29/11/2024

Lo điện tăng giá

Sau khi ngành điện công bố chi phí đầu vào tăng hơn 7.200 tỉ đồng, nhiều người dân, doanh nghiệp lo ngay ngáy giá điện sẽ tăng trong năm nay.

 

Lo điện tăng giá

Sau khi ngành điện công bố chi phí đầu vào tăng hơn 7.200 tỉ đồng, nhiều người dân, doanh nghiệp lo ngay ngáy giá điện sẽ tăng trong năm nay.



Ngân sách hộ gia đình sẽ bị giảm đi khi điện tăng giá
 /// Ảnh: Đ.N.Thạch

Ngân sách hộ gia đình sẽ bị giảm đi khi điện tăng giáẢNH: Đ.N.THẠCH

Độc quyền nên không ngại tăng giá
Theo tính toán của Tập đoàn điện lực VN (EVN), trong năm 2017, tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng thêm do biến động các yếu tố đầu vào (gồm giá than, khí, dầu…) là hơn 7.200 tỉ đồng. TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Kế hoạch – Đầu tư), cho rằng khi các chi phí đầu vào để sản xuất điện tăng thì việc tăng giá bán ra là tất yếu. Đặc biệt, ngành điện đang rất cần vốn để đầu tư nên việc tăng giá cũng nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Quan trọng nhất là EVN phải tính toán và có lộ trình, thời điểm và mức giá tăng hợp lý để tránh gây sốc cho người dân nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Hơn nữa, những vấn đề lâu nay người dân vẫn hay đặt ra như giảm tỷ lệ tiêu hao trong ngành điện, tính các khoản chi phí hợp lý vào giá thành như thế nào… cần công khai minh bạch. Những giải pháp dù không cải thiện ngay nhưng cũng không nên bỏ qua để góp phần làm giảm giá thành sản xuất điện.


Lo điện tăng giá - ảnh 1
Bản thân DN chúng tôi phải cố gắng cầm cự, tiết giảm mọi chi phí hoạt động và lợi nhuận cũng mỏng dần. Nhưng các DN nhà nước như điện, nước thì cứ giá đầu vào tăng là đề xuất giá bán ra tăng và đều được duyệt. Mặc dù giá điện tăng khiến bao nhiêu DN càng thêm khó

Lo điện tăng giá - ảnh 2

Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thuận Phước

Chuyên gia Ngô Trí Long cũng nhận định theo nguyên tắc, nhà nước không thể bù lỗ, bao giá mãi, EVN cũng phải hoạt động theo cơ chế thị trường. Chi phí tăng, nhu cầu vốn đầu tư của ngành điện cũng gia tăng mạnh theo nên tác động đến giá. Nhưng vấn đề đặt ra là, giá điện tăng bao nhiêu là hợp lý? Bao nhiêu là minh bạch so với tốc độ tăng của giá nhiên liệu, tốc độ tăng chi phí đầu tư phát triển nguồn điện? “Với vị thế độc quyền, giá đầu vào tăng, EVN có thể mạnh tay tăng giá điện mà không sợ bị mất khách hàng. Còn hầu hết các DN khác, chi phí có tăng cũng cắn răng chứ không dám tăng giá bán ra vì sợ khách hàng quay lưng hay đối thủ lấy mất thị phần. Họ phải tìm cách thích ứng, nâng cao năng suất lao động, cắt giảm chi phí và quản lý hiệu quả hơn”, ông Long nói.

Nhưng các doanh nghiệp (DN), đối tượng trực tiếp bị tác động bởi giá điện tăng thì không đồng tình với cách lý giải này. Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thuận Phước, nói thẳng công ty ông cũng chịu chi phí đầu vào như giá xăng từ đầu năm đến nay đã tăng mấy lần nhưng không thể tăng giá thành sản phẩm. DN phải tính toán cân nhắc rất nhiều, cắt chỗ này, bớt chỗ kia chứ không thể đổ hết chi phí lên đầu người tiêu dùng bằng cách tăng giá bán. Hơn nữa, trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, tăng giá thì sẽ mất khách hàng.
“Bản thân DN chúng tôi phải cố gắng cầm cự, tiết giảm mọi chi phí hoạt động và lợi nhuận cũng mỏng dần. Nhưng các DN nhà nước như điện, nước thì cứ giá đầu vào tăng là đề xuất giá bán ra tăng và đều được duyệt. Mặc dù giá điện tăng khiến bao nhiêu DN càng thêm khó”, ông Trần Văn Lĩnh bức xúc.
Giá điện tăng, sức mua sẽ yếu
Tính riêng trong quý 1/2017, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 0,9% so với mức cuối năm 2016. Chỉ riêng trong tháng 3, CPI tăng thêm 0,21%. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, nguyên nhân khiến CPI tháng 3 tăng là do trong tháng có 13 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư tăng giá dịch vụ y tế. Bên cạnh đó nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,5%, trong đó bao gồm giá điện sinh hoạt tăng 0,26%…
Nhiều chuyên gia kinh tế đã nhận định CPI trong năm nay đã có xu hướng tăng trở lại. Vì vậy, để đạt mục tiêu CPI chỉ tăng khoảng 4% trong cả năm nay như Quốc hội đề ra là một vấn đề khó khăn. Thế nhưng nếu sắp tới gia điện tăng thì mục tiêu này càng trở nên thách thức hơn bao giờ hết.
Chuyên gia Ngô Trí Long nhấn mạnh điện và xăng dầu là 2 yếu tố đầu vào quan trọng đối với nền kinh tế. Khi hai mặt hàng này tăng giá sẽ tác động đến tất cả hàng hóa, tác động mức tăng CPI và kéo mặt bằng giá leo thang. Ngay cả khi chưa tính đến yếu tố giá điện tăng, thì nhiều dự đoán lạm phát cũng rình rập vượt mục tiêu CPI 4% trong năm nay. Vì vậy, cơ quan chức năng nên khảo sát giá các mặt hàng khác để có thể kiểm soát giá cả hiệu quả, tránh hiện tượng tát nước theo mưa.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh phân tích ảnh hưởng của việc tăng giá điện có tác động tương tự như tăng giá xăng dầu. Thứ nhất, ngân sách hộ gia đình bị giảm đi một khoản không nhỏ. Thứ hai, do sự tăng lên sau đó của tất cả các ngành sản xuất có điện là đầu vào, tạo ra một vòng xoáy tăng giá ở tất cả mặt hàng, khiến sức mua của hộ gia đình bị suy yếu. Hơn nữa, ngành điện cần phải tính toán lại bảng giá điện hiện nay cho hợp lý hơn. Ví dụ đối với giá điện sản xuất, lựa chọn DN nào mang tính lan tỏa cao trong nền kinh tế nhưng sử dụng năng lượng thấp thì ưu tiên chứ không ưu tiên cào bằng. Bởi có những ngành thâm dụng điện như sắt thép, xi măng lại gây ô nhiễm môi trường thì không thể lấy ngân sách bù lỗ mà phải tính đúng, tính đủ. Đó là chưa kể chính sách giá điện cho sản xuất khá thấp hiện nay tạo kẽ hở cho các DN nước ngoài tận dụng vào mở nhà máy để hưởng lợi. Bản thân EVN phải cải tổ từ quản lý, ứng dụng khoa học công nghệ để giảm chi phí, góp phần làm giảm giá thành điện.
Không đặt nặng vấn đề tác động đến CPI, chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh phân tích việc tăng giá điện có thể tác động khiến tăng giá các hàng hóa cơ bản, nhưng chỉ tạo ra cú sốc trong ngắn hạn. Về mặt dài hạn, tốc độ tăng lạm phát ảnh hưởng bởi tốc độ cung tiền của Ngân hàng Nhà nước là chủ yếu. Điều quan trọng là thị trường ngành điện cần phản ánh đúng giá cả thị trường, có một cơ chế tăng giá và giảm giá hợp lý.
Cần công khai cơ chế giá
Chuyên gia Đinh Tuấn Minh cho rằng ngành điện nên công khai cơ chế giá theo thị trường như ngành xăng dầu. Tăng giá khi chi phí đầu vào tăng, nhưng phải giảm giá khi ngược lại. Cơ chế giá công khai là một trong những yêu cầu minh bạch hoá chi phí, để người tiêu dùng có thể biết công thức tính toán, hình dung được giá lên xuống có hợp lý.

 

Mai Phương – Hồng Sương