Nhiều người trẻ ước mong trở thành CEO (giám đốc điều hành). Thế nhưng không phải ai cũng có thể biết hết những yêu cầu cần có của người quản lý điều hành cao nhất trong một công ty.
100 câu hỏi giúp điều hành một công ty
Nhiều người trẻ ước mong trở thành CEO (giám đốc điều hành). Thế nhưng không phải ai cũng có thể biết hết những yêu cầu cần có của người quản lý điều hành cao nhất trong một công ty.
Cuốn sách Khi bạn là CEO của tiến sĩ Võ Văn Thành Nghĩa đã phần nào giúp độc giả hiểu được cái nhìn đa chiều về công việc đầy thách thức nhưng không kém phần thú vị ở vị trí này.
Tiến sĩ Nghĩa cho biết bản thân là “tín đồ mua sách”, ông thích đọc sách và hay tìm tòi những cuốn sách liên quan đến công việc CEO. “Thế nhưng sách lĩnh vực này khá ít, nếu có đều là của tác giả nước ngoài, họ không phải là CEO. Thế nên, tôi cảm thấy thiếu hơi thở, văn hóa, hình ảnh doanh nghiệp VN trong đó”, tiến sĩ Nghĩa nói.
Từng có thời gian làm việc tại Nhật Bản với mức lương tương đương 40 triệu đồng/tháng, một kỹ sư điện tử ở Quảng Nam lại trở về quê lập nghiệp và thành công từ giống rau của xứ sở mặt trời mọc.
Bản nháp được viết trong các chuyến bay mà ông Nghĩa đi công tác. Chỉ sau hai tháng, cuốn sách được hoàn thành. Đọc Khi bạn là CEO giống như đang tham gia vào một cuộc trò chuyện. 100 câu hỏi tiêu biểu cần thiết và quan trọng đặt ra và được chính tác giả trả lời.
Có một điều thú vị là trong 100 câu hỏi, có đến 45 câu liên quan đến tính cách, nhân cách, 35 câu nói về năng lực, 10 câu về tri thức, 10 câu về kinh nghiệm. Sự thú vị này chính là chủ ý của tác giả. “Sở dĩ câu về tính cách và năng lực chiếm tỷ lệ cao vì CEO là đầu tàu, là linh hồn của doanh nghiệp. Nếu CEO không có nhân cách, tính cách tốt mà phi đạo đức thì không làm được gì cả. Và CEO phải cần có năng lực thực. Không có thực tài thì không thể trở thành CEO, cho dù có mối quan hệ gia đình, thân thiết với hội đồng quản trị đi chăng nữa cũng sẽ bị cổ đông phản đối”, tiến sĩ Nghĩa lý giải.
Chia sẻ thêm về vấn đề “CEO thời hội nhập”, theo ông Nghĩa, những thách thức là rất lớn, nảy sinh hằng ngày, hằng giờ, nảy sinh trong nội bộ lẫn bên ngoài. Để không phải sợ hay lo lắng khi hội nhập, CEO hãy cứ làm tốt những công việc trong hiện tại.
Tác giả Võ Văn Thành Nghĩa bắt đầu vào đời từ những công việc như: đạp xe thồ chở hàng, phụ rèn… cho đến khi tự lập ra doanh nghiệp của riêng mình, và tiếp tục đi lên cho đến ngày nay. Ông từng là cựu CEO của Tập đoàn Thiên Long suốt 3 nhiệm kỳ từ 2008 – 2016. Ông cũng đã từng lãnh đạo và cố vấn cho nhiều doanh nghiệp quốc tế và VN như: Ernst & Young, Hardys, Saigontourist, Nguyễn Kim… Ông Nghĩa có học vị tiến sĩ quản trị kinh doanh.
“Ngoài ra, cần phải quan sát sự thay đổi trong cuộc sống để hiểu tường tận bản thân đã biết gì, chưa biết gì để thích nghi. Cần có sự thận trọng, thấu đáo, tìm hiểu luật pháp cho kỹ, có trách nhiệm với công việc của mình. Đồng thời luôn cập nhật cái mới, kiến thức liên quan đến các chủ trương, chính sách, quy định của nhà nước, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, các xu hướng, thay đổi của thị trường… Có như vậy mới quản trị doanh nghiệp tự tin, hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, cổ đông, khách hàng, xã hội”, tiến sĩ Nghĩa chia sẻ.
Tiến sĩ Nghĩa cũng lưu ý, một CEO thành công nhiều lần cũng chớ quá tự tin dẫn đến chủ quan. Thành công một lần không có nghĩa sẽ thành công trong lần kế tiếp. Kinh nghiệm từ thất bại có thể dẫn đến thành công và từ thành công nếu chủ quan có thể dẫn tới thất bại.
Nhiều bạn trẻ đang là CEO các doanh nghiệp thắc mắc: “Làm thế nào để mua được sự trung thành của nhân viên?”. Ông Nghĩa nói: “Không bao giờ mua được sự trung thành bằng tiền cả. Thay vào đó, phải biết đối nhân xử thế, cần có tài và năng lực thật sự để tạo niềm tin cho nhân viên”.
Bùi Thị Thanh Hằng, 37 tuổi, sống tại Hà Nội, đang sở hữu 2 vạn gốc hồng tại 4 mảnh vườn khắp Hà Nội, Hoà Bình, Hưng Yên và một cơ sở chuyên sản xuất nước hoa hồng, cánh hoa hồng sấy.
Ông Nghĩa cũng chia sẻ nhiều điều về vấn đề khởi nghiệp của người trẻ hiện nay, về câu chuyện thất bại, thành công. “Nghe nhiều người than vãn không thể khởi nghiệp, hoặc khởi nghiệp thất bại chỉ vì thiếu tiền, thiếu vốn. “Nhưng biện minh như thế thì “tội cho tiền” quá. Hãy thử nghĩ lại, biết đâu thất bại là vì thiếu nỗ lực, cố gắng”. Cũng theo ông Nghĩa, không được xem thường thất bại nhưng cũng đừng quá nặng nề và quá bi quan về thất bại. Hãy xem thất bại là cơ hội giúp doanh nghiệp thành công trong tương lai.
Ý kiến
“Bản thân tôi có nhiều năm ngồi trên chiếc ghế CEO, trực tiếp xử lý các vấn đề của doanh nghiệp. Tôi trải nghiệm và thấu hiểu những gian truân vất vả trên chặng đường của một người điều hành doanh nghiệp, và thấy được những trăn trở, những câu chuyện rút ra từ thực tế của ông Võ Văn Thành Nghĩa”
Nguyễn Cảnh Bình (Giám đốc Trung tâm hợp tác trí tuệ VN)
“Tôi rất đồng tình với tác giả về những yếu tố cần có để làm CEO tốt. Như CEO cần phải luôn dành thời gian cho những khách hàng của họ, chứ không thể trốn tránh và giao phó hoàn toàn cho đội ngũ.
Nguyễn Hoàng Hải (Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Công ty cổ phần truyền thông Canavi VN)