11/01/2025

ASEAN đến năm 2025 trông ra sao?

ASEAN đã đề ra tầm nhìn đến năm 2025 đầy tham vọng về hội nhập sâu rộng, trở thành đối tác có vai trò lớn trong khu vực và toàn cầu. Những thách thức gì đang đặt ra đối với hành trình này?

 

ASEAN đến năm 2025 trông ra sao?

ASEAN đã đề ra tầm nhìn đến năm 2025 đầy tham vọng về hội nhập sâu rộng, trở thành đối tác có vai trò lớn trong khu vực và toàn cầu. Những thách thức gì đang đặt ra đối với hành trình này?

 

 

 

ASEAN đến năm 2025 trông ra sao?
Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh – Ảnh: LÊ NAM

Để trở thành 
một cộng đồng ASEAN có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề khu vực, ASEAN phải duy 
trì nguyên tắc đồng thuận linh hoạt hơn

Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông LÊ LƯƠNG MINH, Tổng thư ký ASEAN, cho biết: ASEAN đang triển khai nhiều chương trình hội nhập thương mại, đang nghiên cứu khả thi (FTA) với Canada, cộng đồng kinh tế Á – Âu… ASEAN sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách khu vực mở, hội nhập sâu và rộng và đạt được những kết quả mong muốn trong thời gian tới.

Phải đoàn kết

* Trong lúc ASEAN đang triển khai tầm nhìn như vậy thì trên thế giới xuất hiện chủ nghĩa dân túy, chính sách bảo hộ thương mại, chống toàn cầu hóa… đi ngược lại xu hướng 
hội nhập của ASEAN, làm thế nào ASEAN vượt qua thách thức này?

– Điều này đòi hỏi ASEAN phải đa dạng hoá quan hệ kinh tế, thương mại với các nước. Tăng cường trao đổi mậu dịch, thúc đẩy đầu tư nội khối.

 

Trao đổi thương mại mậu dịch nội khối đã có tiến bộ nhưng đến nay chiếm chưa đến 25% tổng kim ngạch trao đổi thương mại toàn ASEAN, phần lớn các nền kinh tế ASEAN chủ yếu dựa vào xuất khẩu.

ASEAN có được như ngày hôm nay là nhờ vào môi trường hoà bình, phát triển tin cậy, có cơ chế tham vấn trao đổi ở nhiều cấp để giải quyết tranh chấp, bất đồng… để không dẫn đến xung đột.

Trong khi đó, do trình độ phát triển quá khác biệt dẫn đến tình trạng có những nước phụ thuộc hỗ trợ bên ngoài nên không chủ động như mong muốn trong chính sách đối ngoại và ứng xử, để lợi ích quốc gia ngắn hạn lên trên lợi ích cơ bản lâu dài, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông.

* Đoàn kết là vấn đề sống còn của ASEAN, với tư cách Tổng thư ký ASEAN ông đánh giá sự đoàn kết của các nước thành viên ASEAN trong thời gian qua và kỳ vọng khả năng đoàn kết trong thời gian tới?

– Cơ bản là các nước ASEAN đoàn kết nên mới giữ được môi trường hòa bình ổn định trong bối cảnh sự can dự của các nước lớn vào khu vực này ngày càng tăng.

Không có đoàn kết thì không có việc triển khai hiệu quả hàng loạt biện pháp, sáng kiến trên ba trụ cột: chính trị an ninh, kinh tế, văn hoá xã hội. Rồi sự hình thành của cộng đồng ASEAN 2015.

Nhưng thực sự vẫn còn khó khăn trong việc duy trì đoàn kết đặc biệt khi ASEAN phải đối phó với những vấn đề nhạy cảm như vấn đề Biển Đông.

Lịch sử của ASEAN trong thập kỷ qua từ khi vấn đề Biển Đông càng trở nên căng thẳng và phức tạp hơn cho thấy những thời điểm quan trọng nhất thì ASEAN đều vượt qua được.

* Theo ông, làm thế nào để ASEAN thực sự trở thành một hiệp hội các quốc gia vững mạnh có tiếng nói trong các vấn đề lớn trên thế giới?

– Phải tiếp tục thực thi chính sách khu vực mở trong tình hình các nước đã từng ủng hộ mạnh mẽ cho tự do h mậu dịch, toàn cầu hóa lại tăng cường chủ nghĩa dân tuý, chống toàn cầu hoá, chủ nghĩa đa phương…

Điều này đặt ra cả thách thức và cơ hội cho ASEAN, đó là triển khai sẽ khó khăn nhưng lại là cơ hội để đa dạng h quan hệ của ASEAN với các đối tác lớn còn trung thành với tự do thương mại, toàn cầu h

Mỗi quốc gia phải có tầm nhìn lâu dài bền vững chứ đừng chỉ vì lợi ích quốc gia ngắn hạn.

Mỗi năm khoảng 1.000 cuộc họp

* Công việc hằng ngày của Tổng thư ký ASEAN như thế nào, thưa ông?

– Trụ sở làm việc của Ban thư ký ASEAN ở Jakarta (Indonesia) nhưng tôi làm việc chủ yếu ở bên ngoài Jakarta.

ASEAN hằng năm có khoảng 1.500 cuộc họp các cấp độ, riêng trách nhiệm của Tổng thư ký phải tham gia có mặt, phát biểu, có ý kiến tại rất nhiều cuộc họp nên 3/4 thời gian là hoạt động ở ngoài trụ sở. 

Vì vậy một ngày của tôi là phải trực tuyến (online) không phải hằng giờ mà là hằng phút để giải quyết các vấn đề qua mạng bằng điện thoại di động và email…

* Ông có phải di chuyển 
nhiều không?

– Tôi phải di chuyển rất nhiều để tham dự các cuộc họp. Chẳng hạn tuần vừa rồi trong vòng 6 ngày tôi di chuyển 3 quốc gia để tham dự các cuộc họp.

Có khi thời gian di chuyển chiếm rất nhiều lần so với thời gian họp và phát biểu, như lần phải bay từ Jakarta đến Peru tham dự Hội nghị APEC di chuyển tất cả 4 ngày chỉ để có mặt và phát biểu trong vòng 5 phút.

Làm thế nào để ông có thể cân bằng việc là một Tổng thư ký ASEAN người Việt Nam trong khi giải quyết các vấn đề ASEAN?

– Có thuận lợi là cách tiếp cận, chính sách, chủ trương của Việt Nam về các vấn đề khu vực, quốc tế là phù hợp với hướng chung của cả ASEAN nên gần như không có khó khăn gì.

Tổng thư ký phải trung lập và không chỉ phải đấu tranh cho chính sách của Việt Nam, trong khi khác biệt thì ít, còn gần như là giống nhau nên khá thuận lợi.

Trong vấn đề Biển Đông, mỗi khi Tổng thư ký phát biểu cũng có ý kiến cho rằng ông là Tổng thư ký mà lại là người Việt Nam nên tất nhiên phải nói nhiều về vấn đề Biển Đông.

Nhưng tôi phát biểu rằng đây là vấn đề duy trì ổn định hòa bình trong khu vực, ASEAN và Trung Quốc đã ký DOC rồi, vậy nên Tổng thư ký ASEAN không thể không có trách nhiệm và quyền phát biểu đấu tranh cho lập trường đó của ASEAN.

* Các con gái của ông có theo nghề ngoại giao của bố?

– Cả hai cô con gái của tôi không ai theo nghề của bố. Do đặc thù công việc của tôi với hơn 35 năm làm ngoại giao di chuyển và ở nước ngoài nhiều nên cũng không thuận lợi để các cháu theo học chuyên ngành ngoại giao. Hiện nay cả hai đều đang học và làm việc ở nước ngoài.

LÊ NAM thực hiện