28/11/2024

Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi để không còn ‘cầu viện giải cứu’

Tại hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi VN diễn ra ngày 7.6 ở Hà Nội, nhiều doanh nghiệp (DN) kiến nghị những rào cản khiến sản phẩm chăn nuôi của VN khó vươn ra thế giới và cứ loay hoay ‘cầu viện giải cứu’.

 

Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi để không còn ‘cầu viện giải cứu’

Tại hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi VN diễn ra ngày 7.6 ở Hà Nội, nhiều doanh nghiệp (DN) kiến nghị những rào cản khiến sản phẩm chăn nuôi của VN khó vươn ra thế giới và cứ loay hoay ‘cầu viện giải cứu’.



Sản phẩm chăn nuôi phải hướng đến xuất khẩu thay vì chỉ tiêu dùng trong nước /// Ảnh: Độc Lập

 

Sản phẩm chăn nuôi phải hướng đến xuất khẩu thay vì chỉ tiêu dùng trong nướcẢNH: ĐỘC LẬP

Ông Nguyễn Đức Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thắng Lợi – có 17 năm làm xuất khẩu lợn sữa đi Hồng Kông, Malaysia, Macau và Trung Quốc, cho rằng thịt lợn VN đang ế ẩm dư thừa thì loại lợn sữa vẫn xuất khẩu đều đều. 5 tháng đầu năm DN đạt sản lượng xuất khẩu trên 4.000 tấn. Gần nhất là thị trường Trung Quốc, dù cấm nhập khẩu loại lợn lớn nhưng với lợn sữa, mỗi ngày vẫn có không dưới 10.000 con từ VN “chui” vào thị trường này. Trong ngành thịt lợn, lợn sữa là đặc sản, nhu cầu các nước rất lớn, số lượng xuất khẩu năm sau đều tăng hơn năm trước. Trong khi loại lợn lớn, nuôi công nghiệp thì VN “không có cửa” cạnh tranh với Thái Lan, Trung Quốc. Từ đó, ông Hoàng kiến nghị chọn sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của VN để đầu tư làm hàng xuất khẩu.
Cũng theo ông Hoàng, ngành thú y phải kết nối và thông thương với cơ quan thú y các nước để hỗ trợ DN xuất khẩu. Thực tế ở công ty ông Hoàng, nhiều đối tác Hàn Quốc, Singapore tìm đến đặt hàng nhập khẩu lợn sữa nhưng thú y của 2 nước chưa có liên kết thì đối tác không đồng ý. “Hiện tại ở Đài Loan, VN vẫn nằm trong danh sách các nước bị cấm nhập khẩu thịt lợn, do vẫn còn dịch lở mồm long móng. Nếu ngành thú y VN không có hợp tác, thoả thuận mở cánh cửa này, thì mọi nỗ lực, xúc tiến thương mại của DN vào đây đều vô ích”, ông Hoàng nói.
Chia sẻ câu chuyện thành công đàm phán xuất khẩu thịt gà vào thị trường Nhật Bản, ông Nguyễn Văn Quyền, Trưởng ban đề án xuất khẩu Nhật Bản, Công ty TNHH Koyo & Unitek (Đồng Nai), cho biết mất 3 năm xúc tiến thương mại và có được sự hỗ trợ tích cực từ Cục Thú y để đáp ứng tiêu chuẩn rất khắt khe tỉ mỉ của thị trường khó tính. Theo ông Quyền, vấn đề không phải là chuỗi quản lý sản phẩm, mà đầu tiên là khâu thú y, chứng nhận an toàn thực phẩm, dịch bệnh. “Ngay từ khâu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng thì DN phải làm, nhưng cơ quan thú y phải có giám sát, đặc biệt là kết nối thú y với các nước để mở đường xuất khẩu”, ông Quyền nói.
Tương tự, ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM, cho rằng con đường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi để DN tự làm, mày mò như trước đây sẽ khó thành công, mất nhiều thời gian. Cục Thú y nên có sự hợp tác, kết nối với các nước rồi hướng dẫn cho DN tiếp cận các thị trường nước ngoài, mở ra hướng đi mới trong xuất khẩu.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho biết: “Đối với kiến nghị của DN, Bộ NN-PTNT giao Cục Thú y nghiên cứu để sớm tháo gỡ, đặc biệt là xây dựng quan hệ hợp tác với ngành thú y các nước, kết nối và tạo điều kiện cho các DN xuất khẩu. Còn đối với các DN, Bộ NN-PTNT có định hướng và mong muốn đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ cấp đông đông lạnh, chế biến hiện đại, để nâng giá trị gia tăng của sản phẩm chăn nuôi, có chỗ đứng vững chắc ngay ở thị trường trong nước và mục tiêu cao hơn là hướng đến xuất khẩu”.

 

Phan Hậu