10/01/2025

Tham vọng tên lửa tự điều khiển của Nga

Bộ Quốc phòng Nga đang phát triển một loại tên lửa có khả năng tự chọn mục tiêu địch để tiêu diệt.

 

Tham vọng tên lửa tự điều khiển của Nga

Bộ Quốc phòng Nga đang phát triển một loại tên lửa có khả năng tự chọn mục tiêu địch để tiêu diệt.




Tên lửa Tomahawk được phóng từ tàu khu trục USS Stethem của Mỹ trong một đợt diễn tập hôm 20.9.2016  /// Ảnh: AFP

Tên lửa Tomahawk được phóng từ tàu khu trục USS Stethem của Mỹ trong một đợt diễn tập hôm 20.9.2016ẢNH: AFP

Trong nỗ lực giành ưu thế quân sự trước Mỹ và Trung Quốc, Nga đang phát triển các loại tên lửa và máy bay không người lái (UAV) mới sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để các thiết bị này có thể tự quyết định mục tiêu tấn công, theo các nhà sản xuất vũ khí và giới chức quốc phòng Nga. Tổng giám đốc Boris Obnosov của Tập đoàn tên lửa chiến thuật Nga cho biết sẽ trình làng tên lửa thông minh mới trong vài năm tới.
Cảm hứng từ Tomahawk
Phát biểu tại Triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2017 diễn ra tại thị trấn Zhukovsky ở ngoại ô thủ đô Moscow hồi tháng 7, ông Obnosov cho biết đã nghiên cứu kỹ việc Mỹ sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk do Hãng Raytheon sản xuất để tấn công căn cứ không quân Syria hồi tháng 4.2017. Theo ông Obnosov, Nga tìm cách áp dụng các công nghệ tối tân của Tomahawk lên loại tên lửa thông minh mới của nước này, chẳng hạn như khả năng chuyển mục tiêu trong lúc đang bay.
 

Tham vọng tên lửa tự điều khiển của Nga - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Lá bài Tomahawk

Với cuộc tấn công Syria, tên lửa hành trình Tomahawk tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo của nó trong sách lược tác chiến an toàn của Washington.

“Công việc nghiên cứu chế tạo đang được tiến hành. Đây là lĩnh vực nghiêm túc nên cần phải nghiên cứu kỹ. Cho đến nay, dù đã gặt hái một số thành công nhất định song chúng tôi còn phải làm việc nhiều năm nữa để đạt được kết quả cụ thể”, theo Hãng tin TASS dẫn lời ông Obnosov.

Về mặt kỹ thuật, mọi loại vũ khí đều có khả năng tự đưa ra quyết định dựa vào những thiết bị cảm ứng và công cụ được trang bị một dạng AI, song ý tưởng cho một loại vũ khí có quyền tự chọn mục tiêu để tiêu diệt là một sáng tạo mới và gây nhiều tranh cãi, theo chuyên san The Diplomat. Hồi năm ngoái, Trung Quốc tuyên bố đi tiên phong trong công nghệ này trong khi Mỹ lên kế hoạch quân sự hóa AI ở chương trình Tên lửa chống hạm tầm xa, theo tạp chí Newsweek.
Tham vọng tên lửa tự điều khiển của Nga1

Phác hoạ oanh tạc cơ PAK DAẢNH: MILITARYRUSSIA.RU

Trang bị cho PAK DA
Đầu năm nay, Tư lệnh Lực lượng không quân vũ trụ Nga Viktor Bondarev đã đề cập đến việc trang bị các loại tên lửa thế hệ mới cho máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới của nước này là Tupolev PAK DA. Vì oanh tạc cơ PAK DA thiếu tốc độ siêu thanh nên được cho là sẽ được bù đắp bằng công nghệ tàng hình và tên lửa trang bị AI. Theo tướng Bondarev, việc nghiên cứu chế tạo tên lửa thông minh bắt đầu diễn ra từ tháng 2. “Khó có thể chế tạo máy bay ném bom mang tên lửa vừa có khả năng tàng hình trước radar vừa đạt tốc độ siêu thanh cùng lúc. Đây là lý do phải tập trung vào khả năng tàng hình. Chiếc PAK DA sẽ mang tên lửa trang bị AI với tầm bay lên tới 7.000 km. Loại tên lửa như vậy có thể phân tích tình hình trên không và sóng vô tuyến – radar để tự quyết định hướng bay, độ cao và tốc độ. Chúng tôi đang nghiên cứu chế tạo những tên lửa như vậy”, theo tờ báo Nga Rossiyskaya Gazeta dẫn lời ông Bondarev.

Theo giới chức Nga, phiên bản thử nghiệm của mẫu máy bay ném bom chiến lược mới PAK DA sẽ ra mắt vào năm 2020, mang được các tên lửa không đối đất và không đối không cũng như bom thông minh. Sau các cuộc thử nghiệm, chiếc PAK DA sẽ được biên chế cho không quân Nga từ năm 2025 – 2030. Oanh tạc cơ thế hệ mới sẽ thay thế các loại máy bay hoạt động tầm xa Tupolev Tu-95 và Tupolev Tu-160 mà không quân Nga đang sử dụng.

Không chỉ tên lửa mà nhiều khả năng máy bay không người lái của Nga cũng sẽ được tự động hoá. Theo tạp chí Newsweek, Tổng giám đốc Armen Isaakyan của Tập đoàn Kronstadt – một hãng sản xuất vũ khí hàng đầu của Nga – từng nói rằng ông muốn áp dụng AI cho “hàng loạt máy bay không người lái”. Ông Isaakyan thừa nhận công nghệ mới có thể mất nhiều thời gian để phát triển song Kronstadt đang hướng tới sản xuất những thiết bị như vậy cho cả mục đích quân sự lẫn dân sự.
Tham vọng tên lửa tự điều khiển của Nga - ảnh 4

TIN LIÊN QUAN

Cuộc đua chiến đấu cơ thế hệ thứ 6

Cuộc đua các chiến đấu cơ thế hệ mới đang được diễn ra trong vòng bí mật, và như thường lệ xoay quanh hai đối thủ “truyền kiếp” là Mỹ và Nga.


 

Huỳnh Thiềm