11/01/2025

Có nên xoá nợ thuế?

Trong khi hàng loạt doanh nghiệp bị “bêu tên” để đòi nợ thuế thì cũng có ý kiến muốn xoá hàng ngàn tỉ đồng nợ thuế không có khả năng thu hồi, đưa nợ thuế về thực chất hơn.

Có nên xoá nợ thuế?

Trong khi hàng loạt doanh nghiệp bị “bêu tên” để đòi nợ thuế thì cũng có ý kiến muốn xoá hàng ngàn tỉ đồng nợ thuế không có khả năng thu hồi, đưa nợ thuế về thực chất hơn.




Người dân đến nộp thuế tại cơ quan thuếẢNH: NGỌC THẮNG

Người bị “bêu tên”, kẻ được xóa nợ
Tại hội nghị sơ kết 6 tháng của Cục Thuế TP.HCM diễn ra hồi cuối tuần trước, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho hay, trong 22.000 tỉ đồng nợ thuế tại cục thuế, chỉ có gần 10.000 tỉ là nợ bình thường của hoạt động sản xuất kinh doanh, còn lại là nợ thuế, nợ phạt chậm nộp của các doanh nghiệp (DN) đã phá sản, giải thể từ những năm 2006 – 2007 hay trong giai đoạn mà lãi suất ở mức 18 – 20%. Số liệu cho thấy số nợ không có khả năng thu hồi chiếm hơn 50% nợ thuế. Lãnh đạo cục thuế cũng cho biết, các khoản nợ của DN đã chết, giải thể, phá sản rất khó thu vì họ không còn hoạt động ở địa chỉ đăng ký, nhưng một khi nợ còn treo thì phí phạt chậm nộp vẫn cứ phát sinh hằng ngày.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng số nợ tiền thuế tính đến thời điểm 31.5 là hơn 74.500 tỉ đồng, tăng gần 1.400 tỉ đồng so với cuối năm 2016. Trong đó, số nợ có khả năng thu hồi là hơn 48.200 tỉ đồng, số nợ không có khả năng thu hồi lên đến hơn 27.300 tỉ đồng, tăng hơn 1.800 tỉ đồng so với cuối năm ngoái. Nguồn gốc của món nợ khó đòi này là số tiền nợ của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, ngừng, nghỉ và bỏ địa chỉ kinh doanh.
Con nợ “chết”, nợ cứ “treo” và phát sinh lãi phạt chậm nộp hằng ngày từ (0,05%/ngày giảm còn 0,02%/ngày hiện nay) cứ làm số nợ phình to, khiến cơ quan thuế mong muốn xóa nợ “vô chủ” này để nợ thuế về thực chất hơn. Vì vậy, năm ngoái, Bộ Tài chính đã đề xuất xóa 8.000 tỉ đồng nợ thuế, cho khoanh nợ hơn 6.700 tỉ đồng để tạm thời không tính tiền chậm nộp; hay xóa nợ 1.000 tỉ đồng tiền thuế cho DN nhà nước… nhưng nhiều ý kiến phản đối.
 

Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành cho rằng: Gốc rễ vấn đề xóa nợ thuế là DN không trả được thuế. Nhưng nếu nói xoá nợ thuế là do phá sản thì cũng chung chung như đi họp trễ là do kẹt đường, máy bay đến trễ. Theo ông, có 2 vấn đề cần làm rõ. Thứ nhất, xét ở góc độ thu thuế, không thu được thì thôi, xóa luôn cho rồi. Thứ hai, nếu xét ở góc độ mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế, thì x có thể gây bất bình đẳng, có thể đặt ra tiền lệ. Bởi xóa thuế đâu chỉ khu trú trong danh sách hiện tại, mà còn những DN chết sau này. Họ có quyền đặt câu hỏi sao tôi không được hưởng lợi ích tương đương? Đó là chưa kể, trên thực tế có những DN thành lập mới, nhập khẩu ồ ạt hàng h với giá khai rẻ mạt, và giải thể, phá sản trước khi cơ quan thuế đến kiểm tra. Đây là một trong những hành vi trốn thuế, nhưng cũng có thể được hưởng lợi như những trường hợp “chính quy” khác.
Ngoài ra, việc xóa thuế cũng tác động tâm lý đến nhiều DN khi hàng loạt đơn vị đang hoạt động bị truy thu thuế, cưỡng chế h đơn, phong tỏa tài khoản, bị “bêu tên”, thì liệu có công bằng?
Công khai từng trường hợp
Luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, phân tích: luật Quản lý thuế quy định, DN bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định, không còn tài sản để nộp tiền thuế; hay người bị coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế thì được x nợ tiền thuế, tiền phạt. Có những DN “mất tích”, “liệt” cả chục năm, số thuế không thu được ngày càng chồng chất, khiến nhiều người nghĩ là cơ quan thuế bất lực, không thu được thuế, thất thoát thuế; hoặc cho rằng DN làm ăn ngày càng khó khăn, mà thực chất đây là số nợ thuế lưu cữu, chủ chết thật rồi, có tính vào cũng không thu được, là gánh nặng lên hệ thống thuế. “X nợ thuế có thể góp phần làm minh bạch hệ thống thuế. Nhưng chỉ có thể làm khi việc x nợ được xem xét, mổ xẻ minh bạch, công khai, cụ thể từng trường hợp, không được theo kiểu chung chung “x bàn cờ làm lại”, cũng không được phân biệt DN nhà nước và tư nhân; tránh lợi dụng, lẫn lộn có đơn vị dùng chiêu “ve sầu thoát xác”. Có thể đưa lên trang thông tin như DN phá sản công bố trên báo”, ông gợi ý.
Theo TS Phạm Thế Anh, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, các khoản nợ thuế mà Bộ Tài chính đề xuất x trước đây thuộc các khoản nợ trên 90 ngày tại các DN đã phá sản, giải thể, khó khăn… Vì vậy, cho dù có x hay không, thì khoản nợ trên cũng không thu hồi được. “Nếu chỉ đơn thuần x món nợ thuế của những DN đã chết thực sự, thì nhìn chung sẽ không có bất bình đẳng giữa các DN đang hoạt động. Vấn đề là, liệu có những DN đang hoạt động được hưởng lợi từ việc x thuế trong khi những DN khác không được hưởng lợi. Do vậy, cần có thông tin cụ thể, tiêu chí rõ ràng để biết cụ thể ai đang hưởng lợi”, ông phân tích. Bên cạnh đó, các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế cho các DN đang hoạt động khi đầu tư mới, đầu tư ở vùng khó khăn, đầu tư công nghệ cao, luật hỗ trợ DN vừa và nhỏ… góp phần tác động tích cực đến với những DN tuân thủ pháp luật thuế.
TS Võ Trí Thành cảnh báo: “Điều quan trọng nhất là nguyên nhân thực sự đằng sau những cái chết DN, liệu x thuế có xử lý dứt điểm được không? Hay làm nảy sinh ra những cái chết tương tự để được hưởng lợi từ chính sách thì thật nguy hiểm”.

 

Hồng Sương