11/01/2025

Sông Đồng Nai vẫn phập phồng… chờ

Chiều 9.8, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức họp báo thường kỳ 6 tháng đầu năm về tình hình kinh tế xã hội do bà Nguyễn Hoà Hiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, chủ trì.

 

Sông Đồng Nai vẫn phập phồng… chờ

Chiều 9.8, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức họp báo thường kỳ 6 tháng đầu năm về tình hình kinh tế xã hội do bà Nguyễn Hoà Hiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, chủ trì.

 

 

 

Hiện trạng tại dự án lấp sông tháng 8.2017  /// Ảnh: Ngọc Dương

 

Hiện trạng tại dự án lấp sông tháng 8.2017ẢNH: NGỌC DƯƠNG

 

Cuộc họp thu hút sự quan tâm của đông đảo phóng viên báo chí, nhất là các vấn đề xung quanh việc lấp sông Đồng Nai làm dự án. Tuy nhiên, các câu hỏi chưa được lãnh đạo tỉnh trả lời thoả đáng.
Báo Thanh Niên: Sau khi có văn bản của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao “quyền tự quyết” về cho Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, bà có thể cho biết chủ trương của tỉnh về dự án này?
 

Sông Đồng Nai vẫn phập phồng... chờ - ảnh 2

  Bà Nguyễn Hòa Hiệp – Ảnh: Lê Lâm     

Bà Nguyễn Hoà Hiệp: Tôi xin đính chính lại đây là dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai. Ngày 18.7.2017, Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ TN-MT chỉ đạo đơn vị tư vấn nghiên cứu để tiếp thu ý kiến các bộ có liên quan để bổ sung đánh giá tác động định lượng tác động của dự án. Thực hiện văn bản này, UBND tỉnh vẫn đang chờ ý kiến của các bộ ngành. Khi các bộ ngành có chỉ đạo với Đồng Nai thì Đồng Nai mới tiếp tục thực hiện. Hiện nay dự án chưa triển khai gì hết.

Báo Thanh Niên: Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) mới được các chuyên gia cho là không có gì mới so với những cái trước, xin bà cho biết cơ quan nào lập ĐTM?
Bà Nguyễn Hoà Hiệp: Báo cáo do các đơn vị tư vấn là Viện Thuỷ văn môi trường và biến đổi khí hậu, Viện Thuỷ lợi và môi trường, Viện Sinh thái học miền Nam thực hiện. Sau khi hội đồng thẩm định và kết luận Bộ TN-MT đã họp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Báo Pháp luật VN: Bà có thể cho biết ai là người phê duyệt ĐTM?
Bà Nguyễn Hoà Hiệp: Toàn bộ các văn bản thì phải xin ý kiến đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và sẽ trao đổi lại với các nhà báo.
Báo Thanh Niên: TS Lê Xuân Thuyên (ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM), người được mời tham gia khảo sát đáy sông, cho biết có một số nơi trầm tích nhiễm dioxin với nồng độ cao – đã bị chôn vùi sau chiến tranh, thực hư việc này thế nào?
Ông Nguyễn Ngọc Thường, Phó giám đốc Sở TN-MT: Về vấn đề dioxin vừa rồi trên mạng xã hội có phản ảnh, Sở TN-MT có Văn bản số 4515 ngày 4.8.2017 trả lời với cơ quan báo chí nên chúng tôi không trả lời lại ở đây.
Báo Pháp luật VN: Sông Đồng Nai liên quan tới nhiều tỉnh thành khác, trong ĐTM mới này có lấy ý kiến của các tỉnh thành có liên quan chưa? Có tỉnh nào đồng ý và tỉnh nào không đồng ý về dự án này?
Ông Nguyễn Ngọc Thường: Việc này chúng tôi sẽ kiểm tra lại và thông tin sau.
Đồng Nai không có ý kiến về vụ bà Phan Thị Mỹ Thanh
Tại cuộc họp báo, trả lời của các PV về hình thức xử lý đối với những sai phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai kiêm Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh (người bị Uỷ ban Kiểm tra T.Ư kỷ luật cảnh cáo); Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoà Hiệp trả lời: “Bà Thanh thuộc phạm vi quản lý của T.Ư nên tỉnh không có ý kiến. Đối với Công ty Cường Hưng do chồng bà Thanh làm giám đốc, sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ, tỉnh sẽ căn cứ vào đó để xử lý”.
Liên quan đến căn biệt thự của ông Nguyễn Văn Đấu, Phó ban Tổ chức Tỉnh uỷ Đồng Nai, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp (thuộc xã Xuân Thạnh, H.Thống Nhất) mà Báo Thanh Niên phản ánh, bà Lê Thị Kim Trinh, Chánh văn phòng UBND H.Thống Nhất, cho biết: “Khu đất trên ông Đấu đã sang nhượng lại cho con rể của mình. Sau khi nộp phạt vi phạm hành chính về hành vi xây dựng trái phép, con rể ông Đấu đã có đơn xin cho tồn tại công trình này đến khi nào nhà nước có nhu cầu lấy đất xây dựng công trình công cộng thì tự nguyện phá bỏ không yêu cầu bồi thường và huyện đã đồng ý”.
Lê Lâm

Không thể chủ quan với độc chất môi trường
Theo Công văn số 4515 của Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai: Kết quả phân tích hàm lượng dioxin trong lõi trầm tích tại 7 vị trí trên sông Đồng Nai có phát hiện hàm lượng dioxin nhưng rất thấp, dao động từ 1,2 – 3,7 ppt, thấp hơn nhiều lần so với ngưỡng giới hạn cho phép theo QCVN là 21,5 ppt. Với kết quả phân tích như trên, không thể nói trầm tích sông Đồng Nai tại các khu vực này bị ô nhiễm dioxin.
Trong khi đó, hôm qua TS Lê Xuân Thuyên thông tin: Tuy số điểm khảo sát còn hạn chế, nhưng kết quả cho thấy có hiện diện của dioxin. Đặc biệt tại một điểm có phân tích khá đầy đủ thì kết quả cho thấy nồng độ dioxin tăng ở các tầng trầm tích sâu. Tuy nồng độ phát hiện thấp so với tiêu chuẩn VN-2012, nhưng lại cao hơn so với chuẩn của Mỹ đối với đất có vấn đề phơi nhiễm dioxin. Vấn đề quan trọng là còn có những điểm phơi nhiễm khác hay không bởi mạng lưới khảo sát hiện còn mỏng.
Nguy cơ – hậu quả phơi nhiễm độc chất liều thấp (dưới ngưỡng quy định lâu nay) trong thời gian dài là vấn đề giới khoa học thế giới lo ngại bởi cần theo dõi rất nhiều năm mới thấy rõ biểu hiện. Vì thế không thể chủ quan với tất cả các vấn đề liên quan tới độc chất môi trường.


 

Chí Nhân 
(ghi)