28/11/2024

Khai mạc thượng đỉnh G-20: Định hình một thế giới kết nối

Với chủ đề bao trùm “Định hình một thế giới kết nối”, ngay trong ngày khai mạc, lãnh đạo các nước thành viên G-20 và các khách mời đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng của kinh tế toàn cầu.

 

Khai mạc thượng đỉnh G-20: Định hình một thế giới kết nối

Với chủ đề bao trùm “Định hình một thế giới kết nối”, ngay trong ngày khai mạc, lãnh đạo các nước thành viên G-20 và các khách mời đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng của kinh tế toàn cầu.

 

 

 

 

Khai mạc thượng đỉnh G-20: Định hình một thế giới kết nối
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Angela Merkel tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 ngày 7-7 – Ảnh: AFP

Với chủ đề bao trùm “Định hình một thế giới kết nối”, Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) chính thức khai mạc ngày 7-7 tại thành phố cảng Hamburg (Đức). ​

Ngay trong ngày khai mạc, lãnh đạo các nước thành viên G-20 và các khách mời, trong đó có Việt Nam, đã tham gia thảo luận nhiều vấn đề quan trọng của kinh tế toàn cầu như tăng trưởng, thương mại, đầu tư, tài chính quốc tế, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, năng lượng, hỗ trợ châu Phi, di cư, y tế, việc làm, số hoá và phụ nữ…

Cam kết chống 
chủ nghĩa bảo hộ

Trước khi G-20 diễn ra, nhiều nhà quan sát cho rằng G-20 đã bị chia rẽ về các vấn đề toàn cầu quan trọng như thương mại, biến đổi khí hậu và di cư, đặc biệt là sự khác biệt quan điểm của chính quyền Donald Trump với hầu hết các thành viên còn lại của G-20, trong đó có Đức, về vấn đề thương mại.

 

Tại phiên thảo luận chủ đề “Tăng trưởng và thương mại toàn cầu” trong ngày đầu diễn ra G-20, Thủ tướng Angela Merkel đã nhấn mạnh thông điệp: “Các vấn đề toàn cầu chỉ có thể giải quyết khi các bên có sự thỏa hiệp và nếu tất cả các bên cùng nỗ lực sẽ cho kết quả tốt đẹp”.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết tại các phiên thảo luận, hội nghị đã cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ.

“Trong các phiên thảo luận, các bên đánh giá phục hồi kinh tế thế giới đang tiến triển tích cực hơn, song tốc độ tăng trưởng vẫn chậm hơn kỳ vọng, khẳng định cam kết tăng cường hợp tác, sử dụng đồng bộ các chính sách tài khoá, tiền tệ, cải cách cơ cấu, chống chủ nghĩa bảo hộ nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng” – Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết về các phiên thảo luận.

Phát biểu tại hội nghị với tư cách chủ nhà APEC 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh các nước G-20 đã thể hiện tinh thần hợp tác để cùng tìm giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững toàn cầu.

Thủ tướng đề nghị các nước tăng cường hơn nữa trách nhiệm trong việc bảo đảm thực thi luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia trong các tiến trình hợp tác kinh tế toàn cầu, phối hợp bảo đảm tính minh bạch tài chính, thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư, liên kết chuỗi giá trị và mạng sản xuất, khuyến khích ứng dụng công nghệ, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực phát triển bền vững…

Cần hợp tác chống 
biến đổi khí hậu

Được mời phát biểu với tư cách là diễn giả chính tại phiên thảo luận về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và năng lượng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng cường hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu.

Thủ tướng chia sẻ Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đồng thời cũng chịu tác động tiêu cực của việc khai thác và sử dụng không bền vững nguồn tài nguyên nước sông Mekong.

Thủ tướng cho biết Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc việc cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm tới 25% nếu nhận được sự hỗ trợ hiệu quả của quốc tế…

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam chia sẻ thêm rằng với vai trò chủ nhà APEC 2017, Việt Nam đã thúc đẩy những chủ đề ưu tiên trong Nghị sự APEC 2017 là phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu và sử dụng hiệu quả năng lượng, đang phối hợp với các thành viên APEC thúc đẩy trao đổi sâu rộng về phát triển bao trùm cả về kinh tế, xã hội và tài chính.

Cũng tại các phiên thảo luận, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết các bên đã ghi nhận việc Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Thay vào đó, các thành viên khác của G-20 cam kết tiếp tục tuân thủ Thoả thuận Paris, trong đó có cam kết hỗ trợ các nước đang phát triển giảm nhẹ tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các vấn đề sẽ được thảo luận tại G-20

Các vấn đề chống biến đổi khí hậu, tự do thương mại và nhập cư sẽ là những nội dung thảo luận trọng tâm của hội nghị G-20 năm nay. Rõ ràng với những vấn đề này, giới quan sát đồ rằng quan điểm giữa hai nhà lãnh đạo Đức, Mỹ sẽ có nhiều chỗ “vênh” nhau.

Một vấn đề nữa chắc chắn sẽ được đưa ra thảo luận trong hai ngày của hội nghị lần này là cuộc chiến chống khủng bố.

Tờ Sun (Anh) cho biết Thủ tướng Anh Theresa May sẽ kêu gọi nguyên thủ các nước cùng tham gia cuộc chiến chống khủng bố, đặc biệt trong vấn đề phát triển công nghệ, để ngăn chặn dòng tiền tài trợ khủng bố và phòng ngừa các cuộc tấn công kiểu sói đơn độc sau các vụ việc vừa xảy ra tại Anh.

Và đương nhiên các cuộc họp của G-20 không thể thiếu vắng những thảo luận về vấn đề Triều Tiên và vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nhất của họ.

D.KIM THOA

QUỲNH TRUNG 
(từ Hamburg, Đức)