Nhiều nhầm lẫn khi điều chỉnh nguyện vọng
Qua 4 ngày thực hiện điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào các trường ĐH, không ít phụ huynh và thí sinh bị nhầm lẫn dẫn đến sai sót trong quy trình này, đưa đến nguy cơ không trúng tuyển đúng nguyện vọng.
Nhiều nhầm lẫn khi điều chỉnh nguyện vọng
Qua 4 ngày thực hiện điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào các trường ĐH, không ít phụ huynh và thí sinh bị nhầm lẫn dẫn đến sai sót trong quy trình này, đưa đến nguy cơ không trúng tuyển đúng nguyện vọng.
Sai một thao tác, mất đi nguyện vọng
Ghi nhận từ Sở GD-ĐT tỉnh Tiền Giang cho thấy xảy ra một số trường hợp thí sinh (TS) bị sai sót đáng tiếc khi điều chỉnh trực tuyến. Theo quy định, mỗi TS chỉ được điều chỉnh một lần. Nhưng các TS này khi tự thực hiện trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT do sơ suất nên dù hoàn tất đăng ký nhưng không theo nguyện vọng (NV) mong muốn. Một cán bộ khảo thí của Sở cho biết theo đúng quy định thì các TS này không được đăng ký lại, nhưng nếu không giải quyết thì sẽ thiệt thòi cho TS. Trước mắt Sở đã nhắc nhở các trường phổ thông nên thông báo cho TS đến trường để được hướng dẫn điều chỉnh, tránh sai sót tương tự.
TIN LIÊN QUAN
Theo Bộ GD-ĐT, trong 2 ngày đầu tiên có gần 60.000 thí sinh đã thực hiện điều chỉnh nguyện vọng. Hầu hết thí sinh giữ nguyên số lượng, số còn lại chủ yếu tăng, rất ít thí sinh rút bớt nguyện vọng.
Về vấn đề này, ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) khẳng định hướng dẫn chỉ cho phép TS được điều chỉnh một lần, nếu cho phép TS thay đổi lần nữa sẽ gây “loạn”. Cũng theo ông Nghĩa, khi đăng ký trực tuyến, phần mềm đã có hỗ trợ giúp TS không bị lỗi về mã ngành, mã tổ hợp. Trước khi nhấn nút xác nhận, phần mềm tiếp tục cảnh báo và cung cấp thông tin trên màn hình đầy đủ các NV đã nhập để TS rà soát.
Theo Sở GD-ĐT Đắk Nông, tính đến sáng 18.7 đã có hơn 700 TS thực hiện điều chỉnh NV. Ông Ngô Quốc Tiến, Phó trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, cho biết Sở đã ra thông báo chỉ đạo các trường phổ thông về việc khuyến khích TS không nên tự điều chỉnh NV tại nhà. Thay vào đó dù điều chỉnh trực tuyến, TS cũng nên đến trường để được tư vấn, hướng dẫn. “Điều này Sở đã lường trước để tránh những sai sót có thể xảy ra vì nguyên tắc TS không thể điều chỉnh lần 2”, ông Tiến nói.
Ghi nhận từ Trường THPT Trương Định (Tiền Giang) có 110 trường hợp TS điều chỉnh NV tính hết ngày 17.7. Trường khuyến cáo TS không nên tự thực hiện tại nhà để tránh các sai sót đáng tiếc.
TIN LIÊN QUAN
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch: Thông báo mức học phí sốc!
Theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, nhà trường phải công khai đề án tuyển sinh, trong đó nêu rõ mức học phí dự kiến với thí sinh trước khi thí sinh đăng ký.
Không nắm được nguyên tắc xét tuyển
Trong khi đó, đến thời điểm này, nhiều TS vẫn chưa hiểu đúng về cách thức xét tuyển và điều chỉnh NV. Sáng 17.7, một phụ huynh gọi điện tới toà soạn Báo Thanh Niên thắc mắc về cách thức xét các NV để ghi hồ sơ điều chỉnh cho đúng. Phụ huynh này hỏi: “Con tôi muốn đăng ký xét tuyển 3 ngành vào 3 trường, nhưng tôi đang không rõ 3 NV này sẽ xét đồng thời trong đợt 1 hay mỗi đợt 1 NV? Vậy bây giờ tôi có ghi đồng thời cả 3 NV trong phiếu điều chỉnh không?”. Trước đó, một TS thắc mắc đã thực hiện điều chỉnh NV trực tuyến trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT ngày 11.7 thì có cần điều chỉnh lại hay không.
Nhân viên tư vấn của các trường ĐH cũng nhận được nhiều thắc mắc tương tự. Bà Nguyễn Hải Trường An, Giám đốc Trung tâm truyền thông và tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM, nói: “Có TS lầm tưởng quy trình xét tuyển năm nay giống như xét các NV1, NV2 của các năm trước. Thậm chí có 4 – 5 trường hợp đến tận trường để nộp hồ sơ xét tuyển”.
TIN LIÊN QUAN
‘Tranh thủ’ quy chế để tăng cơ hội trúng tuyển
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tuyển sinh, thí sinh nên cân nhắc kỹ trước khi điều chỉnh nguyện vọng.
Một cán bộ tuyển sinh Trường ĐH Văn Lang thì cho biết trường đã tiếp nhận phản ánh của phụ huynh về việc cán bộ nhập liệu tại điểm thu nhận của trường phổ thông hướng dẫn sai thông tin. Cụ thể, TS này chỉ thay đổi các NV trong nội bộ 7 NV đã đăng ký trước đó, không đăng ký tăng thêm số lượng NV nhưng điểm thu nhận lại thu lệ phí xét tuyển 210.000 đồng (30.000 đồng/môn). Cũng theo cán bộ này, nhiều điểm thu nhận còn hướng dẫn TS không được đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH ngoài công lập trong đợt này.
Chỉ nộp lệ phí nếu thêm số nguyện vọng
Trước các nhầm lẫn này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định nếu TS không tăng số lượng NV so với trước thì dù thay đổi hoàn toàn các NV từ trường này sang trường khác vẫn không cần đóng thêm lệ phí xét tuyển. Ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, nhấn mạnh TS chỉ thay đổi NV bằng phiếu khi cần tăng NV hoặc thay đổi chế độ ưu tiên. Các trường hợp còn lại đều thay đổi bằng phương thức trực tuyến. Tuy nhiên, Bộ cũng nhắc các sở GD-ĐT mở máy tính có kết nối mạng ở trường phổ thông và bố trí cán bộ hướng dẫn cho TS. Những TS không tăng số NV vẫn có thể đến điểm thu nhận để thực hiện. Trong trường hợp này, cán bộ ở điểm thu nhận chỉ hướng dẫn, TS phải tự đăng ký trực tuyến.
Ông Ga còn cho hay những TS sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên, nếu muốn đều có thể điều chỉnh NV trong giai đoạn này, không phân biệt trường công hay tư. Cũng theo ông Ga: “Ngày 9 – 11.7 chỉ là giai đoạn chạy thử phần mềm giúp TS làm quen với cách điều chỉnh trực tuyến. Kết quả thực hành này sẽ bị xoá toàn bộ sau khi kết thúc đợt chạy thử. Hệ thống được làm mới để TS chính thức điều chỉnh NV từ ngày 15.7 nên TS cần lưu ý để không bị mất cơ hội”.
|
Hà Ánh