10/01/2025

Không nên ‘thả cửa’ ô tô điện

Nhiều chuyên gia đã khẳng định như vậy trước đề xuất của Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam loại ô tô chạy điện ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Nghị định về điều kiện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô.

 

Không nên ‘thả cửa’ ô tô điện

Nhiều chuyên gia đã khẳng định như vậy trước đề xuất của Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam loại ô tô chạy điện ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Nghị định về điều kiện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô.




Xe Nissan Leaf chạy hoàn toàn bằng điện tại triển lãm ô tô ở VN  /// Ảnh: Thái Nguyễn

Xe Nissan Leaf chạy hoàn toàn bằng điện tại triển lãm ô tô ở VNẢNH: THÁI NGUYỄN

Nhiều chuyên gia đã khẳng định như vậy trước đề xuất của Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam (VCCI) loại ô tô chạy điện ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Nghị định về điều kiện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô (dự thảo lần 3).
Đề nghị của VCCI được lý giải là nhằm phát triển thị trường xe điện, có sản phẩm xe điện giá rẻ thân thiện môi trường cho người tiêu dùng Việt bằng những chính sách cởi bỏ về thuế quan, giảm đầu tư hạ tầng… Tuy nhiên, việc loại bỏ yếu tố “có điều kiện” sang “vô điều kiện” không chỉ liên quan đến giá cả mà là an toàn kỹ thuật chính là yếu tố khiến nhiều chuyên gia băn khoăn. 



Theo Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT), tính đến nay có khoảng hơn 1.300 xe điện 4 bánh được nhập khẩu vào VN.



 

Phải đảm bảo an toàn như ô tô chạy xăng
Từ Pháp, chuyên gia ô tô Khương Quang Đồng đặt câu hỏi, ô tô điện có tất cả những chức năng của một chiếc ô tô, chỉ khác về sử dụng nhiên liệu thì sao lại có sự phân biệt ô tô điện được miễn giảm các điều kiện trong kinh doanh sản xuất so với ô tô thông thường? Theo ông Khương Quang Đồng, công nghiệp ô tô điện chính yếu cần 4 công nghệ cơ bản: tích lũy điện, máy điện, máy đổi điện và kỹ thuật điều khiển, xử lý tối ưu. Ngoài công nghệ tích lũy điện, các công nghệ khác tương đối đơn giản và có thể phát triển tại một nước có trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao như VN. Tuy nhiên, về điều kiện kỹ thuật bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì không khác so với công nghiệp ô tô dùng xăng.
Chuyên gia môi trường, PGS-TS Phạm Thế Hiện cho rằng xe điện góp phần giảm khí thải, giảm ô nhiễm môi trường và quan trọng là chống hiệu ứng nhà kính đang manh nha tại VN trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, ô tô chạy bằng điện hay chạy bằng xăng dầu vẫn là ô tô, phương tiện đi lại liên quan đến tính mạng con người. “Nếu cho rằng, việc đưa ra nhiều quy định cứng nhắc gây cản trở sáng tạo hay nghiên cứu trong ngành này tôi cho là chưa chính xác. Xe ô tô điện là một lĩnh vực mới, VN có làm thì cũng đang vừa làm vừa học hỏi, thả cửa cho một sản phẩm liên quan đến an toàn tính mạng con người chưa phải là cách để tăng tư duy sáng tạo”, ông Hiện nói.

Một nhà nhập khẩu ô tô từ châu Âu, trụ sở tại TP.HCM, phân tích, ô tô điện là ngành đòi hỏi kỹ thuật an toàn cao, nhiều hãng ô tô lớn của thế giới chọn giải pháp tự đầu tư trạm bảo dưỡng cho xe của mình tại các nước chứ chưa dám giao cho các đại lý đầu tư. Đó là lý do thị trường ô tô điện chưa phát triển mạnh trên thế giới. PGS-TS Phạm Thế Hiện bổ sung, việc loại ô tô điện ra khỏi ngành kinh doanh có điều kiện gây ảnh hưởng đến an toàn cho chủ phương tiện lẫn người đi đường. Vì nếu đã chạy bằng điện, trên đường lại không có những trạm bảo hành bảo dưỡng đủ chuẩn, khi gặp sự cố, cả chủ nhân xe lẫn người đi đường đều gặp nguy hiểm.

Cẩn trọng ô nhiễm môi trường
PGS-TS Nguyễn Lê Ninh, chuyên gia năng lượng, phân tích: Quá trình chuyển tiếp của ô tô dùng 100% xăng sang 100% điện trải qua nhiều công nghệ gọi là bước đệm với đủ loại xe lai. Ô tô điện lai (hybrid vehicle) vừa dùng điện vừa dùng xăng, loại Full Hybrid (HEV) với động cơ xăng là chính, động cơ điện chỉ giúp lực kéo phụ trợ khi cần, tiết kiệm đến 35% năng lượng xăng. Loại Plug-in Hybrid (PHEV) còn gọi là ô tô lai sạc điện vận hành như HEV, nhưng PHEV có phích cắm để sạc điện từ nguồn cung cấp bên ngoài, tiết kiệm khoảng 31 – 67% xăng tùy số lần sạc điện… và cuối cùng, công nghệ ô tô điện là sử dụng 100% động cơ điện. Đây mới đúng là Zero Emission Vehicle (ZEV) “xe không khí thải” và là sản phẩm kỳ vọng của người tiêu dùng thế kỷ 21 nhưng giá vô cùng cao.
Hai công nghệ năng lượng nổi bật hiện nay là ô tô điện pin nhiên liệu và ô tô điện ắc quy. Theo PGS-TS Nguyễn Lê Ninh thì một pin nhiên liệu 80 kW hiện có giá tầm 17.000 USD được coi là thích hợp nhất cho ô tô điện. Còn ắc quy với khả năng tích lũy năng lượng thấp, thời gian sạc lâu nhưng giá thành cao hơn pin nhiên liệu. Do đó, cho rằng xe điện là sản phẩm thân thiện với môi trường là chưa chính xác. “Ô tô điện phải có bình ắc quy, bình điện kèm theo để thay thế xăng, trong khi sản xuất bình điện lại gây ô nhiễm môi trường hơn cả khói xăng xe”, PGS Ninh nhận định và cho rằng, “chiếc áo kinh doanh có điều kiện” được khoác cho sản phẩm ô tô điện là ở đây chứ không phải vấn đề đắt rẻ, quy định ngặt nghèo hay không.

Ở một góc nhìn khác, PGS-TS Phạm Thế Hiện chỉ ra hạ tầng của VN chưa đáp ứng những điều kiện tối thiểu cho an toàn người sử dụng ô tô điện, do công nghệ xây dựng trạm bảo hành bảo dưỡng riêng loại xe này cũng cần kỹ thuật cao. Bởi nếu không may rò rỉ điện hay chập phát cháy nổ thì hậu quả rất khó lường. Việc xây dựng mở trạm bảo dưỡng đối với DN sản xuất kinh doanh tại VN không dễ do số tiền đầu tư lớn. Thế nên, muốn phát triển công nghiệp ô tô điện, Chính phủ nên bắt đầu từ việc hỗ trợ DN hay miễn giảm thuế đề đầu tư hạ tầng cơ sở, trạm bảo dưỡng, sạc điện… Chiến lược phải đồng bộ chứ không phải buông lỏng các điều kiện an toàn.

 

 

Nguyên Nga