11/01/2025

Nhật Bản làm việc từ xa, còn Việt Nam chúng ta?

Ngày 24-7, Nhật Bản bắt đầu ngày làm việc từ xa (telework) đầu tiên, cũng là một phần chiến dịch khuyến khích các công ty và tổ chức trên toàn quốc cho phép nhân viên không cần đến văn phòng để làm việc.

 

Nhật Bản làm việc từ xa, còn Việt Nam chúng ta?

 Ngày 24-7, Nhật Bản bắt đầu ngày làm việc từ xa (telework) đầu tiên, cũng là một phần chiến dịch khuyến khích các công ty và tổ chức trên toàn quốc cho phép nhân viên không cần đến văn phòng để làm việc.

 

 

 

Nhật Bản làm việc từ xa, còn Việt Nam chúng ta?
Hình ảnh quen thuộc vào giờ cao điểm tại các ga tàu của Nhật Bản – Ảnh: REUTERS

Chiến dịch khuyến khích người dân làm việc tại nhà là mũi tên của Nhật Bản nhắm vào hai mục đích: giảm tải giao thông tại các thành phố lớn và thay đổi lối làm việc quá mức của người dân.

Giảm tải giao thông

Sáng thứ hai đầu tuần này trở nên vô cùng thảnh thơi đối với nhiều người Nhật. Ra khỏi giường, thưởng thức một tách cà phê rồi ngồi vào ghế chuẩn bị làm việc, không phải lo chen chúc để đến công ty đúng giờ.

Hơn 930 công ty và đơn vị hưởng ứng chiến dịch ngày 
24-7, bao gồm nhiều cơ quan lớn như cơ quan hành chính Tokyo, Suntory, Ajinomoto, báo Japan Times… Hơn 1.000 nhân viên văn phòng hành chính Tokyo làm việc ở nhà trong ngày đầu tuần. 

“Chúng ta đang cần một phong cách làm việc mới ít áp lực hơn và giúp mỗi cá nhân làm phong phú hơn đời sống của mình” – thị trưởng thành phố, bà Yuriko Koike, nói.

Tại trụ sở các công ty lớn như NTT Data Corp, Calbee ở Tokyo, không khí vắng lặng đáng kinh ngạc. “Tôi đi làm sáng nay và hoàn toàn ngạc nhiên” – anh Yusuke Nakamuara, nhân viên phòng nhân sự của Calbee, nói. Khoảng 270/330 nhân viên của công ty làm việc từ xa trong ngày đầu tuần. 

“Không còn phải đi lại để đến chỗ làm, họ có thể dành thời gian cho các việc khác, chẳng hạn làm việc nhà” – người phát ngôn Rie Makuuchi của công ty nói. 

Tại NTT Data Corp, hơn một nửa nhân viên đăng ký tham gia chiến dịch này với 5.800 người. Trong số đó, một nửa làm việc tại nhà, trong khi số còn lại giảm thời gian đến văn phòng. Trên mạng xã hội, nhiều người cũng cho biết các tuyến tàu vắng hơn thường ngày.

Ý tưởng làm việc từ xa nhằm giảm tải giao thông rất quan trọng đối với Nhật Bản khi nước này chuẩn bị đăng cai Thế vận hội Olympic và Paralympic tại Tokyo năm 2020. Dự kiến sẽ có khoảng 40 triệu du khách nước ngoài đổ về Nhật Bản trong thời gian này và tạo ra áp lực rất lớn cho hệ thống giao thông công cộng. 

Thủ đô London cũng từng áp dụng biện pháp tương tự khi tổ chức Thế vận hội Olympic 2012. Khi đó có hơn 80% công ty của thành phố hưởng ứng. 

Tuy nhiên thử thách dành cho thủ đô Nhật Bản sẽ lớn hơn bởi thành phố này hiện có gần 14 triệu người và nằm giữa một khu vực dân cư hơn 34 triệu người, trong đó có rất nhiều người đi vào trung tâm để làm việc mỗi ngày. Việc quá tải hệ thống giao thông làm tăng nguy cơ tai nạn và ùn tắc nhiều nơi.

“Một khi Thế vận hội bắt đầu, chuyện đi làm sẽ trở nên rất khó khăn, vì vậy chúng tôi triển khai kế hoạch này như một thử nghiệm” – ông Takashi Kozu, chủ tịch Viện nghiên cứu doanh nghiệp và ổn định Ricoh, 
cho biết.

Nhật Bản làm việc từ xa, còn Việt Nam chúng ta?
Đồ hoạ: TẤN ĐẠT

Phong cách làm việc mới

Ngoài vấn đề giao thông, mục tiêu lâu dài của chiến dịch cũng nhằm tạo ra môi trường làm việc ít căng thẳng hơn tại Nhật Bản.

Thói quen làm việc chăm chỉ từng là niềm tự hào của người Nhật nhưng “phong cách của các thế hệ trẻ ngày nay đang thay đổi và các công ty cũng phải thay đổi để tạo động lực cho nhân viên” – ông Kozu nhận định.

Trong bối cảnh lao động khan hiếm do già hoá dân số nhanh, việc thu hút và giữ chân các nhân viên trẻ vô cùng quan trọng. Trong khi đó, quan chức Hiroshi Ohnishi thuộc Bộ Kinh tế thương mại và công nghiệp Nhật Bản cũng cho rằng “trong quá khứ, làm việc quá giờ là một điều tốt nhưng điều đó sẽ không còn trong tương lai”.

Khảo sát của Bộ Nội vụ và truyền thông cũng cho thấy năng suất lao động tại những công ty cho phép làm việc từ xa cao gấp 1,6 lần những công ty khác. Nhiều công ty tại Nhật Bản cũng bắt đầu nhận ra rằng làm việc quá lâu và cố định trong văn phòng không hiệu quả và đã cho phép nhân viên làm việc theo giờ giấc linh hoạt hơn.

Bộ Nội vụ và truyền thông, cơ quan tổ chức chiến dịch telework, hi vọng ngày làm việc từ xa sẽ thúc đẩy các công ty cởi mở hơn với ý tưởng làm việc tại nhà.

“Tôi nghĩ nhiều công ty có thể vẫn ngần ngại vì cho rằng điều này không hợp với phong cách làm việc của họ. Nhưng chúng tôi muốn họ hãy thử nó” – Thứ trưởng nội vụ Jiro Akama chia sẻ.

Theo khảo sát của bộ này trong năm 2016, chỉ 13,3% công ty tại Nhật Bản cho phép nhân viên làm việc ở nhà hoặc quán cà phê nhưng chính quyền đang thúc đẩy tỉ lệ này tăng lên 30% vào năm 2020. Tỉ lệ này vẫn còn khá thấp so với khảo sát của Gallup cho thấy 43% lao động tại Mỹ thường xuyên làm việc từ xa.

Lập các văn phòng gần nhà

Trong tháng 7-2017, thị trưởng Tokyo cũng khuyến khích các công ty tìm các giải pháp để linh động giờ làm việc cho nhân viên bằng cách treo thưởng cho những công ty có ý tưởng hay nhất.

Một trong những ý tưởng được Bloomberg chia sẻ là các văn phòng chung được Công ty tàu Tokyu Corp xây dựng dành cho những người không thể làm việc tại nhà nhưng cũng không cần chen chúc để vào trung tâm.

TRẦN PHƯƠNG