22/01/2025

Mỹ đàm phán với nhiều nước châu Á tìm giải pháp thay TPP

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross ngày 19.6 cho hay Washington vừa bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại với nhiều nước ở châu Á để tìm một giải pháp thay thế Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

 

Mỹ đàm phán với nhiều nước châu Á tìm giải pháp thay TPP

 

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross ngày 19.6 cho hay Washington vừa bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại với nhiều nước ở châu Á để tìm một giải pháp thay thế Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).




Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur RossREUTERS

Phát biểu tại Hội nghị đầu tư SelectUSA ở Washington, ông Ross nói Mỹ sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán với Nhật về một thoả thuận thương mại song phương, và cũng đã có những buổi thảo luận sơ bộ với một số quốc gia khác, theo tờ South China Morning Post.
Bộ trưởng Ross không nói rõ những quốc gia mà Mỹ đã nối lại đàm phán thương mại. “Chúng tôi sẽ thông báo khi có thể đạt thoả thuận với các nước khác”, ông Ross cho hay.
Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi TPP trong ngày đầu nhậm chức (20.1.2017) và cho rằng việc ký sắc lệnh là “một điều vĩ đại cho người lao động Mỹ”. Trước đó, ông Trump gọi TPP là “thảm hoạ tiềm tàng” sẽ khiến nhiều người Mỹ mất việc, theo Reuters.
Mỹ đàm phán với nhiều nước châu Á tìm giải pháp thay TPP - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Mỹ chính thức rút khỏi TPP

Trong ngày đầu tiên “làm việc thực sự” hôm 23.1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) theo đúng cam kết của ông lúc tranh cử.

Trong khi đó, cũng tại Hội nghị SelectUSA, Giám đốc Hiệp hội Thống đốc quốc gia của Mỹ Scott Pattison lại khẳng định quyết định rút khỏi TPP của ông Trump đã đi ngược lại ý nguyện của hầu hết lãnh đạo các bang.

Giới chuyên gia thì cho rằng việc Mỹ rút khỏi TPP làm giảm đáng kể tầm ảnh hưởng của TPP. Giám đốc Scott Pattison của công ty Apec Trade Policy Group ở Hồng Kông chỉ ra nếu có cả Mỹ, 12 quốc gia ký TPP, trong đó có Việt Nam, chiếm tổng cộng 38% GDP và 26% thương mại của thế giới. Không có Mỹ, các tỷ lệ tương ứng giảm xuống còn lần lượt 13% và 15%.
Dù không có Mỹ, 11 quốc gia ký kết TPP còn lại vừa nhất trí tiếp tục các cuộc đàm phán nhằm làm cho hiệp định này có hiệu lực, theo South China Morning Post.

 

Văn Khoa