11/01/2025

Mua ‘sở hữu kỳ nghỉ’ nhận ‘sở hữu bực mình’

Quảng cáo bỏ ra 320 triệu, mỗi năm làm thượng đế “sở hữu kỳ nghỉ” một tuần tại các khu du lịch sang trọng khắp thế giới, nhưng thực tế chỉ mua lấy sự bực mình mà tiền đòi lại không được.

 

Mua ‘sở hữu kỳ nghỉ’ nhận ‘sở hữu bực mình’

 Quảng cáo bỏ ra 320 triệu, mỗi năm làm thượng đế “sở hữu kỳ nghỉ” một tuần tại các khu du lịch sang trọng khắp thế giới, nhưng thực tế chỉ mua lấy sự bực mình mà tiền đòi lại không được. 

 

 

 

Mua 'sở hữu kỳ nghỉ' nhận 'sở hữu bực mình'
Dự án của ALMA hiện vẫn đang thi công tại khu vực Bãi Dài, Cam Ranh, Khánh Hoà (ảnh chụp ngày 3-7) – Ảnh: Thanh Trúc

Sở hữu kỳ nghỉ là một loại hình mới tại Việt Nam tuy nhiên đang chứa đựng nhiều rủi ro cho khách hàng. Bỏ ra số tiền lớn với hi vọng mỗi năm được đi nghỉ một tuần ở bất cứ đâu trên thế giới, nhiều người đã khóc ròng khi bỏ tiền sở hữu kỳ nghỉ của Công ty TNHH khu du lịch Vịnh Thiên Đường (ALMA).

“Thượng đế” khóc vì không tìm hiểu kỹ

Liên hệ với một tư vấn viên của ALMA để được tư vấn mua gói sở hữu kỳ nghỉ, một nam nhân viên tiếp chúng tôi tại trụ sở công ty ở toà nhà Lim Tower (quận 1, TP.HCM).

Theo lời tư vấn, nếu khách mua sẽ được sở hữu kỳ nghỉ cố định trong 36 năm, mỗi năm sẽ được đi nghỉ 1 tuần. Hết hạn, công ty sẽ tiếp tục gia hạn không tốn thêm bất kỳ khoản phí nào. 

 

Khách hàng sẽ được ở trong các căn hộ, biệt thự sang trọng với khu vui chơi, giải trí, bãi tắm đẹp… tại Bãi Dài, tỉnh Khánh Hoà.

Để thuyết phục, nhân viên tư vấn cho biết nếu không muốn trực tiếp đi du lịch, khách hàng có thể cho thuê, bán, tặng, thừa kế…

Thậm chí, theo lời tư vấn viên này, các khách hàng nếu mua ngay sẽ được hưởng lợi nhuận từ việc cho thuê, bán lại.

Thế nhưng, sự thật lại hoàn toàn trái ngược như trường hợp bà T.O. (ngụ quận 1), một trong những người đã mua hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ của ALMA.

Bà O. chọn mức giá 320 triệu đồng, đinh ninh hợp đồng này có giá trị trong vòng 35 năm, mỗi năm sẽ được đi du lịch một lần tại bất cứ đâu trên thế giới, theo như lời giới thiệu của nhân viên tư vấn. 

Thê nhưng sau khi đã đóng 40 triệu đồng giữ chỗ, bà mới giật mình.

“Về nhà đọc kỹ hợp đồng, tôi mới phát hiện số tiền lớn bỏ ra chỉ là tiền phòng nghỉ trong nước. Tiền vé máy bay đi lại, ăn uống chi phí đều phải tự túc. Mỗi năm còn phải đóng phí duy trì hợp đồng. Nếu từ đầu được tư vấn kỹ, tôi sẽ không mua kỳ nghỉ này” – bà O. bức xúc.

Bà O. đã liên hệ với nhân viên tư vấn đề nghị được lấy lại số tiền 40 triệu đồng nhưng không được đồng ý.

Yêu cầu được đi nghỉ ở nước ngoài nhưng nhân viên công ty cho biết nơi bà muốn đến đã hết chỗ.

“Trước đó, nhân viên nói tôi có thể cho thuê, bán, sang nhượng. Bây giờ tôi muốn được bán lại kỳ nghỉ, chỉ lấy lại 50% chi phí nhưng công ty không chấp nhận, lại còn thường xuyên gọi điện thoại thúc giục tôi phải đóng tiền” – bà O. nói.

Thời gian qua, nhiều người mua hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ của ALMA đã lập hội trên Facebook để khuyến cáo những người khác. Có người còn thuê luật sư với hi vọng đòi lại được tiền.

Bán dịch vụ từ 2013 dù 2017 mới có giấy phép xây dựng

Điều khiến nhiều người băn khoăn là mặc dù ALMA bán kỳ nghỉ từ năm 2013 nhưng đến năm 2017, tức khoảng 4 năm sau, công ty này mới được cấp giấy phép xây dựng cho toà nhà chính trong khối các tòa nhà, biệt thự tại khu nghỉ dưỡng ở Khánh H.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Phạm Thị Kiều Hưng, Giám đốc pháp chế Công ty ALMA, và bà Phạm Thị Như Trang, Trưởng phòng truyền thông ALMA, thừa nhận tuy đã bắt đầu xây dựng và triển khai kinh doanh buôn bán sản phẩm dịch vụ từ năm 2013, nhưng cho đến ngày 28-4-2017, công ty này mới có giấy phép xây dựng chính thức cho toà nhà chính trong khu nghỉ dưỡng.

Còn khối các t nhà, biệt thự đang xây dựng xung quanh vẫn chưa có giấy phép xây dựng nhưng “đã được sự chấp thuận tạm thời của cơ quan chức năng”.

Theo bà Trang, dự án hiện tại đang tập trung xây phần thô tòa nhà chính. Các hạng mục khác như khu biệt thự, cơ sở hạ tầng… sẽ được triển khai trong 2 tháng tới.

Về việc khách hàng kêu không được sang nhượng kỳ nghỉ, bà Trang xác nhận khách hàng chỉ có quyền sang nhượng dịch vụ khi khu nghỉ dưỡng… chính thức khai trương. Trong thời gian chờ khai trương, khách hàng phải tiếp tục đóng phí.

“Cũng có nhiều khách hàng có ý kiến. Tuy nhiên hợp đồng giữa khách hàng và công ty là tự nguyện. Nếu không có bằng chứng công ty vi phạm cam kết, công ty không thể hoàn tiền” – bà Hưng nói.

Không phải sở hữu bất động sản

Theo các chuyên gia, bản chất sở hữu kỳ nghỉ là sở hữu dịch vụ chứ không phải là sở hữu bất động sản. Trên thế giới rất nhiều người phải tháo chạy, chấp nhận chuyển nhượng kỳ nghỉ với giá rẻ vì không chịu nổi các loại phí mà có thể gắn với họ cho đến khi chết, nhưng để chuyển nhượng được cũng không hề dễ dàng.

ALMA bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ tháng 6-2013. Trong lần giới thiệu ra mắt văn phòng ở TP.HCM hồi tháng 4-2015, đại diện ALMA cho biết trên thế giới có khoảng 5.300 khu nghỉ dưỡng có mô hình sở hữu kỳ nghỉ như vậy với khoảng 497.000 căn hộ và có khoảng 20 triệu người tham gia sở hữu các căn hộ theo kỳ nghỉ.

N.BÌNH

Cục Quản lý cạnh tranh vào cuộc

Mới đây, ông Trịnh Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương, đã ký công văn yêu cầu Công ty ALMA tiếp nhận, giải quyết đơn khiếu nại… và báo cáo kết quả về cục trước ngày 9-7.

Lý do, thời gian qua Cục Quản lý cạnh tranh nhận được nhiều đơn khiếu nại liên quan đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ của công ty.

Cẩn thận với loại hình mới 

Mua 'sở hữu kỳ nghỉ' nhận 'sở hữu bực mình'
Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ của ALMA bị nhiều khách hàng cho rằng có nhiều điều kiện bất lợi cho khách – Ảnh: T.Lụa

Là một loại hình mới được quảng bá có thể bán lại với lợi nhuận cao, nhiều người bỏ tiền sau đó đã cho rằng việc sở hữu kỳ nghỉ chỉ là bỏ tiền ra thuê phòng với giá đắt.

Trong thời gian chờ cơ quan chức năng giải quyết, theo các chuyên gia, người dân nên cẩn trọng, đọc kỹ hợp đồng khi muốn đầu tư, ký hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ.

Hợp đồng mẫu của ALMA “quá đáng”?

Với số tiền để sở hữu kỳ nghỉ lên tới hàng trăm triệu đồng nhưng những người sở hữu kỳ nghỉ ở ALMA sẽ chỉ được cung cấp phòng nghỉ tại khu nghỉ dưỡng ở Khánh Hoà (đang xây dựng).

Chi phí đi lại, ăn uống… khách hàng đều phải tự túc. Nếu muốn đi nghỉ nước ngoài, khách phải đóng thêm phí.

Ngoài ra, mỗi năm khách phải đóng phí duy trì trong đó năm đầu tiên từ 7,5-9,6 triệu đồng. Trong năm tiếp theo, công ty sẽ lập bảng chi phí hoạt động và gửi hoá đơn cho khách. Điều này đồng nghĩa khả năng khách sẽ phải trả bất kỳ khoản chi phí nào công ty đề ra.

Cũng theo hợp đồng mẫu của ALMA, nếu pháp luật Việt Nam yêu cầu công ty phải đóng thêm khoản phí nào, công ty sẽ đóng và khách hàng phải hoàn trả.

Trong mọi trường hợp, công ty không có nghĩa vụ hoàn trả cho khách hàng số tiền đã đóng. Nếu đến hạn khai trương (năm 2018) dự án chưa hoàn thành, công ty được gia hạn 6 tháng.

Nếu công ty ALMA không hoàn thành nghĩa vụ, khách hàng sẽ được trả lại tiền đã thanh toán mà không được bất cứ khoản bồi thường nào.

Kiến nghị cơ quan chức năng làm rõ

Luật sư Trương Anh Tú, Đoàn luật sư Hà Nội, cho biết thời gian qua nhiều cá nhân đã ký hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ với ALMA đã đến nhờ ông bảo vệ quyền lợi.

Đặc biệt, theo ông Tú, hợp đồng mẫu của ALMA có nhiều điều khoản bất lợi cho khách hàng.

Chẳng hạn như việc giải quyết tranh chấp được quy định sẽ do Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore giải quyết và được thực hiện bằng… tiếng Anh; có điều khoản hạn chế quyền khiếu nại như “khách không thực hiện bất cứ khiếu nại hoặc khiếu kiện chống lại công ty…”.

Ông Tú khẳng định đã gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan như Bộ Công thương, Bộ Công an để làm rõ việc ALMA không minh bạch trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm dịch vụ…

TÂM LỤA – ÁI NHÂN


TÂM LỤA – LÊ PHAN – TÂM ĐỨC