Đến thời điểm này, các sở GDĐT đã hoàn tất việc bố trí điểm thi và sắp xếp thí sinh trong từng phòng thi. Tuy nhiên, quy chế thi năm nay có nhiều điểm mới đang đặt ra những lo ngại xung quanh việc sắp xếp thí sinh.
Thi THPT quốc gia: Lo ngại chỗ ngồi của thí sinh
Đến thời điểm này, các sở GDĐT đã hoàn tất việc bố trí điểm thi và sắp xếp thí sinh trong từng phòng thi. Tuy nhiên, quy chế thi năm nay có nhiều điểm mới đang đặt ra những lo ngại xung quanh việc sắp xếp thí sinh.
Sau nhiều năm kỳ thi THPT quốc gia tổ chức theo hướng tập trung học sinh (HS) nhiều trường về một điểm thi, thì nay thí sinh (TS) được quay trở lại dự thi ngay tại địa phương. Trong đó, nhiều điểm thi sẽ được tổ chức cho HS của riêng trường mình. Có nghĩa HS trong cùng trường, thậm chí cùng lớp, sẽ được sắp xếp dự thi cạnh nhau trong phòng thi. Cán bộ tuyển sinh một trường ĐH tại TP.HCM cho rằng các môn trắc nghiệm 24 TS trong từng phòng thi mỗi người sẽ có một mã đề riêng với nội dung câu hỏi khác nhau tới 80% sẽ hạn chế tình trạng trao đổi bài. Tuy nhiên, với môn tự luận, nếu hội đồng thi coi không nghiêm túc, tình trạng trao đổi bài vẫn có khả năng xảy ra.
Kỳ thi THPT quốc gia sắp diễn ra, nhưng không khí ôn tập ở các trường năm nay khá nhẹ nhàng. Nhiều giáo viên khẳng định giai đoạn này hoàn toàn không dạy thêm kiến thức mới để học sinh không bị áp lực.
Vấn đề này, ông Lê Ngọc Linh, Trưởng phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục Sở GD-ĐT tỉnh Tiền Giang, cho biết HS của tỉnh này đa số sẽ dự thi tại trường nơi mình học. Việc sắp xếp TS dự thi được phần mềm thực hiện theo từng nhóm môn thi nên HS cùng lớp có thể ngồi cùng phòng thi. Theo ông Linh, mỗi phòng thi sẽ có một cán bộ coi thi đến từ trường ĐH và một giáo viên của địa phương. Sở sắp xếp giáo viên tham gia coi thi khác huyện để tránh xảy ra tình trạng giáo viên coi thi chính HS của mình.
Còn ông Nguyễn Hồng Phúc, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Long An, cho biết có những điểm thi được tổ chức tại trường cho HS trường đó kết hợp với HS hệ GDTX trên địa bàn. Tuy nhiên, thực hiện đúng theo quy chế, tất cả các phòng thi của tỉnh đều được bố trí 50% cán bộ coi thi của Sở và 50% còn lại đến từ trường ĐH, CĐ để đảm bảo tính nghiêm túc.
Sáng qua (16.6), Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia TP.Hà Nội, nơi có số lượng thí sinh đăng ký dự thi lớn nhất cả nước, đã họp rà soát lại tổng thể công tác chuẩn bị cho kỳ thi.
Thí sinh tự do thi chung, mất trật tự khu vực thi?
Ghi nhận từ các sở GD-ĐT, năm nay nếu các địa phương không bố trí phòng thi hợp lý cho đối tượng TS tự do sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề. Công tác này đã được một số địa phương lường trước và tập huấn kỹ lưỡng, đặc biệt trong việc tổ chức bài thi tổ hợp.
Ông Lê Ngọc Linh phân tích: “Theo quy chế, TS phải vào phòng thi nghe hướng dẫn trước giờ thi chính thức 15 phút, trong khi đó khoảng cách nghỉ giữa từng môn thành phần trong bài thi tổ hợp chỉ 10 phút. Nếu TS tự do không thi hết 3 môn thành phần mà chỉ thi 1 hoặc 2, việc bố trí phòng thi cần khéo để không xảy ra tình trạng TS chưa thi xong môn trước đã có TS thi môn sau vào phòng làm thủ tục. Ngay cả khi bố trí phòng thi độc lập cho các TS thi môn lẻ thì cũng cần có phòng chờ dành riêng cho TS đến sớm, hướng dẫn việc giữ trật tự với lối đi riêng để đảm bảo không gây ồn ào ảnh hưởng đến bài làm của TS khác”.
Đó là một trong những nội dung mà Sở GD-ĐT TP.HCM hướng dẫn học sinh về các thông tin cần thiết cho kỳ thi THPT quốc gia 2017, diễn ra từ ngày 21 đến 24.6.
Tương tự, ông Nguyễn Hồng Phúc cũng cho biết địa phương này đã chọn cách tách riêng TS tự do để dự thi tại một điểm riêng. Bởi lẽ việc tách riêng sẽ giúp công tác coi thi, làm bài thi thuận tiện hơn, đặc biệt là tránh gây mất tập trung tại khu vực thi với TS dự thi đầy đủ các môn.
Trong khi đó, theo kế hoạch của Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Nông, hơn 1.000 TS tự do được bố trí dự thi ngay tại điểm thi của các huyện. Đáng nói, phòng thi của TS tự do dự kiến được bố trí cùng dãy với TS các trường THPT trong cùng một khu vực thi. Một cán bộ khảo thí của địa phương này cho biết việc tổ chức điểm thi như vậy nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho TS tự do trong di chuyển. Phòng thi này thường ở cuối dãy sau khi đã hết phòng thi dành cho TS phổ thông.
Theo kết quả chấm phúc khảo điểm kỳ thi ĐH liên thông hệ chính quy của Trường ĐH Y Dược TP.HCM năm 2016, có 21 thí sinh (TS) có điểm thay đổi trong tổng số 53 TS nộp đơn.
Thực tế sẽ có những phòng thi dành cho TS tự do chỉ thi môn đầu và môn cuối của bài thi tổ hợp. Khi đó các TS này sẽ ngồi trong phòng, úp tờ phiếu trả lời trắc nghiệm trên bàn, chờ tham gia môn thi tiếp theo. Việc giữ trật tự để TS đang dự thi ở phòng bên cạnh trong thời điểm trống môn thi giữa, TS di chuyển trước và sau từng môn độc lập sẽ khó đảm bảo.
Một cán bộ coi thi còn đặt ra tình huống khác trong thời gian làm bài thi tổ hợp. “Sẽ có khả năng nhiều TS cùng xin ra ngoài đi vệ sinh trong giờ nghỉ giữa 3 môn thi thành phần, trong khi phiếu trả lời trắc nghiệm vẫn phải để lại trong phòng thi. Việc giám sát lượng TS ra ngoài đồng thời với đảm bảo an toàn cho phiếu làm bài để trên bàn cần có lực lượng cán bộ giám sát tham gia hỗ trợ để không xảy ra những sai sót đáng tiếc”, cán bộ này nói.
Các dụng cụ được và không được mang vào phòng thi
Theo quy chế thi, TS chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; Atlat địa lý VN đối với môn thi địa lý (do Nhà xuất bản Giáo dục VN ấn hành, không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì); các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác.
TS không được mang vào phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, đồ uống có cồn, giấy than, bút xoá, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và bảng tính tan.