Không dễ có bảng xếp hạng đáng tin cậy!
Các chuyên gia có chung nhận định, để có một bảng xếp hạng khả tín thì ngoài yếu tố kỹ thuật chuyên môn và dữ liệu đáng tin cậy, cần có nguồn lực đủ lớn về con người cũng như tài chính.
Cẩn trọng với ‘bẫy’ xếp hạng đại học:
Không dễ có bảng xếp hạng đáng tin cậy!
Các chuyên gia có chung nhận định, để có một bảng xếp hạng khả tín thì ngoài yếu tố kỹ thuật chuyên môn và dữ liệu đáng tin cậy, cần có nguồn lực đủ lớn về con người cũng như tài chính.
TIN LIÊN QUAN
Cẩn trọng với ‘bẫy’ xếp hạng đại học
|
Theo tiến sĩ Phạm Thị Ly, giảng viên một trường ĐH tại TPHCM, bên cạnh dữ liệu tốt, để có một bảng xếp hạng có độ xác tín cao, quan trọng là việc xác định bộ tiêu chí. Dẫn ví dụ từ báo cáo xếp hạng 49 ĐH VN của nhóm 6 chuyên gia độc lập, bà Ly cho rằng giải thích về lý do chọn tiêu chí của nhóm cho thấy, họ đặt tiêu chí dựa trên cơ sở dữ liệu sẵn có và cách giải thích đó là không ổn. “Không ổn ở chỗ nó không đáp ứng được mục tiêu của xếp hạng. Xếp hạng là để làm gì? Là vì mình muốn đánh giá trường nào làm tốt, và làm tốt đến mức độ nào. Mình muốn kết quả xếp hạng đó phản ánh chất lượng hoạt động của nhà trường ở mức độ càng chính xác, càng toàn diện thì càng tốt. Nghĩa là mình xuất phát từ mục tiêu của việc xếp hạng để định ra tiêu chí chứ không phải dựa trên cái mình có sẵn mới định ra tiêu chí”, bà Ly nói.
TIN LIÊN QUAN
Giáo viên có nên mặc quần jeans áo thun?
Ăn mặc như thế nào là chuyện cá nhân của mỗi người, nhưng ở một không gian mang tính giáo dục như trường học, thì lâu nay vẫn có những quy định ‘bất thành văn’ về trang phục mà giáo viên nào cũng luôn lưu ý.
Ý kiến
Một dạng chạy theo thành tích
Nhiều người ca ngợi tiến bộ vượt bậc về nghiên cứu khoa học của những ngôi trường được xếp hạng cao trong danh sách xếp hạng vừa được công bố, nhưng không mấy ai để ý đến việc có những trường “quăng” tiền ra để “mua” những tên tuổi đã có thành tích khoa học rồi trả lương cao, để họ chỉ ngồi đó viết bài dưới tên của trường để tăng hạng. Còn lại thì giáo viên cơ hữu của trường không hề được đầu tư và sinh viên vẫn thuộc hàng có chất lượng khá thấp. Đây là một dạng chạy theo thành tích mà không có đóng góp gì cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy và chất lượng nghiên cứu, tạo ra giá trị thật cho những ngôi trường ĐH của VN. Mặt trái của việc xếp hạng ĐH đã được giới nghiên cứu cảnh báo từ nhiều năm nay. Việc mải mê chạy theo các thứ hạng cao không những không làm tăng mà còn làm giảm chất lượng giáo dục ĐH. Nó thúc đẩy các trường chạy theo những yêu cầu bên ngoài nhằm tăng hạng và bỏ qua nhiệm vụ cung cấp những chương trình giáo dục phù hợp để đáp ứng sự phát triển của xã hội.
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh
(Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ VN) Không cẩn thận sẽ đi lệch hướng
Một bảng xếp hạng không mang tính khoa học sẽ có nhiều điều không lợi. Khi đó, có thể cổ xúy cho phong trào không lành mạnh như cố gắng làm mọi việc để thăng hạng, tập trung không toàn diện vào một số mục tiêu nào đó. Ví dụ như thuê một đội ngũ chuyên nghiệp chỉ thực hiện một nhiệm vụ, có trường tiêu cực hơn thì bỏ tiền “mua tiêu chí” thông qua hình thức nhận lương để đứng tên vào bài báo của trường… Điều này sẽ dẫn đến có khả năng tách rời sứ mạng, mục tiêu phát triển mà trường đã đặt ra. Nếu không cẩn thận thì có thể đi lệch hướng và rất nguy hiểm.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính
(Phó giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM) Phải có tiêu chí và nguyên tắc nhất định
Bảng xếp hạng vừa rồi khiến xã hội hoài nghi độ tin cậy, tính khoa học và mục tiêu của việc làm này, đặc biệt khi các trường ĐH đột ngột bị tham gia mà không phải tự nguyện. Nguyên tắc xếp hạng là cùng loại, cùng đặc điểm, cùng tính chất. Xếp hạng phải có tiêu chí và phải có nguyên tắc nhất định khi xây dựng chứ không thể tùy tiện. Tiêu chí đó phải đo đếm được hoặc chuyển đổi được. Bảng xếp hạng vừa được công bố thì bộ tiêu chí làm chưa đúng, không khoa học nên dẫn tới bị phản ứng. ĐH quốc gia xếp chung với trường ĐH riêng lẻ thì không thể được.
PGS-TS Hồ Thanh Phong
(Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM) Đánh giá cần toàn diện
Việc xếp hạng một trường ĐH không thể chỉ dựa vào một vài tiêu chí. Tiêu chí mà các bảng xếp hạng hiện nay đưa ra chỉ là bước ban đầu, muốn đánh giá thực sự thì cần theo chuẩn quốc tế chứ không thể chủ quan. Mỗi trường có thế mạnh riêng nên việc đánh giá cần toàn diện.
GS-TS Vũ Đình Thành
(Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) Hà Ánh (ghi)
|
Hạnh Ngân – Quý Hiên