12/01/2025

Hàng ùn ứ ở cảng vì quy định ‘cửa nhập khẩu’

Rất nhiều container bị ách lại cảng dỡ hàng không thể chuyển đến cảng đích vì quy định mới phải làm thủ tục tại “cửa khẩu nhập”. Nhưng “cửa nhập khẩu” là gì thì hải quan không thông khiến doanh nghiệp rối.

 

Hàng ùn ứ ở cảng vì quy định ‘cửa nhập khẩu’ 

Rất nhiều container bị ách lại cảng dỡ hàng không thể chuyển đến cảng đích vì quy định mới phải làm thủ tục tại “cửa khẩu nhập”. Nhưng “cửa nhập khẩu” là gì thì hải quan không thông khiến doanh nghiệp rối.  

 

 

 

Hàng ùn ứ ở cảng vì quy định 'cửa nhập khẩu' 
Nhiều doanh nghiệp chưa thể nhận hàng do vướng mắc quy định mới. Trong ảnh: Cảng Cát Lái, TP.HCM – Ảnh: Quang Định

Quy định khó hiểu

Công ty Daikin Air Conditioning đang có 59 container đã nhập khẩu về hai cảng dỡ hàng là Tân Cảng Hiệp Phước và Cát Lái nhưng bị giữ, chưa cho phép chuyển đến cảng đích ICD (cảng xuất nhập khẩu hàng hoá trong nội địa) vì quy định mới.

Đại diện Hãng Toshiba ở Việt Nam cũng băn khoăn khi lô hàng của mình được đặt trước thời điểm 1-7 nhưng nay khi về đến cảng xếp dỡ thì vẫn không đến cảng đích.

Trong khi việc thay đổi lịch trình xuất nhập khẩu có thể khiến doanh nghiệp vô cùng khó khăn.

 

Lý do vướng mặc nằm ở Quyết định 15/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quy định 17 nhóm mặt hàng nhập khẩu nhạy cảm có rủi ro cao trong quản lý như quản lý thuế, quản lý chuyên ngành, ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, môi trường… phải làm thủ tục tại “cửa khẩu nhập” và tăng cường kiểm soát.

Quy định này khác với chuyện trước đây các doanh nghiệp được tự chọn cửa khẩu thuận tiện để làm thủ tục, dẫn đến một số mặt hàng thuộc diện nhập khẩu có điều kiện không được kiểm soát chặt chẽ.

Tuy nhiên, Quyết định này lại không giải thích rõ “cửa khẩu nhập” là như thế nào, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau giữa các chi cục hải quan, không rõ “cửa khẩu nhập” là nơi hàng hoá nhập khẩu (cảng dỡ hàng) hay cảng đích ghi trên vận đơn.

Theo cơ quan hải quan, điều này khiến hàng h nhập khẩu hiện nay không thể xuống tại cửa khẩu cảng dỡ hàng, không được chuyển về cảng đích.

Doanh nghiệp mệt mỏi vì quy định mới

Giám đốc một công ty vận tải tại TP.HCM cho biết với quy định mới, muốn lấy hàng công ty chỉ còn cách chỉnh tờ khai, rất mất thời gian.

Đại diện Công ty xuất nhập khẩu Hải Vương khẳng định hiện đang có hơn 100 tấn nguyên liệu thuỷ hải sản nhập về để gia công xuất khẩu bị mắc kẹt trên tàu, không dỡ hàng được.

Vị đại diện này cho biết công ty của ông có nhà máy chính tại Quảng Ngãi và Tiền Giang và từ trước đến nay vẫn làm thủ tục chủ yếu ở cảng Cát Lái để tiện trong kiểm dịch, thủ tục hải quan…

Tuy nhiên, theo quy định mới, công ty phải về mở tờ khai ở nơi có nhà máy là Quảng Ngãi và Tiền Giang.

“Muốn thế, chúng tôi phải lập văn phòng ở đó, rất tốn kém”, đại diện Công ty Hải Vương nói. “Nguyên liệu đã về cảng Cát Lái nhưng hải quan ở đây hướng dẫn về địa phương. Hải quan ở hai địa phương lại chỉ lên TP.HCM… Trong khi chờ đợi cơ quan hải quan xin ý kiến, hàng nguyên liệu của DN tiếp tục nhập về và không thể lấy ra được”.

Trước các phản ảnh, Cục Hải quan TP.HCM đã có hai công văn báo cáo vướng mắc với Tổng cục Hải quan.

Tuy nhiên, công văn số 4284 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn sau đó tiếp tục khẳng định cảng đích ICD không phải là cửa khẩu, vì vậy không được làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa thuộc danh mục nhạy cảm, rủi ro cao.

Theo đại diện Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn KV4, số hàng mà các doanh nghiệp ách tắc do không về được cảng ngày càng nhiều.

Ảnh hưởng nhiều nhất là các cảng đích đang hoạt động như ICD Phước Long I, Transimex, Phúc Long, Sotrans… do các chi cục hải quan cảng dỡ hàng không cho phép doanh nghiệp chuyển cửa khẩu về các cảng này.

Hiện hải quan TP.HCM đang lo ngại nếu cứ thực hiện quy định sẽ gây ách tắc hàng hoá tại các cảng và không phù hợp với thông lệ quốc tế về điều kiện giao hàng, vận tải, bảo hiểm hàng hoá.

Số container không thể dỡ hàng, kẹt ở cảng tại TP.HCM vì vướng quyết định 15/QĐ/TTg ngày càng tăng khi hàng hoá tiếp tục đổ về cảng.

Trong khi đó, doanh nghiệp và cả các chi cục hải quan TP.HCM tiếp tục phải chờ ý kiến từ Tổng cục Hải quan.

Nhiều mặt hàng bị tác động

Theo Quyết định 15/QĐ/TTg, diện sản phẩm bị tác động của quy định này khá rộng, gồm: bia, ôtô dưới 16 chỗ ngồi, môtô hai bánh, môtô ba bánh có dung tích xilanh trên 125cm3, xăng các loại, điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống, vàng mã, các loại hàng hoá phải kiểm dịch động vật, thực vật, thuỷ sản theo danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định…

Bên cạnh đó còn có rượu vang làm từ nho tươi, hỗn hợp của đồ uống đã lên men với đồ uống không chứa cồn…

NHƯ BÌNH