02/11/2024

Liên Xô từng giúp Kennedy đắc cử như thế nào ?

Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev được cho là đã cố gắng “chọc gậy bánh xe” vào chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 1960 của Richard Nixon.

 

Liên Xô từng giúp Kennedy đắc cử như thế nào ?

Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev được cho là đã cố gắng “chọc gậy bánh xe” vào chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 1960 của Richard Nixon.




Hội nghị thượng đỉnh giữa Khrushchev (trái) và Kennedy vào tháng 6.1961 	 /// Reuters

Hội nghị thượng đỉnh giữa Khrushchev (trái) và Kennedy vào tháng 6.1961REUTERS

áo buộc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Nghi vấn này lại trở thành tâm điểm của dư luận sau khi truyền thông Mỹ tiết lộ về cuộc gặp giữa Donald Trump Jr., con trai Tổng thống Donald Trump, với một luật sư bị nghi có liên hệ với Điện Kremlin trong thời gian tranh cử.
Trong cuộc gặp vào tháng 6.2016, luật sư người Nga Natalia Veselnitskaya được cho là đã hứa hẹn cung cấp cho ban vận động tranh cử của Tổng thống Trump những thông tin gây bất lợi cho đối thủ Hillary Clinton của đảng Dân chủ.
Những nghi vấn về việc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ vẫn còn đang được điều tra. Tuy nhiên, nếu nhà lãnh đạo Putin quả thực có cố gắng thao túng cuộc đua vào Nhà Trắng thì ông cũng không phải là người đầu tiên ở Điện Kremlin làm điều này. Ít nhất một nhà lãnh đạo khác của Moscow từng gợi ý rằng ông đã thao túng thành công một cuộc bầu cử Mỹ. Gần 6 thập niên trước đây, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã hậu thuẫn ứng cử viên trẻ tuổi John F.Kennedy trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 1960 với Phó tổng thống đảng Cộng hoà Richard Nixon.
Hiềm khích với Nixon
 
 
Kênh liên lạc bí mật
Ngay cả sau khi Kennedy đắc cử, những người thân tín của ông vẫn là mục tiêu tiếp cận của tình báo Liên Xô. Ngày 1.12.1960, người em trai Robert Kennedy có cuộc tiếp xúc bí mật với một điệp viên KGB hoạt động dưới vỏ bọc phóng viên của tờ Izvestia. Cuộc gặp được cho là do phía Liên Xô đề nghị, với mục đích dò hỏi về việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa hai nước. Tuy nhiên, Robert Kennedy cẩn thận không đưa ra bất kỳ cam kết nào cho đến khi anh của ông chính thức nhậm chức. Vào tháng 5.1961, kênh liên lạc bí mật được thiết lập trở lại, lần này là giữa Robert Kennedy và sĩ quan của Cục Tình báo quân sự Liên Xô (GRU) Georgi Bolshakov, người hoạt động dưới vỏ bọc trưởng văn phòng Thông tấn xã TASS ở Washington. Tổng cộng Robert Kennedy và đại tá Bolshakov gặp nhau ít nhất 35 lần trong vòng 19 tháng. Kênh liên lạc bí mật này được cho là giúp dàn xếp tổ chức hội nghị thượng đỉnh Xô – Mỹ vào tháng 6.1961 và tháo ngòi nổ cuộc khủng hoảng Berlin vào tháng 10 cùng năm.
 

Khrushchev, người xuất thân từ một gia đình nông dân, trở thành lãnh đạo Liên Xô sau cái chết của Joseph Stalin năm 1953. Cuối thập niên 1950, ông tiến hành một số cải cách giới hạn và cố gắng tìm cách xây dựng một mối quan hệ ổn định hơn với phương Tây. Năm 1959, Khrushchev đồng ý tiếp đón phó tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Richard Nixon thăm Moscow, và cũng cùng năm ấy ông trở thành lãnh đạo Liên Xô đầu tiên thăm Mỹ. Tuy nhiên, lần gặp gỡ giữa hai người vào tháng 7.1959 để lại ấn tượng không mấy tốt đẹp với cuộc đấu khẩu công khai được mệnh danh là “cuộc tranh luận trong nhà bếp” tại một hội chợ ở Moscow, khi cả hai đôi co về sự ưu việt của hai hệ thống cộng sản và tư bản.

Theo cuốn Inside the Kremlin’s Cold War: From Stalin to Khrushchev (tạm dịch: Bên trong cuộc Chiến tranh lạnh của Điện Kremlin: Từ Stalin đến Khrushchev) của hai tác giả Vladislav Zubok và Constantine Pleshakov, vị Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô cảm thấy khó chịu với Nixon và tin rằng “bất kỳ ứng viên nào khác đều tốt hơn Nixon”. Trong cuốn Hồi ức của Khrushchev xuất bản năm 1970, nhà lãnh đạo này kể lại rằng ông từng nói với các chính trị gia của Liên Xô: “Nếu Nixon trở thành tổng thống, tôi không tin ông ta sẽ đóng góp vào việc cải thiện quan hệ giữa hai đất nước”.
Thậm chí, các điệp viên của Liên Xô đã được chỉ thị cố gắng liên lạc với ban vận động tranh cử của Kennedy trong năm 1960. Theo hai tác giả Zubok và Pleshakov, trạm trưởng tại Washington của Uỷ ban An ninh quốc gia Liên Xô (KGB) Alexander Feklisov từng kể lại rằng văn phòng của ông “được chỉ thị thông báo đều đặn cho trung ương về diễn biến chiến dịch tranh cử và đề xuất các sáng kiến ngoại giao, tuyên truyền hoặc bất kỳ biện pháp nào khác, để tạo thuận lợi cho Kennedy chiến thắng”. Theo Feklisov, một điệp viên KGB thậm chí cố gắng liên hệ với Robert Kennedy, em trai ứng cử viên tổng thống Mỹ, trong thời gian tranh cử nhưng bị từ chối một cách nhã nhặn.
Lá bài của Liên Xô
Tuy không thể tiếp cận được Kennedy, nhưng Khrushchev có trong tay một lá bài xuất hiện đúng lúc để có thể lèo lái dư luận Mỹ. Ngày 1.5.1960, một chiếc máy bay do thám U-2 của CIA bị không quân Liên Xô bắn hạ khi bay gần TP.Yekaterinburg. Ban đầu phía Mỹ nói đó là một chiếc máy bay nghiên cứu thời tiết của NASA bay lạc nhưng các thông tin khai thác từ xác chiếc máy bay nhanh chóng vạch trần lời biện bạch của họ. Viên phi công lái U-2 Francis Gary Powers bị bắt giam và tuyên án 10 năm tù về tội hoạt động gián điệp. Càng xui xẻo hơn nữa cho phía Mỹ, một chiếc máy bay do thám RB-47H của nước này lại bị Liên Xô bắn hạ vào tháng 7 cùng năm, 2 thành viên tổ lái John McKone và Freeman Bruce Olmstead bị bắt sống.
Trong lúc quan hệ hai nước trở nên căng thẳng, Khrushchev tin rằng những sự kiện này mang lại cho Liên Xô lợi thế để tác động đến cuộc chạy đua giữa Nixon và Kennedy. “Tôi trình bày ý kiến của mình với ban lãnh đạo (Liên Xô): Chính phủ Mỹ đã yêu cầu chúng ta thả Powers. Nhưng lúc này chưa phải là thời điểm để làm thế”, ông viết lại trong hồi ký.
Khi câu chuyện về các viên phi công bị giam giữ xuất hiện dày đặc trên trang nhất báo Mỹ, cá nhân Nixon đã liên hệ với Liên Xô để tìm cách trả tự do cho họ. Lưu ý rằng hai ứng cử viên đang ở thế “bất phân thắng bại”, Khrushchev nhận định nếu các phi công Mỹ được thả, điều này sẽ mang lại cho Nixon lợi thế. Trong cuộc gặp với Pierre Salinger, thư ký báo chí của Kennedy, vào tháng 5.1962, Khrushchev kể lại: “Ông ta (Nixon) tiếp cận chúng tôi với yêu cầu thả các thành viên tổ lái chiếc RB-47H. Tất nhiên, chúng tôi hiểu rằng Nixon muốn giành vốn liếng chính trị về cho mình trước cuộc bầu cử”. Rốt cuộc các phi công Mỹ tiếp tục bị giam giữ và Nixon thất bại trong cuộc bầu cử thuộc hàng sít sao nhất lịch sử Mỹ, chỉ thua đối thủ 112.827 phiếu phổ thông.
Liên Xô từng giúp  Kennedy đắc cử như thế nào ? - ảnh 2

Tổng thống Kennedy (bìa trái) đón tiếp 2 phi công chiếc RB-47H cùng vợ của họ tại căn cứ không quân Andrews ngày 27.1.1961THƯ VIỆN TỔNG THỐNG JOHN F. KENNEDY

Kennedy nhậm chức ngày 20.1.1961 và chỉ một ngày sau Đại sứ Mỹ tại Liên Xô Lewellyn E.Thompson chuyển về Bộ Ngoại giao Mỹ một thông điệp của Khrushchev: “Chính phủ Liên Xô, với mong muốn chân thành về việc bắt đầu một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ, đã quyết định đáp ứng nguyện vọng của phía Mỹ về việc trả tự do cho hai phi công”. Việc trao trả McKone và Olmstead được dàn xếp kịp thời để Kennedy có thể thông báo trong cuộc họp báo được truyền hình trực tiếp ngày 25.1. Powers được thả vào năm 1962, đổi lấy sĩ quan tình báo Liên Xô Vilyam Fisher, người đang ngồi tù tại Mỹ vì tội hoạt động gián điệp (cuộc trao đổi này được tái hiện trong bộ phim Bridge of Spies phát hành năm 2015 của đạo diễn Stephen Spielberg).

 

Về phần Khrushchev, tại hội nghị thượng đỉnh Xô – Mỹ ở Vienna (Áo) vào tháng 6.1961, ông đã nói đùa với Kennedy: “Ngài biết đấy, ngài Kennedy, chúng tôi đã bỏ phiếu cho ngài”. Đáp lại, Kennedy bật cười và nói: “Ngài nói đúng. Tôi thừa nhận ngài đóng một vai trò trong cuộc bầu cử và bỏ phiếu cho tôi”.