11/01/2025

Vụ tàu vỏ thép nằm bờ: Chưa thống nhất phương án khắc phục

Tại buổi họp giữa lãnh đạo Công ty TNHH Đại Nguyên Dương (Nam Định) và một số chủ tàu vỏ thép hư hỏng do Sở NN&PTNT Bình Định tổ chức chiều 7-8, các bên vẫn chưa thống nhất được phương án khắc phục.

 

Vụ tàu vỏ thép nằm bờ: Chưa thống nhất phương án khắc phục

 Tại buổi họp giữa lãnh đạo Công ty TNHH Đại Nguyên Dương (Nam Định) và một số chủ tàu vỏ thép hư hỏng do Sở NN&PTNT Bình Định tổ chức chiều 7-8, các bên vẫn chưa thống nhất được phương án khắc phục.

 

 

 

Vụ tàu vỏ thép nằm bờ: Chưa thống nhất phương án khắc phục
Các tàu vỏ thép (do Công ty Đại Nguyên Dương đóng) bị hư hỏng, đang nằm chờ được sửa chữa tại Nhà máy đóng tàu Tam Quan – Ảnh: TIẾN SỸ

Tại buổi họp giữa lãnh đạo Công ty TNHH Đại Nguyên Dương (Nam Định) và một số chủ tàu vỏ thép hư hỏng do Sở NN&PTNT Bình Định tổ chức chiều 7-8, các bên vẫn chưa thống nhất được phương án khắc phục.

Trao đổi tại buổi họp, ông Trần Văn Phúc – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết kết quả giám định do Vinacontrol thực hiện với 10 mẫu thép của năm chiếc tàu mà Công ty TNHH Đại Nguyên Dương đóng, chỉ duy nhất một tàu có mẫu thép đạt chuẩn thép mác A (thép đóng tàu biển).

Cụ thể trong năm tàu được kiểm tra chỉ có tàu thép của ông Võ Tuân là đủ chuẩn mác A theo quy chuẩn của Bộ Giao thông – Vận tải.

Mẫu thép ở mạn tàu của ông Trần Minh Vương đạt mác A nhưng mẫu ở đáy tàu lại không đạt do thiếu chỉ số mangan, ba tàu còn lại của các ông Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Văn Lý và Mai Văn Chương đều không đạt chỉ số mangan đối với cả hai mẫu thép được giám định.

 

Ông Nguyễn Xuân Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH Đại Nguyên Dương, giải thích rằng trong quá trình hàn xì để đóng tàu với nhiệt độ cao, hơn nữa việc sơn tàu không đảm bảo quy trình nên dẫn đến thép đóng tàu bị han gỉ, các thành phần hóa học bị ảnh hưởng.

Do đó, chỉ số mangan trong thép giảm đi so với thép mới. Theo ông Nguyên, công ty sẽ tiến hành sửa chữa, khắc phục và sẽ tính toán chênh lệch tiền thép cho ngư dân 
thỏa đáng.

“Rất mong các chủ tàu, cơ quan chức năng của Bình Định xem xét có tình, có lý, vì nếu đòi hỏi quá sẽ vượt khả năng của công ty, ông Nguyên cho biết và nói thêm rằng trong quá trình đóng tàu, ngư dân đều “đồng ý với nhà máy từng hạng mục”.

“Chứ nếu các bác không đồng ý, phản ứng ngay từ đầu, tôi cho dừng thi công, thay thế nguyên vật liệu thì không xảy ra như ngày hôm nay” – ông Nguyên nói.

Tuy nhiên, các chủ tàu đều cho rằng nhà máy cố tình thi công con tàu không đúng hợp đồng, ngư dân không hề biết.

Theo ông Tuân, Công ty TNHH Đại Nguyên Dương phải sửa chữa nhanh tàu để kịp ra khơi những chuyến biển cuối năm, đồng thời trả tiền chênh lệch về giá giữa thép Trung Quốc và thép Hàn Quốc, máy bảo ôn không đúng số liệu như trong bảng thanh toán, số bóng đèn cao áp dụ cá lắp đặt không đầy đủ.

Ông Vương cũng đề nghị thay thế tấm thép đáy tàu kiểm định không đạt chuẩn, đồng thời bắn cát, phun sơn và sửa chữa theo đúng quy trình.

Các chủ tàu còn lại đề nghị công ty phải tháo bỏ những phần không làm đúng chuẩn để thay thế thép 
đúng chuẩn.

Dù thừa nhận nếu lấy thêm mẫu thép những tàu không đạt chuẩn mác A đi kiểm nghiệm lại sẽ vẫn cho ra kết quả không đạt, nhưng ông Nguyễn Đức Ân – kế toán trưởng Công ty TNHH Đại Nguyên Dương – cho rằng việc tháo toàn bộ thép không đạt để thay thép mới là “rất khó khăn, còn khó hơn cả đóng mới con tàu”.

Do đó, ông Ân đề nghị cho phép sửa chữa khắc phục và bồi thường tiền cho ngư dân, đồng thời cho công ty được lấy 150 triệu đồng trong khoản tiền 5% bảo hành con tàu (gửi ở ngân hàng) để mua sơn về sửa tàu do công ty đang gặp khó khăn, nhiều khách hàng đã hủy hợp đồng đóng tàu sau khi xảy ra 
sự cố này.

Ông Trần Văn Phúc (phó giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định):

Phải hoàn tất việc sửa chữa tàu 
trước ngày 30-8

UBND tỉnh Bình Định đã có kết luận và Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cũng có văn bản chỉ đạo phải thay thế đối với thép đóng tàu không đạt mác A. Chậm nhất là đến ngày 30-8, Công ty TNHH Đại Nguyên Dương phải hoàn tất việc khắc phục 5 con tàu.

Nếu ngư dân và nhà máy có hướng khắc phục khác phải có văn bản để Sở NN&PTNT tổng hợp, báo cáo xin ý kiến của UBND tỉnh. Chậm nhất là ngày 9-8, các chủ tàu và nhà máy phải gửi văn bản cho sở để báo cáo và chờ ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.


DUY THANH