29/11/2024

Nạn hãm hiếp ở Ấn Độ còn nhiều tranh cãi

Khá nhiều người nghĩ rằng Ấn Độ đồng nghĩa với nơi thường xuyên diễn ra những vụ hãm hiếp. Nhưng đằng sau câu chuyện này vẫn còn rất nhiều tranh cãi.

 

Nạn hãm hiếp ở Ấn Độ còn nhiều tranh cãi

Khá nhiều người nghĩ rằng Ấn Độ đồng nghĩa với nơi thường xuyên diễn ra những vụ hãm hiếp. Nhưng đằng sau câu chuyện này vẫn còn rất nhiều tranh cãi.

 

 

 

 

Nạn hãm hiếp ở Ấn Độ còn nhiều tranh cãi
Thành viên của All India Mahila Congress, cánh nữ giới của Đảng Quốc Đại (Ấn Độ), phản đối một vụ hãm hiếp năm 2014  - Ảnh: Reuters

Khoảng 9h22 sáng 17-8, một bệnh viện tại bang Chandigarh của 
Ấn Độ đón ca sinh sản đặc biệt. Cháu bé 35 tuần tuổi ra đời, khoẻ mạnh, nặng 2,5kg. Nhưng mẹ của cháu là một cô bé mới 10 tuổi.

Lại là hiếp dâm

Cô bé này bị cho là nạn nhân của một vụ hiếp dâm trẻ em và nghi phạm là người chú/bác của mình. Hồi tháng trước, Toà án Tối cao Ấn Độ đã từ chối nguyện vọng phá thai của cô bé, vì cho rằng thai quá lớn và ảnh hưởng đến mạng sống của cô.

Theo một số thông tin trước đó, cô bé này không hề biết 
mình mang thai, mà tưởng đó là… một hòn đá trong bụng. Mọi việc chỉ bị lật tung lên sau khi cha mẹ dẫn cô bé đi “phẫu thuật lấy hòn đá ra ngoài”. Người họ hàng 
trên bị nghi đã cưỡng hiếp đứa cháu của mình suốt 7 tháng nay.

 

Không quá khó để truyền thông và độc giả tiếp tục đào 
sâu suy nghĩ của họ về tình hình tội phạm hiếp dâm ở Ấn Độ, chưa kể ấu dâm.

Hồi tháng 5, toà án cho phép một cô bé 10 tuổi phá thai sau khi có cáo buộc bị cha dượng cưỡng hiếp nhiều lần. Tính trong cả năm 2015, số lượng các vụ cưỡng hiếp trẻ em tương tự lên đến 10.854 trường hợp, theo số liệu từ Cục Dữ liệu tội 
phạm quốc gia Ấn Độ. Nếu tính tổng cộng các vụ hãm hiếp nói chung, con số này lên tới 34.651. Tính ra, cứ cách hơn 10 phút là một phụ nữ Ấn Độ bị hãm hiếp.

Nhiều tranh cãi

Theo Cục Dữ liệu tội phạm quốc gia Ấn Độ, số lượng trường hợp tố cáo hãm hiếp đã tăng 50% từ năm 2011 tới 2016. Trung bình mỗi năm có khoảng 25.000 vụ hãm hiếp được ghi nhận. Một số thống kê cho thấy hầu như tất cả thủ phạm đều là người quen biết với nạn nhân.

Vấn đề là khi nhắc tới Ấn Độ, người ta có xu hướng nghĩ rằng đây là “kinh đô của những vụ hiếp dâm”. Vậy đằng sau nó là gì?

Một thực tế Ấn Độ không phải là nước đứng đầu về tỉ lệ bị hiếp dâm. Ấn Độ có tỉ lệ 1,8% (tính trong 100.000 người) các trường hợp hãm hiếp, thấp hơn Nga (3,4%), Đức (9,4%), Na Uy (19,2%), New Zealand (25,8%), Anh (28,8%) và Thụy Điển (63,5%).

Tuy nhiên, “ác cảm” của mọi người về mối liên hệ giữa Ấn Độ và hiếp dâm cũng có lý do. Đài BBC hồi tháng 2 năm nay đưa ra một góc nhìn lạ: không phải tất cả vụ hiếp dâm ở Ấn Độ đều là… hiếp dâm. Đài này dẫn một nghiên cứu năm 2014 của Uỷ ban về quyền phụ nữ Delhi. Theo đó, 53% trường hợp báo cáo về hiếp dâm tại thành phố New Delhi là “giả” và phản ánh hệ quả của việc thay đổi quy định về định nghĩa hiếp dâm, cũng như các bằng chứng về một vụ hiếp dâm.

Ông Yogesh Gupta – 44 tuổi, làm nghề môi giới bất động sản ở Delhi – thoát án nhờ việc đặt camera trong phòng, qua đó chứng minh ông không rời căn phòng đủ lâu để thực hiện vụ hãm hiếp do một phụ nữ tố cáo. BBC dẫn lời luật sư của ông Gupta khẳng định rất nhiều trường hợp phụ nữ lấy cáo buộc hiếp dâm để trả thù, hoặc thậm chí tống tiền đàn ông. Còn Partha Sadhukhan, nhà hoạt động vì quyền nam giới, cũng nhận định ngày nay luật pháp đã thay đổi và “cái gì cũng bị tố cáo là cưỡng bức”.

Tư tưởng truyền thống cũng góp phần tạo nên cảm giác “hiếp dâm” ở Ấn Độ. Các gia đình sẵn sàng tố cáo con mình bị hãm hiếp để chấm dứt mối quan hệ đồng thuận khi chưa kết hôn, vì họ không muốn con cái tự ý chọn bạn đời hoặc đối tác. Thêm nữa, khác với nhiều nước, một người đàn ông Ấn Độ vẫn có thể tính là hiếp dâm nếu hứa cưới một phụ nữ và sau đó không giữ lời, theo BBC.

NHẬT ĐĂNG