15/01/2025

Thái Lan không phải là thị trường dễ tính

Chiều 18.8, lễ khai mạc Tuần hàng VN tại Thái Lan lần thứ 2 diễn ra tại Trung tâm thương mại Central Plaza Ladprao Bangkok (Bangkok, Thái Lan) với 43 doanh nghiệp Việt tham dự.

 

Thái Lan không phải là thị trường dễ tính

Chiều 18.8, lễ khai mạc Tuần hàng VN tại Thái Lan lần thứ 2 diễn ra tại Trung tâm thương mại Central Plaza Ladprao Bangkok (Bangkok, Thái Lan) với 43 doanh nghiệp Việt tham dự.




Đầu tư thông minh, hiệu quả để thực hiện tốt công tác xúc tiến du lịchẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Nhiều sản phẩm Việt có cơ hội


Thái Lan không phải là thị trường dễ tính - ảnh 1
Các tiêu chuẩn khắt khe để vào thị trường Úc, chúng tôi đã làm được thế nhưng để vào Thái, chúng tôi mất rất nhiều thời gian để thảo luận các tiêu chuẩn kích cỡ sản phẩm…
Thái Lan không phải là thị trường dễ tính - ảnh 2

Ông Vũ Đào, Giám đốc Công ty Phong Sơn Tiệm

Sáng 18.8, Bộ Công thương VN đã phối hợp với Tập đoàn Central Group tổ chức hội thảo Kết nối doanh nghiệp (DN) VN với các nhà bán lẻ tại Thái. Ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công thương), cho rằng việc đưa hàng Việt ra nước ngoài qua kênh bán lẻ quốc tế là đề án quan trọng đã được Chính phủ phê duyệt. Ông Hải khẳng định: “Tôi tin rằng đây là đề án sẽ thành công bởi nó mang lại lợi ích cho cả hai bên, ở đây là nhà sản xuất VN và nhà phân phối Thái. Với VN, đây là cơ hội để tiếp cận hệ thống phân phối bán lẻ lớn, từ đó tìm kiếm đơn hàng tốt và bền vững. Quan trọng hơn là cơ hội để các nhà sản xuất Việt tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng Thái, xây dựng thương hiệu riêng như giấc mơ từ lâu của đa số DN Việt”.

 

Thực tế, theo ông Hải, trong lịch sử, rất nhiều hàng hóa của chúng ta đã đi khắp thế giới, song chỉ được bán qua đại lý. DN nước ngoài mua hàng VN, đóng gói bằng nhãn mác thương hiệu của nước họ và không ít trường hợp bị thất bại, mất khách do chỉ tiếp cận được qua trung gian. Ông Hải nhấn mạnh: “Xuất khẩu hàng hoá qua các hệ thống phân phối nước ngoài, DN sẽ học được cách quản lý chất lượng toàn diện, lúc đó sản phẩm của chúng ta có thể đi đến bất kỳ đâu trên thế giới”.
Ông Trần Thanh Hải, Phó chủ tịch điều hành cấp cao quan hệ đối ngoại pháp lý và bộ phận hỗ trợ Tập đoàn Central Group, nhận định một số mặt hàng nông sản, thực phẩm được chế biến theo ẩm thực Việt là thế mạnh của DN Việt. Đặc biệt, các thực phẩm như giò chả, nem, gỏi cuốn, bánh mì… có cơ hội tăng trưởng tốt tại Thái Lan.
Đồng quan điểm, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp hội Bán lẻ VN, cũng nhận xét các sản phẩm nông sản chế biến như bánh phở, bún, bánh tráng, thủ công mỹ nghệ, lụa tơ tằm, bóng đèn… Việt rất tiềm năng với người tiêu dùng Thái. Riêng với hàng nông sản như trái cây, theo bà Loan, DN sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do những chủng loại trái cây Việt có cơ hội để xuất khẩu thì cũng chính là sản phẩm thế mạnh của Thái như: quả vải, xoài, măng cụt, thanh long… Bà Loan đề nghị chỉ có cạnh tranh bằng khác biệt từ đóng gói, bao bì cho đến cách tiếp cận khách hàng qua kênh phân phối hiện đại, không thể đi bằng đường tiểu ngạch hay xuất lẻ nữa, sẽ khó khăn hơn.
Còn bà Lê Thị Kim Hằng, Phó giám đốc Công ty sản xuất và thương mại YesHue – chuyên sản xuất gói gia vị nấu bún bò, nhận xét Thái Lan là thị trường cơ hội cho các DN, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ có sản phẩm khác biệt. “Chúng tôi đang tìm nhà phân phối đưa sản phẩm vào thị trường Thái. Người Việt nay đã thích gói gia vị lẩu Thái, tôi muốn giới thiệu và bán cho người Thái gia vị món bún bò Huế, cũng là món ăn nổi tiếng, ngon của người Việt”, bà Hằng tự tin nói.
Kiên trì sẽ thành công
Cho biết đây là lần thứ 2 tham gia Tuần lễ hàng VN tại Thái Lan, bà Lương Thanh Hạnh, Giám đốc HanhSilk, thừa nhận hơn một năm qua DN cũng chưa xuất khẩu được lô hàng nào sang Thái, song đã trao đổi nhiều với 3 khách hàng tại thị trường này để xuất các sản phẩm khăn mặt, khăn tắm và vớ.
“Khó khăn duy nhất lúc này là đàm phán về thanh toán. Khách hàng yêu cầu chúng tôi tác động thế nào để họ được giảm thêm 30% thuế nhập khẩu sản phẩm vào Thái Lan. Nghĩa là họ muốn giảm tiếp thêm 30% trên bảng giá chúng tôi cung cấp. Lần đầu tiên DN gặp phải vấn đề này và thấy khó xử lý bởi thuế là chuyện của nước họ, không phải của VN. Tuy nhiên, chúng tôi nỗ lực hết mình trao đổi để có tiếng nói chung nhằm có những bước đi lâu dài hơn. Chúng tôi xuất khẩu đi nhiều nước như Hàn, Nhật, Mỹ bằng thương hiệu của mình và đã làm được điều khó khăn này từ mấy năm qua. Tham gia hội chợ này mục đích chúng tôi muốn đi đến các thị trường khác nữa và từ chối nhiều đề nghị muốn mua hàng nhưng gắn nhãn mác của họ”, bà Hạnh chia sẻ.
Ông Vũ Đào, Giám đốc Công ty Phong Sơn Tiệm – DN đã xuất khẩu 2 tấn quả vải thiều Bắc Giang sang Thái Lan trong tháng 6 vừa qua, nhận định Thái là thị trường có tiềm năng nhưng không dễ như nhiều người nghĩ. “Chúng tôi có hơn 2 năm xuất vải thiều sang Úc, cũng là một thị trường khó tính với các mặt hàng nông sản. Các tiêu chuẩn khắt khe để vào thị trường Úc, chúng tôi đã làm được thế nhưng để vào Thái, chúng tôi mất rất nhiều thời gian để thảo luận các tiêu chuẩn kích cỡ sản phẩm… Thế nên kế hoạch ban đầu nếu thông suốt sẽ xuất đi 20 tấn vải thiều sang Thái nhưng sau chỉ xuất được 2 tấn, tức chỉ đạt 1/10 kế hoạch trong năm nay”, ông Đào cho biết và khẳng định trong mùa vụ tới, DN sẽ “đánh vào thị trường ngay chính giữa mùa vụ vải của Thái”.
“Mùa vụ vải của Thái thường kết thúc trước VN, Thái từ tháng 5 – 6, VN từ tháng 6 – 7. Nhưng với lợi thế sản phẩm ngon hơn hẳn hàng của Thái, chúng tôi quyết định sẽ “đánh” trực diện vào thị trường ngay trong mùa vụ của họ, giá cả tất nhiên có thể cao hơn nhưng chắc chắn sẽ không thất bại. Bởi khảo sát cho thấy người tiêu dùng Thái bắt đầu thích quả vải Việt”, ông Đào thông tin.
Ông Đào cùng cho rằng thị trường Thái nếu kiên trì chút nữa, chắc chắn sẽ thành công. Đồng quan điểm, ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, cũng nhấn mạnh cho dù các hệ thống kiểm soát của Thái Lan với sản phẩm nhập khẩu còn khắt khe và làm mất nhiều thời gian của DN, song đây là thị trường tiềm năng.

 

Nguyên Nga 
(từ Bangkok)