24/01/2025

Giới trẻ Mỹ kém trung thành với nơi làm việc làm rò rỉ bí mật quốc gia

Giới chuyên gia cố lý giải hiện tượng người trẻ làm việc trong lĩnh vực an ninh quốc phòng ở Mỹ có nguy cơ làm lộ thông tin mật.

 

Giới trẻ Mỹ kém trung thành với nơi làm việc làm rò rỉ bí mật quốc gia

Giới chuyên gia cố lý giải hiện tượng người trẻ làm việc trong lĩnh vực an ninh quốc phòng ở Mỹ có nguy cơ làm lộ thông tin mật.



Reality Winner rời tòa sau phiên xét xử ngày 8.6	 /// Ảnh: AFP

 

Reality Winner rời tòa sau phiên xét xử ngày 8.6ẢNH: AFP

Cả ba vụ rò rỉ bí mật quốc gia chấn động ở Mỹ trong những năm gần đây đều liên quan đến người thuộc thế hệ Y (ra đời trong giai đoạn đầu thập niên 1980 – 2000). Trong đó bao gồm một quân nhân cùng 2 nhân viên làm việc theo hợp đồng cho Lầu Năm Góc và Cơ quan An ninh quốc gia (NSA).
Giới trẻ Mỹ kém trung thành với nơi làm việc làm rò rỉ bí mật quốc gia - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Giới trẻ Nhật bỏ phố về quê

Xu hướng mago – về quê sống với ông bà đang là lựa chọn của nhiều người trẻ Nhật Bản, kéo theo chính sách thu hút từ địa phương.
Nổi tiếng và lý tưởng
 

Vụ mới nhất là cô Reality Winner (25 tuổi) bị bắt vì cung cấp tài liệu mật cho truyền thông. Sau khi tốt nghiệp trung học, Reality Winner gia nhập không quân và được đào tạo trở thành chuyên gia phân tích mật mã và ngôn ngữ học. Xuất ngũ vào năm 2016, nhờ khả năng vượt trội nên cô được Công ty Pluribus International, một nhà thầu an ninh hợp tác với Lầu Năm Góc, tuyển dụng làm chuyên viên phân tích mật mã với mức lương 70.000 USD/năm, cao gấp đôi những lao động không có bằng đại học thông thường. Nữ nhân viên trẻ được điều động làm việc tại một văn phòng của Lầu Năm Góc, và đây có thể xem là một câu chuyện nổi bật về sự thành công của người trẻ ở Mỹ.
Tuy nhiên, Winner đang bị xét xử với cáo buộc rò rỉ bí mật quốc gia. Theo tờ The Washington Post, cô thừa nhận với Cục Điều tra liên bang (FBI) về hành động tuồn cho trang tin Intercept tài liệu mật liên quan đến nghi vấn tin tặc Nga tấn công mạng một đơn vị sản xuất phần mềm phục vụ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Trước đó, cựu binh chuyển giới Chelsea Manning (29 tuổi) và cựu nhân viên NSA Edward Snowden (33 tuổi) đã gây ra những vụ rò rỉ với số lượng thông tin khổng lồ, gây ảnh hưởng chấn động đến chính trị và ngoại giao.
Theo giới quan sát, Manning, Snowden và Winner có điểm chung là họ không hành động vì tiền mà có thể vì muốn nổi tiếng, vì “lý tưởng” hoặc xuất phát từ sự bất mãn đối với chính phủ. Kết quả khảo sát của Hãng Economic Innovation Group phát hiện 72% giới trẻ thế hệ Y ở Mỹ ít tin tưởng vào chính quyền liên bang. Đáng chú ý, nhiều người được hỏi đã gọi Snowden là “anh hùng”.
Trả lời phỏng vấn BBC, cựu Giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) Michael V. Hayden nhận định: “Tôi không đánh đồng hết tất cả, nhưng rõ ràng thế hệ Y có cách hiểu về lòng yêu nước, sự trung thành và đảm bảo bí mật hoàn toàn khác với thế hệ trước đây. Tất nhiên chúng ta phải chiêu mộ những người trẻ tài năng, nhưng về mặt văn hóa và tư tưởng, họ lại có suy nghĩ hoàn toàn trái ngược với giới lãnh đạo”. Ý kiến này trùng khớp với kết quả báo cáo của Hãng Pew. Theo đó, thế hệ Y có nhiều điều khác biệt về chính trị và định nghĩa lòng yêu nước so với thế hệ X (ra đời trong thập niên 1940 – 1960).

Mất cảnh giác với nhân tài

Xét về góc độ quản lý nhân sự, giới chuyên gia nhận định chính người tuyển dụng và giới hoạch định chính sách ở Mỹ quá ưu ái cũng như không sâu sát về tâm lý, dẫn đến mất cảnh giác với những nhân viên xuất chúng.
Edward Snowden từng được các lãnh đạo Công ty Booz Allen Hamilton (trụ sở ở bang Hawaii) đánh giá là bậc thầy về an ninh mạng. Vì thế, khi Booz Allen Hamilton trúng thầu tham gia cung cấp dịch vụ an ninh mạng cho NSA, cơ quan này cũng tin tưởng giao phó nhiều nhiệm vụ quan trọng cho Snowden. Tại một hội thảo an ninh mạng gần đây, ông Steven Bay, sếp cũ của Snowden, thừa nhận gần như phó thác mọi thứ cho anh ta quyết định. Tháng 6.2013, Snowden tung ra hàng ngàn tài liệu mật về chương trình do thám của Mỹ, gây chấn động dư luận thế giới và hiện đang tị nạn tại Nga.
Bên cạnh đó, hiện nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đến công tác chăm sóc nhân viên khiến họ không muốn gắn bó lâu dài. Theo nghiên cứu của Đại học Pennsylvania, do tình hình kinh tế khó khăn, nhiều công ty sa thải hàng loạt nhân viên, đồng thời cắt giảm phúc lợi, chương trình huấn luyện và chế độ đãi ngộ. Điều này cộng thêm tâm lý thích thay đổi khiến người trẻ thế hệ Y kém trung thành với nơi làm việc. “Giới trẻ ngày nay rất năng động, họ không thể nhẫn nhịn, chịu đựng cấp trên và cũng không ngồi đợi cho đến khi bị sa thải. Họ luôn chuẩn bị sẵn kế hoạch nhảy việc hoặc khởi nghiệp”, Giáo sư Adam Cobb thuộc Đại học Pennsylvania nhận định.
Giới trẻ Mỹ kém trung thành với nơi làm việc làm rò rỉ bí mật quốc gia - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Mỹ giúp thanh niên khởi nghiệp ngành ngân hàng

Tờ The Philadelphia Inquirer ngày 9.6 đưa tin chính quyền TP.Philadelphia (Mỹ) vừa triển khai chương trình BankWork$ nhằm giúp đào tạo nghề cho thanh niên thất nghiệp hoặc có thu nhập thấp cũng như cung cấp nguồn nhân lực cho ngành tài chính – ngân hàng.

Đối với những ngành nghề thông thường, hậu quả lớn nhất của tình trạng này chỉ là người trẻ liên tục nhảy việc hay làm việc không hiệu quả. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực an ninh quốc phòng, thiếu gắn bó và không trung thành với tổ chức là điều cực kỳ đáng lo ngại.

 

Phúc Duy