13/01/2025

Cuộc chiến giữ sân nhà: Vị thế kem Việt

Chỉ là món “ăn chơi” nhưng năm 2016, theo đánh giá của Euromonitor International, thị trường kem và đồ tráng miệng đông lạnh tăng đạt doanh số 2.620 tỉ đồng, tăng 13% so với năm 2015.

 

Cuộc chiến giữ sân nhà: Vị thế kem Việt

Chỉ là món “ăn chơi” nhưng năm 2016, theo đánh giá của Euromonitor International, thị trường kem và đồ tráng miệng đông lạnh tăng đạt doanh số 2.620 tỉ đồng, tăng 13% so với năm 2015.



Trước sự đổ bộ của kem ngoại, kem VN vẫn đang chiếm ưu thế trên thị trường /// Ảnh: Ngọc Dương

 

Trước sự đổ bộ của kem ngoại, kem VN vẫn đang chiếm ưu thế trên thị trườngẢNH: NGỌC DƯƠNG

ũng vì thế, thị trường đồ lạnh này đang “nóng rẫy” với đầy đủ các thương hiệu ngoại và cuộc chiến không khoan nhượng của kem nội.
Kem ngoại bành trướng
Chị Khanh, một “tín đồ” của kem sống trong một chung cư ở Q.7 (TP.HCM), kể vài tháng nay trong thang máy chung cư nhà chị xuất hiện quảng cáo của kem Twin cows với mẫu mã hiện đại, đẹp. Ban đầu chị tưởng kem ngoại nhưng đọc kỹ quảng cáo, hóa ra là kem nội, là sản phẩm của Vinamilk. Thương hiệu kem khoái khẩu của chị Khanh là Häagen-Dazs (Mỹ) nhưng mỗi hũ kem 100 ml bán trong siêu thị tới 68.000 đồng nên “làm không đủ tiền ăn kem”, chị Khanh nói.
Thị trường kem Việt được đánh giá cực kỳ tiềm năng. Đầu tiên, mức chi tiêu cho kem của người Việt vẫn rất thấp. Cụ thể, bình quân người Việt chi 35.000 đồng/người/năm mua kem ăn trong khi ở Malaysia là 122.000 đồng, Singapore là 391.000 đồng. Điều đó cho thấy, dư địa để tăng trưởng kem là hết sức lớn. Bởi thế, hầu hết các thương hiệu kem ngoại nổi tiếng của các nước đều đã có mặt tại thị trường nội địa như BUDS, Häagen-Dazs, Baskin – Robbins, Snowee, Swensens, Fanny, Monte Rosa…
Sự thâm nhập nhanh, mạnh của các thương hiệu ngoại đã chia thị trường kem ra làm nhiều phân khúc. Phân khúc cao cấp chủ yếu là các thương hiệu ngoại với giá rất cao, trung bình khoảng 50.000 đồng/viên; từ 50.000 – 70.000 đồng/hộp 100 ml.
Một “tín đồ” của thương hiệu kem Snowee cho biết cuối tuần nào gia đình 4 người nhà chị cũng đi ăn kem.
“Kem dừa, kem trà xanh của Snowee rất ngon nhưng giá cao quá. Cả nhà ăn mỗi người một ly 2 viên kem là mất 400.000 đồng. Quá nhiều cho phần tráng miệng”, chị than.
Các loại kem Hàn Quốc, Thái Lan tập trung vào đối tượng phổ thông và trung cấp. Các loại kem này được bày bán rất nhiều trong siêu thị, các cửa hàng tiện lợi hay hệ thống bán lẻ. Chất lượng tốt, giá cả phải chăng (dao động từ 12.000 – 20.000 đồng/cây kem), đây cũng đang là sản phẩm được nhiều khách hàng Việt lựa chọn. Một thị phần kem đang phát triển rất nhanh là kem tươi của Lotteria, KFC, McDonald’s… Ở nhiều cửa hàng thức ăn nhanh, lợi nhuận từ lượng kem hằng ngày bán ra còn cao hơn sản phẩm chính.
Kem nội vẫn thống lĩnh thị phần
Mặc dù vậy, thị trường kem vẫn thuộc về các doanh nghiệp nội. Cụ thể, theo báo cáo của Euromonitor International, 2 thương hiệu Merino và Celano của KDF (Tập đoàn Kido) hiện đang chiếm 35% thị phần kem Việt. Tiếp theo là Vinamilk và Thủy Tạ, các thương hiệu ngoại chỉ chiếm thị phần rất nhỏ.
Tuy nhiên, kinh tế VN được dự báo tăng trưởng ở mức khá cao và ổn định, thu nhập của người Việt ngày càng tăng cùng với cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu tiêu thụ lớn… là những lý do khiến thị trường kem ngày càng hấp dẫn.
Cuộc chiến chiếm thị phần của khối nội và khối ngoại cũng vì thế ngày càng nóng bỏng. Có thể nhận thấy rất rõ sự nỗ lực của một số doanh nghiệp nội. Cách đây 2 năm, Vinamilk chỉ chuyên sản xuất kem thố – sản phẩm tạo lợi thế ở phân khúc bán lẻ với các mặt hàng như kem ly Delight, kem ly Vinamilk, kem cây Vinamilk, kem sữa chua Subo. Nhưng đến đầu năm 2016, việc tung ra thị trường dòng kem ly cao cấp Twin cows với mẫu mã bắt mắt, chất lượng không thua kém kem ngoại cùng mức giá hợp túi tiền (20.000 đồng cho hộp 100 ml, 62.000 đồng hộp 450 ml), mảng kem lạnh của Vinamilk đã giữ vững vị trí của mình, sau Kido và Thủy Tạ.
Mới đây, Công ty CP thực phẩm đông lạnh Kido (chủ thương hiệu kem Merino và Celano) cũng tiến hành IPO (bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng). KDF được thành lập vào tháng 7.2003 sau khi Tập đoàn Kido mua lại Nhà máy Kem Wall’s từ Unilever. Suốt nhiều năm qua, KDF vẫn là doanh nghiệp dẫn đầu ngành kem. Năm 2016, doanh thu thuần của công ty này đạt 1.397 tỉ đồng, tăng trưởng 31%. Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt 77% và 85% so với cùng kỳ lên mức 176 tỉ và 143 tỉ đồng. Với các diễn biến vừa nêu, nhiều người hy vọng các doanh nghiệp kem nội sẽ giữ vững sân nhà.

 

Hà Mai