10/01/2025

Ấn Độ nín thở lo bạo loạn

Trong mắt chính quyền, đó là một kẻ phạm tội hiếp dâm. Trong mắt các tín đồ, đó là một “đấng cứu thế”.

 

Ấn Độ nín thở lo bạo loạn

 Trong mắt chính quyền, đó là một kẻ phạm tội hiếp dâm. Trong mắt các tín đồ, đó là một “đấng cứu thế”.

 

 

 

Ấn Độ nín thở lo bạo loạn
Các tín đồ xuống đường đối đầu lực lượng an ninh ở TP Panchkula, hôm 25-8 – Ảnh: Reuters

“Tôi theo phong trào Dera (Sacha Sauda) suốt 20 năm và trong thời gian này tôi không còn uống một giọt nào nữa

Gajendere Singh (tín đồ 60 tuổi, khẳng định đã bỏ rượu nhờ theo giáo phái)

Có lẽ chưa có sự kiện nào kỳ lạ như việc đang diễn ra ở thành phố Sirsa thuộc bang Haryana, miền bắc Ấn Độ. Hàng trăm binh sĩ trang bị vũ khí hạng nặng cùng lực lượng cảnh sát chống bạo động đã được huy động bao vây khu tổ hợp của giáo phái Dera Sacha Sauda do giáo trưởng Gurmit Ram Rahim Singh 
khởi xướng.

Căng thẳng như chiến tranh

Các nhân chứng cho biết mọi ngả đường dẫn vào khu vực đã bị phong tỏa dù rằng chính quyền địa phương vẫn khẳng định kiểm soát được tình hình và chỉ huy động lực lượng để “giữ gìn trật tự”.

 

Nguồn tin từ cảnh sát Ấn cho biết có đến 20.000 tín đồ đang tập trung cố thủ trong khu vực rộng 404ha này. Ở trong đó có cả các trường học, bệnh viện, phòng chiếu phim và nhiều cơ sở vật chất dùng cho tập thể lực. Đương nhiên trong đó có cả nhà ở và đất trồng trọt giúp cho việc cung cấp thực phẩm.

 

Giáo trưởng Singh, 50 tuổi, đã bị tòa kết tội hôm 25-8 vừa qua liên quan việc hiếp dâm 2 nữ tín đồ. Vụ việc xảy ra từ 15 năm trước và nay mới có thể đưa ra tòa. Bản án sẽ được tuyên hôm nay (28-8) nhưng bạo lực đã bắt đầu bùng nổ từ cả tuần qua.

Ngay trước ngày công bố buộc tội, chính quyền Ấn Độ đã phải huy động đến 15.000 nhân viên an ninh tại khu vực và dành ra đến 3 sân vận động để làm nơi tạm giữ những đối tượng 
quá khích.

Thực tế đã diễn ra như dự tính. Đụng độ ác liệt giữa những tín đồ ủng hộ giáo trưởng Singh với lực lượng an ninh đã khiến bên cảnh sát phải sử dụng lựu đạn hơi cay và vòi rồng.

Tính đến cuối ngày 26-8, theo công bố của ông B. S. Sandhu – chỉ huy cảnh sát bang Haryana, đã có “30 người thiệt mạng tại thành phố Panchkula và 6 người tại thành phố Sirsa”. Đó là chưa kể hơn 200 người bị thương, trong đó có 50 thành viên lực lượng an ninh được huy động trấn áp những cuộc biểu tình mang dấu hiệu bạo loạn của các tín đồ tụ tập về bảo vệ giáo trưởng.

Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Rajnath Singh khẳng định đang theo dõi sát tình hình tại Haryana và Punjab. Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ Modi cũng đã thảo luận về tình hình trật tự tại Haryana với một số quan chức an ninh và nội vụ.

Hôm 25-8, chỉ ít phút sau khi toà án bang Haryana tuyên bố Gurmit Ram Rahim Singh phạm tội cưỡng hiếp 2 nữ tín đồ của mình từ năm 2002, hàng ngàn tín đồ cuồng tín của Singh đã tiến hành biểu tình và phá phách. Nhà chức trách buộc phải áp đặt lệnh giới nghiêm tại một số thị trấn ở bang Punjab gần bang Haryana. Đến ngày 26-8, lệnh giới nghiêm này đã được dỡ bỏ, song vẫn hạn chế tụ tập đông người ở nơi công cộng.

Ấn Độ nín thở lo bạo loạn
Giáo trưởng Singh còn nổi tiếng với kiểu ăn mặc kỳ quái Ảnh: AFP

Từ thủ lĩnh tinh thần đến ngôi sao ca nhạc

Tại Ấn Độ, các guru (thủ lĩnh tinh thần/giáo trưởng) đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Không chỉ truyền giáo, các guru thời nay còn tham gia đóng phim, làm chính trị và cả… bán mì ăn liền.

Nhưng “giáo trưởng” Gurmit Ram Rahim Singh là ai mà sức ảnh hưởng lại ghê gớm như vậy?

Đối với hàng triệu người ủng hộ (giáo trưởng Singh khẳng định ông có tới 50-60 triệu tín đồ khắp thế giới), chủ yếu là tầng lớp thấp của xã hội Ấn Độ, Singh là một thủ lĩnh đa tài. Không chỉ đi rao giảng đức tin, ông này còn hoạt động trong lĩnh vực giải trí, chính trị và cả kinh doanh.

Singh sản xuất các bộ phim, video ca nhạc và tự mình đóng vai chính. Album ca nhạc đầu tiên có tựa đề Highway love charger của ông giáo trưởng này được cho là bán hàng triệu bản.

Theo ông Mulinja Narayanan, cựu chỉ huy cảnh sát ở Ấn Độ, ngay cả quá trình điều tra để dẫn đến kết tội giáo trưởng Singh cũng khó như trò mèo vờn chuột nhưng chính quyền vẫn quyết tâm làm để chứng minh rằng không ai có thể đứng ngoài 
vòng pháp luật.

Ông Narayanan là người từng xử lý hồ sơ điều tra từ năm 2002, khi ông còn là phó tổng thanh tra cảnh sát. Khi được giới truyền thông tìm lại phỏng vấn vào hôm 26-8, cựu sĩ quan Narayanan khẳng định vào thời điểm đó ông từng bị rất nhiều sức ép can thiệp từ các phe nhóm chính trị khác nhau.

Ông cho biết rất nhiều cấp trên của ông và nhiều doanh nhân có thế lực cũng như các chính trị gia đầy ảnh hưởng đã yêu cầu ông nhanh chóng đóng lại cuộc điều tra đối với giáo trưởng Singh. Có tin cho rằng nhiều phe nhóm chính trị đã lợi dụng sức ảnh hưởng của Singh để tìm kiếm lá phiếu trong các kỳ tranh cử.

Giết người như ngóe

Tháng 10-2002, một nhà báo địa phương đi điều tra vụ việc đã bị các tín đồ của Singh bắn chết ở cự ly gần. Có thông tin cho biết các tín đồ cuồng tín của giáo phái Dera Sacha Sauda thậm chí còn sát hại người anh trai của một trong hai nạn nhân bị giáo trưởng Singh hãm hiếp. Nạn nhân là tín đồ của giáo phái nhưng bị giáo trưởng nghi ngờ đã làm vụ việc ồn ĩ ra ngoài.

Hồi năm 2015, giáo trưởng Singh – người luôn tự xưng là “người nhà Trời” – còn bị cáo buộc kích động 400 tín đồ tự thiến để “được gần với Trời”.

MINH TRUNG