28/11/2024

Đối đầu ở biên giới Ấn – Trung

Ấn Độ và Trung Quốc đang đổ lỗi lẫn nhau về tình trạng căng thẳng nghiêm trọng dọc theo biên giới hai nước ở khu vực Tây Tạng.

 

Đối đầu ở biên giới Ấn – Trung

Ấn Độ và Trung Quốc đang đổ lỗi lẫn nhau về tình trạng căng thẳng nghiêm trọng dọc theo biên giới hai nước ở khu vực Tây Tạng.




Ranh giới hai nước tại cửa khẩu Nathu La	
 /// Ảnh: Reuters

Ranh giới hai nước tại cửa khẩu Nathu LaẢNH: REUTERS

Căng thẳng đang bao trùm những khu vực xa xôi của bang Sikkim ở miền đông bắc Ấn Độ, sau khi xảy ra các vụ xô xát giữa binh lính Ấn Độ và Trung Quốc tại đây. Hai nước đã lần lượt đưa ra các thông tin khác nhau về tình hình ở biên giới.
Đầu tiên, Hãng thông tấn PTI ngày 26.6 dẫn lời một quan chức giấu tên cho hay một vụ xô đẩy đã diễn ra vào tuần đầu tiên của tháng 6 gần trạm gác Lalten thuộc vùng Doka La, điểm giao nhau giữa tỉnh Sikkim với Bhutan và Khu tự trị Tây Tạng ở Trung Quốc. Lính Trung Quốc bị tố cáo xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ và phá hủy 2 boong ke được xây dựng tạm thời tại đây. Để ngăn chặn lính Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ, quân Ấn Độ thiết lập bức tường người, dẫn đến xô xát giữa hai bên.
Kể từ sau chiến tranh Ấn – Trung năm 1962, Sikkim thuộc quyền kiểm soát của quân đội Ấn Độ và Lực lượng biên phòng Ấn – Tây Tạng (ITBP). Trong nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC), đóng vai trò phân chia ranh giới hai nước, phía Ấn Độ đã hai lần đề xuất hội đàm và hai nước tiến hành đối thoại vào ngày 20.6 tại cửa khẩu Nathu La nối bang Sikkim và Khu tự trị Tây Tạng nhưng vẫn chưa có hướng giải quyết.
 

Đối đầu  ở biên giới Ấn - Trung - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Lá chắn sơn cước của Ấn Độ

Chịu trách nhiệm bảo vệ biên giới tại Himalaya, quân đoàn tinh nhuệ mới thành lập của Ấn Độ đối mặt nguy cơ khủng hoảng do thiếu ngân sách.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng hôm qua cho hay nước này đã gửi công hàm phản đối đến Ấn Độ, yêu cầu rút binh sĩ khỏi lãnh thổ Trung Quốc. Bắc Kinh trước đó cáo buộc quân đội Ấn Độ đơn phương kích động căng thẳng bằng cách ngăn cản hoạt động xây dựng đường sá bên phía Trung Quốc. Dù không cung cấp nhiều chi tiết về vụ việc, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng vụ xô xát giữa hai bên “đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và sự yên tĩnh của khu vực biên giới”.
Trong một hành động trả đũa, Trung Quốc cũng tạm ngưng cho phép dân Ấn Độ đến điểm hành hương nổi tiếng tại Tây Tạng là Kailash Mansarovar “vì lý do an ninh”. Theo Đài NDTV, đây là lần đầu tiên trong hơn 10 ngày qua Bắc Kinh nêu rõ lý do đóng cửa biên giới, chặn đèo đến hồ nước và ngọn núi thiêng ở Tây Tạng. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cảnh báo việc đóng cửa khẩu sẽ kéo dài cho đến khi phía Ấn Độ rút quân.
“Về những hành động sắp tới, chúng tôi phải tuỳ thuộc vào những gì phía Ấn Độ sẽ làm. Họ phải tiến hành các hành động cải thiện tình hình an ninh”, ông Lục Khảng nói.
Quan hệ Mỹ – Ấn nồng ấm nhưng chưa đột phá
Trong cuộc họp báo chung tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cam kết đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, quân sự và cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. “Tương lai quan hệ đối tác của chúng ta chưa bao giờ xán lạn đến thế”, Tổng thống Trump phát biểu. Tuy nhiên, theo Reuters, không có các thoả thuận song phương mang tính đột phá nào được ký kết trong chuyến thăm lần này của ông Modi. Tổng thống Trump cũng đã nhận lời mời thăm Ấn Độ nhưng chưa rõ thời điểm cụ thể.


Đối đầu  ở biên giới Ấn - Trung - ảnh 3

 
 

 

Thuỵ Miên