phí bảo hộ xe lắp ráp…

Những đề xuất của doanh nghiệp cũng nhận được sự đồng tình của các địa phương. Đơn cử Quảng Nam – nơi sản xuất của Tập đoàn Trường Hải – đã có văn bản gửi Chính phủ kiến nghị giảm thuế suất nhập khẩu linh kiện ôtô về 0% từ ngày 1-10-2017, để giúp các doanh nghiệp sản xuất trong nước cạnh tranh được với xe nhập khẩu và ổn định việc làm cho người lao động.

Trở lại giấc mơ xe hơi Việt: Áp lực xe nhập khẩu - Ảnh 2.

Trong dự thảo trình Chính phủ về chính sách thuế nhập khẩu đối với linh kiện ôtô giai đoạn 2018-2020, Bộ Tài chính đề nghị nên tập trung giảm thuế nhập khẩu cho linh kiện ôtô của xe chở người đến 9 chỗ và xe tải dưới 5 tấn kèm điều kiện về sản lượng xe sản xuất, lắp ráp và tỉ lệ giá trị sản xuất trong nước phải đạt được.

Với những phương án đưa ra, nếu doanh nghiệp không có chủ trương mở rộng sản xuất, lắp ráp tại VN sẽ không được hưởng mức thuế suất 0%.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo phụ trách của Bộ Công thương cho biết với dự báo nhu cầu ôtô của VN năm 2025 theo phương án trung bình 800.000-900.000 xe và năm 2030 là 1,5-1,8 triệu xe, nếu không phát triển ngành ôtô trong nước, toàn bộ thị trường xe con sẽ là xe nhập khẩu.

Nếu xe khách và xe tải chỉ cần nhập khẩu 50% với tỉ lệ nội địa hoá 50%, kim ngạch nhập khẩu ôtô năm 2025 dự kiến lên tới khoảng 12 tỉ USD.

“Áp lực nhập siêu sẽ ngày càng tăng, gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Do đó cần tập trung hỗ trợ có mục tiêu để nâng cao năng lực sản xuất trong nước” – vị này nói.


Giảm thuế kèm điều kiện chặt

Theo dự thảo chính sách thuế nhập khẩu đối với linh kiện ôtô giai đoạn 2018 – 2020 của Bộ Tài chính, sẽ có các phương án để giảm thuế nhập khẩu linh kiện ôtô.

Tuy nhiên, để được hưởng, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện ngặt nghèo: với ôtô con, trong năm 2018 dòng xe được giảm thuế linh kiện phải có tỉ lệ nội địa hoá 20%, số lượng tiêu thụ 20.000 xe/mẫu xe. Đến năm 2020, lượng tiêu thụ tối thiểu 27.000 xe, nội địa hoá 30%; năm 2022, nội địa hóa 40% và sản lượng tiêu thụ 36.000 xe.

Theo các chuyên gia, việc đặt điều kiện rõ như vậy là cần thiết, tránh “vết xe đổ”: doanh nghiệp nào cũng hưởng ưu đãi nhưng sau đó… không đạt mục tiêu và ngành công nghiệp ôtô VN mãi chỉ là lắp ráp. 

A.ĐỨC

 

NGỌC AN – LÊ THANH