10/01/2025

Nên tăng giá thu gom rác ‘đúng – đủ’

Giá thu gom rác theo dự kiến tăng đến 7 – 8 lần so với hiện nay. Nhiều chuyên gia cho rằng tăng giá là hợp lý nhưng không thể cào bằng.

 

Nên tăng giá thu gom rác ‘đúng – đủ’

Giá thu gom rác theo dự kiến tăng đến 7 – 8 lần so với hiện nay. Nhiều chuyên gia cho rằng tăng giá là hợp lý nhưng không thể cào bằng.



 

Giá thu gom rác có thể tăng đến 150.000 đồng/hộ/tháng từ năm 2020ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Theo dự thảo đề án giá dịch vụ thu gom tại nguồn, vận chuyển và xử lý đối với chất thải rắn sinh hoạt do Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) TP.HCM xây dựng, giá thu gom rác từ mức 15.000 – 20.000 đồng/hộ/tháng hiện nay có thể tăng đến gần 150.000 đồng từ năm 2020 về sau.
Nên tăng giá thu gom rác ‘đúng - đủ’ - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Xe gom rác Sài Gòn quá hôi!

Mỗi ngày, TP.HCM có khoảng 700 chuyến xe chuyên dụng cùng hàng ngàn xe “thủ công” thu gom, chở rác đến nơi xử lý. Hầu hết những xe này không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật nên chạy đến đâu… hôi thối đến đó.
Chưa nước nào thu đủ bù chi
Sở TN-MT cho rằng trước nay người dân trả phí thu gom rác từ 15.000 – 20.000 đồng/hộ/tháng. Mức giá này mới là tiền gom rác chưa có phí vận chuyển, xử lý và đã lỗi thời nên cần phải “tính đúng, tính đủ”. Trong năm 2017 người dân phải trả một phần phí vận chuyển rác khoảng 9.480 đồng/hộ/tháng; đến năm 2018 phải trả toàn bộ phí vận chuyển này, gần 50.000 đồng/hộ/tháng; đến năm 2020 phải trả luôn chi phí xử lý rác 57.000 đồng/hộ/tháng. Từ năm 2020 trở đi, số tiền rác hằng tháng người dân phải trả theo cách “tính đúng, tính đủ” là hơn 142.000 đồng/hộ/tháng. 
 
 
Nên tăng giá thu gom rác ‘đúng - đủ’ - ảnh 2
TP không nên tăng tiền thu gom rác một cách đột ngột với mức sốc, mà nên với mức độ thấp, vừa phải để vừa đảm bảo hài hòa quyền lợi của người dân cũng như người đi thu gom


Nên tăng giá thu gom rác ‘đúng - đủ’ - ảnh 3
 
GS-TSKH Lê Huy Bá
Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường
 


Cách tính trên dựa trên cơ sở mức phát thải bình quân đầu người (quy chuẩn VN năm 2010 của Bộ Xây dựng ban hành) là 0,8 kg/người/ngày để tính lượng rác thải bình quân mỗi hộ (5 người) là 120 kg/tháng.
Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó giám đốc Sở TN-MT, thừa nhận thực tế: nhiều đơn vị gom rác lấy phí cao hơn quy định. Do đó, Sở cũng đã nhiều lần xây dựng dự thảo điều chỉnh tăng mức thu phí rác cho phù hợp thực tế. Việc xây dựng đơn giá mới nhằm tính đúng, tính đủ chi phí từ thu gom đến vận chuyển và xử lý. Tăng nguồn thu cũng là để giảm nguồn vốn bao cấp từ ngân sách.
TS Nguyễn Trung Việt, chuyên gia độc lập về chất thải rắn, cho biết mỗi năm TP phải bỏ ra khoảng 2.200 tỉ đồng để thu gom, xử lý chất thải. Nguồn thu phí hiện chỉ khoảng 200 tỉ đồng, phần còn lại trích từ ngân sách.
Đây cũng là một gánh nặng nên cần tìm giải pháp để giảm bớt. Theo kế hoạch từ năm 2020 về sau, rác của TP.HCM sẽ được đưa về xử lý tại Thủ Thừa (Long An). Chi phí vận chuyển có thể tăng thêm 2 – 3 lần, giá rác nếu “tính đúng, tính đủ” như hiện nay có thể sớm lạc hậu. Tuy nhiên, dự thảo mới được công bố gần đây nếu đưa vào áp dụng cũng khó thu được kết quả như mong muốn. Cũng nên nhớ rằng, chưa nước nào trên thế giới nguồn thu phí dịch vụ từ rác đủ để xử lý rác thải sinh hoạt trong dân.
Các nước trên thế giới đều phải sử dụng ngân sách nhà nước theo nhiều cách linh hoạt khác nhau. Chẳng hạn nhà nước có thể dùng ngân sách đầu tư nhà máy xử lý rác, người dân chỉ trả chi phí để nhà máy vận hành (không hoàn vốn, khấu hao). Một cách khác là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này được ưu đãi vay vốn lãi suất thấp và các chính sách kèm theo. Gần đây chúng ta cổ phần hóa các doanh nghiệp này, họ hoạt động như các doanh nghiệp bình thường nên gặp khó khăn.
Không thể cào bằng
PGS-TS Phùng Chí Sỹ, Tổng thư ký Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN, nói: Về nguyên tắc và theo quy định của luật pháp, người gây ô nhiễm phải có trách nhiệm giải quyết nguồn gây ô nhiễm đó. Trước nay đối với các hộ dân, nhà nước vẫn bao cấp là chưa hợp lý. Vì bao cấp nên người dân vẫn vô tư xả rác.
Việc người dân phải trả đúng, đủ phí thu gom xử lý rác cũng là việc phải thực hiện. Tuy nhiên vấn đề là làm sao công bằng với mọi người dân và công khai minh bạch trong việc thực hiện.
Tăng giá rác còn có một ý nghĩa khác là giáo dục người dân giảm lượng rác thải. Khi việc thải càng nhiều phí càng cao thì bắt buộc người dân sẽ sử dụng tiết kiệm, giảm thải. Tăng giá là đúng nhưng dự thảo chưa có giải pháp cụ thể và rất chung chung dễ gây phản ứng trong dân.
Một ví dụ cụ thể, dự thảo thu phí theo hộ dân 5 người nhưng rõ ràng hiện nay ở TP có rất nhiều hộ chỉ có 2 hoặc 3 người, họ sẽ bị thiệt thòi rất lớn. Muốn vậy việc thực hiện tính phí không thể cào bằng như dự thảo.
Có cùng quan điểm trên, TS Việt phân tích: Vấn đề hiện tại của TP là không xác định đúng đối tượng. Cứ nhắm đến số đông, cào bằng mà nguồn thu lại rất vụn vặt sẽ rất khó đạt được kỳ vọng thu đủ bù chi. Đối tượng cần thu “đúng – đủ” là doanh nghiệp, hộ kinh doanh như: nhà hàng, khách sạn, quán ăn… TP cần điều tra khảo sát đánh giá lại các đối tượng này và thực hiện thu đúng – đủ sẽ là một con số rất lớn. “Năm 2004, khi làm tư vấn cho Sở TN-MT TP.HCM, tôi tính toán theo cách làm trên nguồn thu có thể lên đến 700 – 800 tỉ đồng/năm, tương đương 1/3 tổng chi xử lý rác của TP. Nhưng cần phải điều tra, xác minh phân loại đối tượng cụ thể trên địa bàn từng phường, quận. Tuy nhiên ta vẫn chưa thực hiện việc điều tra này”, TS Việt trăn trở.
GS-TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho rằng: “TP không nên tăng tiền thu gom rác một cách đột ngột với mức sốc, mà nên với mức độ thấp, vừa phải để vừa đảm bảo hài hòa quyền lợi của người dân cũng như người đi thu gom”.
Đồng tình với quan điểm trên, luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM, đề xuất: TP nên cho đấu thầu công khai, xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ thu gom rác để tránh tình trạng độc quyền cho các công ty dịch vụ công ích. Việc này sẽ giúp chất lượng thu gom rác, giá cả tốt và càng ngày càng cạnh tranh hơn. Cơ quan quản lý nhà nước giám sát và người dân trả tiền cùng tham gia giám sát dịch vụ.
Lo phí tăng vô tội vạ
Các chuyên gia cũng cho rằng đề án còn nhiều điểm chưa rõ ràng như: Giá thu gom rác của phương tiện cơ giới và thô sơ cũng khác nhau. Vậy phân biệt như thế nào là cơ giới và thô sơ? Hiện nay trên 60% rác được thu gom do đối tượng dân lập; giá thu gom cao gấp đôi giá quy định của nhà nước. Từ các cấp quản lý, cơ quan chuyên môn là Sở TN-MT, chính quyền địa phương ai cũng thừa nhận phí dịch vụ rác khó mà quản được. Sau khi giá chính thức tăng có đồng nghĩa giá “không chính thức” cũng tăng theo? Sở TN-MT làm sao quản lý và bảo đảm phí dịch vụ phi chính thức không tăng? Mặt khác, theo TS Nguyễn Trung Việt, việc thu phí cũng có nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp người dân trốn tránh trả tiền thu gom rác thì phải xử lý ra sao?

 

Chí Nhân – Đình Mười