Báo cáo Thủ tướng việc xử phạt xe thế chấp ngân hàng
Bộ Tư pháp cho biết cả nước có khoảng 1,3 triệu ô tô đang thế chấp ở ngân hàng, nếu CSGT tiếp tục xử phạt phương tiện không có giấy đăng ký bản chính sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tài chính, kinh tế.
Báo cáo Thủ tướng việc xử phạt xe thế chấp ngân hàng
Bộ Tư pháp cho biết cả nước có khoảng 1,3 triệu ô tô đang thế chấp ở ngân hàng, nếu CSGT tiếp tục xử phạt phương tiện không có giấy đăng ký bản chính sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tài chính, kinh tế.
Trả lời Thanh Niên tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tư pháp ngày 20.7, ông Đặng Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính Bộ Tư pháp, cho biết đã có văn bản báo cáo Thủ tướng về việc xử lý phương tiện tham gia giao thông nhưng không mang theo bản chính giấy đăng ký phương tiện.
TIN LIÊN QUAN
Kiến nghị không xử phạt chủ xe thế chấp ngân hàng, không mang giấy tờ gốc
Sau Ngân hàng nhà nước, chiều 17.7, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng đề nghị Bộ Công an không xử phạt các chủ xe thế chấp xe cho ngân hàng, không mang theo giấy tờ gốc.
Theo ông Sơn, việc CSGT xử phạt người điều khiển phương tiện không mang theo bản chính giấy đăng ký xe là có căn cứ pháp luật theo quy định luật Giao thông đường bộ và Nghị định 46/2016 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, quy định về giao dịch bảo đảm cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng khi cho vay thế chấp không được giữ giấy đăng ký xe bản chính. Trên thực tế, nhiều tổ chức tín dụng do lo ngại rủi ro và phát sinh nợ xấu nên đã lách luật bằng cách để người thế chấp làm đơn đề nghị tổ chức tín dụng giữ giấy đăng ký xe bản chính.
Bộ Tư pháp cho rằng hệ thống văn bản pháp luật về lĩnh vực này chưa đồng bộ, còn chồng chéo nhau. Thống kê của Bộ Tư pháp cho biết cả nước có khoảng 1,3 triệu ô tô đang thế chấp tại ngân hàng. Việc CSGT xử phạt người điều khiển phương tiện mang theo giấy đăng ký bản sao ngang với mức phạt tiền không có đăng ký xe đang gây hoang mang cho người dân, nhiều người đang có ý định vay thế chấp tại ngân hàng để mua ô tô, xe máy đã phải tạm dừng. “Nếu tiếp tục xử phạt các phương tiện tham gia giao thông không có giấy đăng ký phương tiện bản chính có thể tác động tiêu cực đến hoạt động tài chính – kinh tế”, ông Sơn nói và cho biết Bộ Tư pháp đã nhận được các văn bản của Hiệp hội Ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN và một số ngân hàng thương mại đề nghị tháo gỡ vướng mắc.
Theo ông Sơn, trong báo cáo gửi Thủ tướng, Bộ Tư pháp đã đưa ra một số giải pháp. Dù không nêu rõ cách thức cụ thể, song ông Sơn cho biết các giải pháp sẽ theo tinh thần cân nhắc thực tế phát sinh trong quá trình thực thi luật pháp, trong bối cảnh Chính phủ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, kích thích tiêu dùng.
TIN LIÊN QUAN
Xe thế chấp bị phạt: Tiếp tục phạt sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tài chính
Bộ Tư pháp cho biết cả nước hiện có khoảng 1,3 triệu ô tô đang thế chấp ở ngân hàng. Việc CSGT xử phạt phương tiện không có giấy đăng ký bản chính sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tài chính.
Trước đó, ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp và Bộ Công an nghiên cứu, xem xét chấp nhận việc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể sử dụng giấy đăng ký bản sao.
Nộp tiền mới cho làm khai sinh con thứ 3 là phạm luật
Bộ Tư pháp cho biết qua kiểm tra, xác minh ở một số địa phương cho thấy có tình trạng chính quyền yêu cầu người dân phải “nộp phạt” hoặc “tự nguyện đóng góp” một khoản tiền mới được đăng ký khai sinh đối với trường hợp sinh con thứ 3 trở lên. Theo Bộ, việc làm này là không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, như Công ước quốc tế về quyền trẻ em, bộ luật Dân sự, luật Trẻ em, luật Hộ tịch và luật Xử lý vi phạm hành chính.
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã có văn bản gửi sở tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, yêu cầu chỉ đạo các cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện đúng quy định và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đăng ký khai sinh cho trẻ em; không gây khó khăn trong việc đăng ký khai sinh cho trẻ. Địa phương ban hành văn bản dưới bất kỳ hình thức nào nhằm thu tiền của người dân liên quan đến việc đăng ký khai sinh con thứ 3 trở lên thì bãi bỏ.
|
Bộ GD-ĐT nên thay đổi cách công khai điểm thi
Trước những tranh cãi về việc Bộ GD-ĐT công khai điểm thi của học sinh trên mạng internet có thể gây ảnh hưởng đến đời tư cá nhân, ông Nguyễn Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự kinh tế – Bộ Tư pháp, cho rằng kết quả học tập đối với học sinh 16 tuổi trở xuống là thông tin đời sống riêng tư và phải được bảo vệ; với học sinh từ 16 tuổi trở lên thì chưa có quy định cụ thể.
Theo ông Hải, ở nhiều nước, điểm thi vẫn được công bố công khai nhưng thông qua một trang web điện tử trực tuyến mà các cá nhân có thể dùng tài khoản của mình để tra cứu, cách làm này khác với việc công khai đến mức ai cũng có thể xem như của Bộ GD-ĐT hiện nay. “Để tránh những rủi ro về lợi ích nhân thân, các vấn đề xã hội khác, Bộ GD-ĐT nên nghiên cứu để hoàn thiện thêm về cách công khai điểm thi”, ông Nguyễn Hồng Hải nói.
|
Thái Sơn