16/11/2024

Nông dân nhấp nhỏm trước nguy cơ tăng giá phân bón DAP

Việc Bộ Công thương điều tra, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với phân bón DAP có nguy cơ khiến tăng giá phân bón, khiến nông dân thêm khó khăn khi nhiều loại nông sản đang giảm giá.

 

Nông dân nhấp nhỏm trước nguy cơ tăng giá phân bón DAP

Việc Bộ Công thương điều tra, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với phân bón DAP có nguy cơ khiến tăng giá phân bón, khiến nông dân thêm khó khăn khi nhiều loại nông sản đang giảm giá.

 

 

 

Nông dân nhấp nhỏm trước nguy cơ tăng giá phân bón DAP
Giá một số loại phân bón có thể tăng nếu Bộ Công thương áp thuế tự vệ với phân bón DAP. Trong ảnh: người dân lựa chọn phân bón ở ĐBSCL Ảnh: V.TH.

Dù còn có ý kiến khác nhau, nhưng nhiều chuyên gia băn khoăn như trên và cho rằng 
Bộ Công thương nên cân nhắc 
kỹ, tránh khi giá phân bón tăng thì doanh nghiệp tăng giá, còn 
lúc giá thế giới giảm mạnh thì doanh nghiệp đòi “ngăn cản” hàng giá rẻ nhập khẩu.

Hiệp hội muốn “cứu”

Ông Nguyễn Hạc Thuý, phó chủ tịch Hiệp hội Phân bón VN (FAV), cho rằng ngành sản xuất phân bón VN nói chung và phân bón DAP (một loại phân bón vô cơ) nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn và bất lợi so với phân bón nhập khẩu. Vì vậy cần có những biện pháp để hỗ trợ, nếu không thì nhiều doanh nghiệp sẽ tiếp tục thua lỗ hoặc phá sản.

Riêng đối với trường hợp DAP, ông Th cho rằng thời gian qua giá nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm này giảm rất mạnh nên giá bán cũng giảm theo.

 

Trong khi đó, các nhà máy DAP của VN dùng nguyên liệu trong nước nên không được giảm giá, vì vậy không giảm được giá thành.

“Với các yếu tố trên nên phân bón sản xuất trong nước tiêu thụ rất khó khăn, sản lượng sản xuất của các nhà máy sản xuất giảm, thị trường thu hẹp… rất lo ngại” – ông Thúy nói và đồng tình việc Bộ Công thương sớm áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để hạn chế phân bón nhập khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất DAP trong nước tiêu thụ hàng hóa…

Trong khi đó, sau khi ra quyết định điều tra, theo quy định, Bộ Công thương có thể áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời. Thông thường có ba biện pháp: tăng thuế nhập khẩu, áp dụng hạn ngạch và các biện pháp khác do Chính phủ quy định.

Tăng thuế, nông dân sẽ thiệt

Cơ sở để doanh nghiệp kiến nghị Bộ Công thương điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ là việc gia tăng mạnh hàng hoá nhập khẩu đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất hàng hóa, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngành sản xuất trong nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có nhà máy phải đóng cửa.

Tuy nhiên, theo thông tin của Tuổi Trẻ, hai nhà máy sản xuất phân bón DAP thuộc Tập đoàn Hoá chất (Vinachem – đang sản xuất 100% phân DAP ở VN) hiện đã nằm trong nhóm 12 dự án không hiệu quả, thua lỗ của Bộ Công thương.

Trước đó, Vinachem đã có nhiều kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương nhằm hoãn nợ, giảm lãi 
để “giải cứu”.

Nay dù có được Bộ Công thương áp thuế tự vệ, giám đốc một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón tại TP.HCM cho rằng cũng khó giúp hai nhà máy DAP trở nên hiệu quả.

Bởi bản chất khó khăn của các nhà máy DAP là đầu tư không hợp lý, từ lựa chọn địa điểm đến công nghệ… dẫn đến giá thành cao mà chất lượng không như kỳ vọng.

“Ngay cả khi giá DAP nhập khẩu đắt hơn giá DAP trong nước, các nhà sản xuất và nông dân vẫn thích dùng hàng nhập khẩu hơn. Đó là vì chất lượng chứ không phải là giá cả nữa. Các nhà sản xuất trong nước cần phải xem lại chất lượng của mình trước khi đổ lỗi cho hàng nhập khẩu” – 
vị giám đốc này nói.

Theo nhiều chuyên gia nông nghiệp, cần phải thận trọng trong việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, bởi nếu không sẽ rất dễ rơi vào cảnh bảo vệ doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả nhưng lại đổ khó về cho nông dân vì giá phân bón sẽ tăng. Cần cân nhắc lợi ích của nông dân, nhất là những việc có thể khiến tăng chi phí của nông dân lúc này.

Ông Vũ Duy Hải, tổng giám đốc Công ty cổ phần Vinacam, cho biết dự án sản xuất phân bón nào cũng đưa ra lời hứa khi sản xuất sẽ giảm lượng phân bón nhập khẩu, tạo nguồn cung dồi dào cho nông dân và giá sẽ rẻ hơn hàng nhập khẩu. Tuy nhiên thực tế nhiều khi không phải vậy. Bởi thực tế rất có thể người dân vẫn phải trả giá cao khi giá thế giới tăng và cả khi giá thế giới giảm.

Giá phân bón trong nước đắt?

Mặc dù đã có sự điều chỉnh, nhưng giá thị trường phân bón trong nước hiện tại vẫn phản ánh mức giá cao khi đến tay nông dân.

Xếp theo thứ tự, mức giá bán đại lý tại các khu vực Nam Bộ, miền Trung, Tây Nguyên hiện đang phản ánh giá cao nhất là 6.200-6.300 đồng/kg, rẻ nhất cũng 5.800-5.900 đồng/kg.

Trong khi đó, theo ông Vũ Duy Hải – tổng giám đốc Vinacam, giá phân bón thế giới đang tiếp tục giảm. Một tàu chở phân urê 25.000-30.000 tấn nếu được đưa từ Nga về VN chỉ có giá 215-220 USD/tấn CIF, tương đương 5.160- 5.270 đồng/kg.

Giá phân bón thế giới giảm, nhưng giá trong nước giảm không tương xứng. Trong khi đó, giá nông sản ngày càng xuống thấp, đơn cử như hồ tiêu từ trên 200.000 đồng/kg năm ngoái rớt còn 100.000 đồng/kg năm nay; cà phê, mì… cũng gặp không ít khó khăn.

TRẦN MẠNH