28/01/2025

Sẽ giảm phí BOT

Trong khi Bộ Tài chính khẳng định có thể giảm giá vé thu phí qua các trạm, các chuyên gia cho rằng cần xem lại việc cho chủ đầu tư thu phí trên vốn đầu tư tạm tính, có yếu tố “ảo”, thậm chí gian lận…

 

Sẽ giảm phí BOT

 Trong khi Bộ Tài chính khẳng định có thể giảm giá vé thu phí qua các trạm, các chuyên gia cho rằng cần xem lại việc cho chủ đầu tư thu phí trên vốn đầu tư tạm tính, có yếu tố “ảo”, thậm chí gian lận…

 

 

 

Sẽ giảm phí BOT
Đại diện Bộ Tài chính cho biết đang xem xét giảm phí tại nhiều trạm BOT. Trong ảnh: trạm thu phí trên xa lộ Hà Nội, TP.HCM – Ảnh: Quang Định

Ông Lê Tuấn Anh (phó vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính):

Có thể giảm phí 
nhiều trạm BOT

Trên thực tế, có thể giảm được phí tại nhiều trạm do các chủ đầu tư tiến hành làm cầu, đường và thu phí theo hình thức BOT.

Kết quả kiểm toán hàng loạt dự án BOT cho thấy chi phí đầu tư như lãi vay… đều giảm so với dự kiến ban đầu, điều kiện để các cơ quan quản lý xem xét, đàm phán với chủ đầu tư để giảm phí.

 

Tính đến cuối năm 2016, Bộ GTVT đã đề xuất và được Bộ Tài chính chấp thuận giảm phí tại 29 trạm thu phí BOT. Bộ GTVT và nhà đầu tư cũng đã quyết toán toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư xây dựng đối với hơn 40 trong 53 dự án BOT đã hoàn thành, đang đưa vào sử dụng và thu phí.

Trên cơ sở quyết toán dự án, nếu tổng mức đầu tư thực tế thấp hơn phương án tài chính ban đầu, chắc chắn là giảm được phí BOT.

Một chuyên gia 
ngành tài chính:

Biên độ quá lớn, 
dễ dẫn đến xin – cho

Theo Kiểm toán Nhà nước, mức thu phí phải đủ để dự án có khả năng thu hồi vốn đầu tư. Mức thu càng cao, dự án càng thu hồi vốn nhanh nên nhà đầu tư đều mong muốn mức thu phí của dự án được xác định mức cao nhất.

Ngoài khung thu phí được quy định tại thông tư 159 năm 2013, Bộ Tài chính còn ban hành quy định mức phí riêng cho mỗi dự án cụ thể.

Tuy nhiên, biên độ dao động mức thu phí trong thông tư 159 quá lớn, dẫn đến tình trạng cùng một loại phương tiện nhưng mức thu phí tại trạm này lại chênh lệch hơn hẳn trạm khác.

Điều này dễ dẫn tới cơ chế xin – cho thiếu minh bạch trong xác định mức thu phí của từng dự án cụ thể.

Ông Bùi Văn Tỉnh 
(tổng giám đốc Vidifi, 
nhà đầu tư đường cao tốc 5B, 
Hà Nội – Hải Phòng):

Cao tốc chủ yếu 
phục vụ xe con?

Theo phương án tài chính, các dự án BOT phải cần trên dưới 10 năm kể từ ngày khai thác mới đến điểm hoà vốn. Dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng có vòng đời 28 năm, theo phương án tài chính đến năm thứ 14 mới đến điểm hoà vốn.

Tuy nhiên với dự án BOT, nhà đầu tư được rút lãi gộp theo tỉ lệ doanh số hằng năm nên thu phí đường 5B chưa đến điểm h vốn, lỗ trong thời gian đầu không đáng ngại.

Theo các nhà tư vấn nước ngoài, nếu có hai đường song song, xe tải nặng sẽ không đi vào đường cao tốc dù có nhanh hơn nên phương án là thu hút xe con đi đường cao tốc.

PGS.TS Nguyễn Quang Toản (nguyên chủ nhiệm 
bộ môn đường bộ, Đại học GTVT 
Hà Nội):

Minh bạch chuyện hỗ trợ nhà đầu tư BOT

Nhà nước cho đầu tư đường bộ bằng hình thức BOT là đúng khi ngân sách không đủ làm tất cả.

Nhưng sự phản ứng của người dân có nguyên nhân sâu xa là do phần lớn đường được đầu tư BOT, không có hệ thống đường song song bằng vốn ngân sách. Như quốc lộ 1 độc đạo, phải mở rộng bằng BOT rồi thu phí, dân không còn được lựa 
chọn đi đường khác.

Khi không đủ tiền làm đường, Nhà nước phải kêu gọi đầu tư BOT, tính đến cả phương án hỗ trợ bằng quyền thu phí ở tuyến đường đã được làm bằng vốn ngân sách.

Nếu Bộ GTVT và Nhà nước làm được đúng công bố như trước đây là những đường làm bằng vốn ngân sách sẽ không thu phí, các trạm thu phí sẽ đặt đúng chỗ. Nhưng sẽ không ai đầu tư BOT vì phương án tài chính không đảm bảo nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Trong khi đó, việc hỗ trợ nhà đầu tư BOT bằng quyền thu phí trên đường làm bằng ngân sách thường không công bố, giải thích rõ với người dân ngay từ đầu, dẫn đến chuyện bị người dân phản ứng.

Cầu Bến Thủy được cho thu phí để hoàn vốn cho tổ hợp nhiều dự án BOT ở Nghệ An và Hà Tĩnh là một ví dụ.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường:

Sẽ miễn giảm 
cho người ở gần 
trạm thu phí

Với các trạm thu phí ở những tuyến đường cải tạo hoặc không nằm trên đường BOT, người dân gần khu vực trạm thu phí sẽ được giảm phí theo đề xuất của địa phương.

Trên cơ sở đó sẽ xây dựng phương án chung về miễn, giảm phí tương ứng với cự ly nơi sinh sống đến trạm thu phí để áp dụng cho các trạm thu phí khác. Phương án này sẽ được trình Chính phủ phê duyệt.

Có lỗ hổng từ cơ chế?

Qua kiểm toán một loạt dự án BOT, Kiểm toán Nhà nước nhận định tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu thường được chủ đầu tư đẩy lên cao 5-15% so với thực tế. Như mức lãi vay thường cao hơn thực tế 1-3%/năm.

Trong khi đó, việc ban hành mức thu phí khi chưa quyết toán dự án dẫn tới mức thu phí và thời gian thu phí quá cao, không chính xác với mức đầu tư. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư cố tình chậm quyết toán để hưởng lợi.

Phó thủ tướng 
chỉ đạo ưu tiên giảm phí BOT

Tại cuộc họp ban chỉ đạo điều hành giá cả vừa diễn ra, Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã chỉ đạo Bộ GTVT sớm có báo cáo phương án giảm phí BOT ngay trong năm 2017 với 41 trạm BOT đã quyết toán. Ưu tiên việc giảm phí hơn là giảm thời gian thu.

Tùy từng dự án, Bộ GTVT cần đánh giá và giảm phí nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân, giảm gánh nặng cho nền kinh tế.

Ngoài ra, Bộ Tài chính phải sớm ban hành thông tư sửa đổi hướng dẫn về quyết toán BOT, tính toán mức xử phạt đủ mạnh đối với các chủ đầu tư chậm trễ và gây khó khăn trong quá trình quyết toán dự án BOT.

LÊ THANH – TUẤN PHÙNG