10/01/2025

Hồ sơ sinh viên nhập học: Không cần xác nhận lý lịch

Một số sinh viên khi đến chính quyền địa phương xin xác nhận lý lịch nhập học thì nhận được những “lời phê” gay gắt. Trong khi đó, Bộ GD-ĐT khẳng định trong hồ sơ học sinh – sinh viên không cần thiết có sơ yếu lý lịch.

 

Hồ sơ sinh viên nhập học: Không cần xác nhận lý lịch

 

Một số sinh viên khi đến chính quyền địa phương xin xác nhận lý lịch nhập học thì nhận được những “lời phê” gay gắt. Trong khi đó, Bộ GD-ĐT khẳng định trong hồ sơ học sinh – sinh viên không cần thiết có sơ yếu lý lịch.

 

 

 

 

Hồ sơ sinh viên nhập học: Không cần xác nhận lý lịch
Theo quy định trong hồ sơ nhập học của Trường ĐH Y dược TP.HCM phải có lý lịch sinh viên được chính quyền địa phương xác nhận. Trong ảnh: Thí sinh đến nộp phiếu điểm và nhận giấy báo nhập học tại trường trước khi làm thủ tục nhập học – Ảnh: NHƯ HÙNG

Thực tế cho thấy không phải trường nào cũng thực hiện đúng quy định của Bộ GD-ĐT. Đa số các trường đều đòi hỏi có sơ yếu lý lịch khi sinh viên nhập học nhưng mỗi nơi làm một cách: có trường yêu cầu sơ yếu lý lịch phải được xã chứng thực theo mẫu của Bộ GD-ĐT ban hành trước đây, có trường lại là một bản tự khai mà không cần phải có xác nhận.

Không quy định phải có lý lịch

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Lê Thị Kim Dung – vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GD-ĐT) – cho biết năm 2007, Bộ GD-ĐT ban hành quyết định quy định về hồ sơ học sinh – sinh viên. Trong đó quy định về hồ sơ khi nhập trường, học sinh – sinh viên phải đảm bảo nộp đủ 8 loại giấy tờ, trong đó có lý lịch.

Tuy nhiên, ngày 25-1-2017, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư về Quy chế tuyển sinh ĐH hệ chính quy và một số trường CĐ.

Trong đó tại khoản 3 điều 14 của quy chế quy định hồ sơ thí sinh trúng tuyển nộp vào trường gồm 5 loại giấy tờ: học bạ, giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp trung học, giấy khai sinh, các minh chứng để được hưởng chế độ ưu tiên, giấy triệu tập trúng tuyển. Như vậy không có lý lịch học sinh – sinh viên.

Theo bà Dung, trong những trường hợp khác, học sinh – sinh viên thực hiện việc xác nhận các nội dung khai trong sơ yếu lý lịch (nếu có yêu cầu) tại UBND các phường/xã nơi cư trú thì tuân theo các quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Có trường yêu cầu 
theo mẫu của Bộ GD-ĐT

Thực tế cũng còn vài trường yêu cầu thí sinh nhập học phải nộp lý lịch theo mẫu của Bộ GD-ĐT như Trường ĐH Y dược TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Luật TP.HCM. Trong mẫu có ghi rõ: “Đề nghị chính quyền địa phương xác nhận theo nội dung: hộ khẩu thường trú, việc thực hiện nghĩa vụ công dân và chấp hành pháp luật của học sinh – sinh viên tại địa phương”.

Trên trang web một số trường như Trường ĐH Bình Dương, trang tuyển sinh của ĐH Đà Nẵng, trong phần hướng dẫn thủ tục nhập học của sinh viên còn có sẵn file sơ yếu lý lịch để thí sinh tải về. Trong các mẫu sơ yếu lý lịch này ghi rõ: “Đề nghị chính quyền địa phương xác nhận…” như đã nêu trên.

Riêng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đưa ra phiếu thông tin sinh viên (tương tự mẫu của Bộ GD-ĐT). Cuối phiếu này là phần xác nhận của chính quyền địa phương, không nêu chi tiết nội dung xác nhận. Mẫu lý lịch sinh viên của Trường ĐH Luật TP.HCM cũng có yêu cầu xác nhận của chính quyền địa phương nhưng không có nội dung cụ thể.

ThS Lê Văn Hiển – phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM – cho rằng hồ sơ nhập học của sinh viên trúng tuyển vào trường phải có xác nhận của chính quyền địa phương. Từ trước đến nay, sinh viên của trường chưa gặp rắc rối về vấn đề này, các địa phương xác nhận khá đơn giản.

ThS Nguyễn Văn Đương – phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM – cho rằng cần một yếu tố pháp lý nào đó để quản lý sinh viên, khi cần có thể tra cứu bởi trường không yêu cầu thí sinh nộp hộ khẩu hay chứng minh nhân dân.

Nhiều trường chỉ làm bản tự khai

Theo hướng dẫn nhập học năm 2017, nhiều trường ĐH khu vực phía Nam không yêu cầu thí sinh nộp lý lịch sinh viên có xác nhận của chính quyền địa phương.

Các trường ĐH như Bách khoa, Khoa học tự nhiên, Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM), Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Giao thông vận tải TP.HCM, Y khoa Phạm Ngọc Thạch… đều cho thí sinh khai lý lịch trực tuyến trên trang web của trường.

Một số trường phát mẫu lý lịch, yêu cầu sinh viên dán ảnh và nộp lại, không cần xác nhận của địa phương.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Xuân Thành, trưởng phòng công tác sinh viên Trường ĐH Mỏ – địa chất, cho biết từ hai năm nay Trường ĐH Mỏ – địa chất không còn sử dụng mẫu lý lịch học sinh – sinh viên như trước đây trong quản lý hồ sơ sinh viên, cũng như trong yêu cầu hồ sơ nhập học. Sinh viên chỉ cần tự khai về bản thân mà không cần xác nhận thêm từ chính quyền, kèm theo bản sao chứng minh nhân dân.

“Tờ khai chủ yếu để trường nắm thông tin về thí sinh, liên lạc với gia đình khi cần thiết” – ông Thành nói.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM – nói ông phản đối những thủ tục hành chính gây phiền phức cho sinh viên, trong đó có xác nhận lý lịch. Ông Dũng cho rằng việc xác nhận lý lịch sinh viên của chính quyền địa phương không có giá trị với trường, chỉ tạo thêm áp lực cho sinh viên, thậm chí bị chính quyền hành.

“Hồi xưa phải cắt hộ khẩu nên đòi hỏi có lý lịch để nhập khẩu, giờ địa phương vẫn quản lý sinh viên về hành chính, nghĩa vụ quân sự, vậy trường yêu cầu sinh viên nộp lý lịch có xác nhận để làm gì?” – ông Dũng nói.

Gây phiền hà

Ông Phạm Thái Sơn – phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và dịch vụ đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM – cho biết cách đây khoảng 4 năm từng có trường hợp thí sinh gặp rắc rối với chính quyền địa phương liên quan đến việc xác nhận lý lịch nhập học, nên Bộ GD-ĐT bỏ quy định thí sinh phải nộp lý lịch có xác nhận khi nhập học.

Theo ông Sơn, một số trường khá cứng nhắc khi bắt thí sinh nộp lý lịch có xác nhận là điều không cần thiết, gây phiền hà cho các em. Các trường chỉ nên yêu cầu thí sinh nộp bản sao hộ khẩu, giấy khai sinh nhằm phục vụ việc kiểm tra khu vực ưu tiên của thí sinh cũng như quản lý ngoại trú đối với sinh viên khi theo học tại trường.

Cục Hộ tịch – quốc tịch – chứng thực (Bộ Tư pháp) từ năm 2014 đã có công văn chỉ đạo UBND cấp xã, phường chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai sơ yếu lý lịch và người khai phải chịu trách nhiệm về nội dung đã khai.

UBND cấp xã không được ghi nội dung không chấp hành pháp luật, chủ trương của Nhà nước, địa phương vào sơ yếu lý lịch của công dân.

MINH GIẢNG – THÂN HOÀNG – NGỌC HÀ