28/11/2024

Cô bé 13 tuổi muốn ‘cố vấn’ cho Liên Hiệp Quốc

Với những trăn trở của mình về người tị nạn, Nguyễn Đỗ Huyền Vi, học sinh lớp 8/9 Trường THCS Tây Sơn, Đà Nẵng, đã đoạt giải nhất cuộc thi viết thư UPU lần thứ 46.

 

Cô bé 13 tuổi muốn ‘cố vấn’ cho Liên Hiệp Quốc

Với những trăn trở của mình về người tị nạn, Nguyễn Đỗ Huyền Vi, học sinh lớp 8/9 Trường THCS Tây Sơn, Đà Nẵng, đã đoạt giải nhất cuộc thi viết thư UPU lần thứ 46.



Nguyễn Đỗ Huyền Vi và mẹ /// Ảnh: An Dy

Nguyễn Đỗ Huyền Vi và mẹẢNH: AN DY

Cuộc thi do Bộ Thông tin – Truyền thông, Bộ Giáo dục – Đào tạo, T.Ư Đoàn, Tổng công ty bưu điện VN, Báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức.
Cô bé 13 tuổi muốn 'cố vấn' cho Liên Hiệp Quốc - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Những gương mặt 9X góp phần cứu cả nhân loại

Những chàng trai, cô gái còn rất trẻ, thậm chí chưa bước qua tuổi 20, đã và đang liên tục đóng góp sức mình để thay đổi bộ măt ngành y tế thế giới, giúp tìm kiếm phương pháp chữa trị những căn bệnh hiểm nghèo.
Ám ảnh người tị nạn
Tháng 12.2016, khi nhận được “đề bài” của cuộc thi viết thư UPU lần thứ 46 năm 2016: “Hãy tưởng tượng bạn là cố vấn cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, vấn đề toàn cầu nào bạn sẽ giúp ông ấy xử lý trước tiên và cách giải quyết vấn đề đó như thế nào?”, Huyền Vi đã chọn vấn đề về người tị nạn. Cô bé mong rằng lá thư của mình sẽ đến được với ông Tổng thư ký Antonio Guterres, vì tin ông “là người bảo trợ không mệt mỏi cho người tị nạn”.
Ngay đầu lá thư, cô bé 13 tuổi đã thuyết phục ông Tổng thư ký bằng ám ảnh của chính mình: “Ông biết không, cháu đã bị ám ảnh bởi bức tranh người đàn ông tị nạn đã cố đưa đứa trẻ luồn qua hàng rào thép gai tại biên giới Serbia với Hungary. Em cháu cũng bằng tuổi đứa bé này. Đó có phải là tận cùng những gì người tị nạn đang hứng chịu?”.
Vi cho biết qua các phương tiện truyền thông, em tìm hiểu câu chuyện về người tị nạn. Không chỉ tiếp cận thông tin, cô bé còn phân tích, đánh giá giải pháp về người tị nạn của các nước. Từ việc bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức, mở cửa biên giới đón người tị nạn, hay ông Obama (cựu Tổng thống Mỹ) nhận 10.000 người tị nạn bị chỉ trích thách thức an ninh… đến khi ông Donald Trump (Tổng thống Mỹ đương nhiệm) ban lệnh cấm nhập cư làm dấy lên làn sóng phản đối gay gắt… đều khiến cô bé 13 tuổi trăn trở.
 
 
Chị Đỗ Thị Cẩm Nhung, mẹ Vi, cho biết dù còn nhỏ tuổi nhưng Vi rất quan tâm đến các vấn đề thời sự, chính trị, xã hội. Khả năng phân tích, lập luận của Vi cũng rất tốt, thể hiện ở các bài nghị luận xã hội giàu tính nhân văn mà Vi tham gia ở các cuộc thi tại Đà Nẵng và toàn quốc. Năm học 2015 – 2016 Huyền Vi đoạt giải nhất thành phố và giải khuyến khích quốc gia cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn (văn, sử, giáo dục công dân) do Bộ GD-ĐT tổ chức.
 

Xin tỉ phú thế giới mua đảo cho người tị nạn

Với vai trò “cố vấn”, Huyền Vi cho biết thực sự ấn tượng với câu chuyện vị tỉ phú Ai Cập Naguib Sawiris mua đảo tặng người tị nạn.
Huyền Vi phân tích, vị tỉ phú Ai Cập chỉ xếp thứ 544/1.810 tỉ phú thế giới về giá trị tài sản, vậy mà ông có thể tự tin mua đảo tặng người tị nạn và hỗ trợ họ hạ tầng y tế, giáo dục, tạo việc làm cho người tị nạn, thì Vi hy vọng rằng mình có thể thuyết phục được 5/543 người còn lại, khi những người này còn giàu hơn cả vị tỉ phú Ai Cập nói trên.
Cô bé cũng không ngần ngại nhắc đến những cái tên mà cô đặt kỳ vọng, đó là Bill Gates, Mark Zuckerberg, Jeff Bezos…
Cùng với trái tim nhân hậu của mình, Huyền Vi đặt trọn niềm tin nhân văn cho các tỉ phú thế giới, khi thấy họ đều có điểm chung là “cam kết dành 99% tài sản cho các hoạt động từ thiện”.
Và câu chuyện vận động các tỉ phú mua đảo cho người tị nạn, thiết lập dự án có lợi cho cả người tị nạn, cả tỉ phú mua đảo, quốc gia bán đảo, vấn đề an ninh ở các châu lục có người xin tị nạn… được Vi phân tích, viện dẫn đầy thuyết phục.
Cô bé 13 tuổi muốn 'cố vấn' cho Liên Hiệp Quốc - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Những chàng trai Việt làm ứng dụng cho Liên Hiệp Quốc

Ban Dịch vụ tham quan Liên Hiệp Quốc (UN Visitors Services) đã tung ra một ứng dụng di động miễn phí nhằm chi tiết hóa nghệ thuật trưng bày ở khu vực công cộng của trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York. 
“Em muốn lá thư của mình không chỉ trong khuôn khổ một bài viết tham dự cuộc thi, mà nó thực sự là câu chuyện, một lời thỉnh cầu. Em nghĩ phải có một cách nào đó giải quyết vấn đề người tị nạn một cách khả dĩ, nhân văn… Em mong bài viết của mình được hồi âm, được quan tâm và có thể tạo ra được một điều kỳ diệu nào đó”, Huyền Vi tâm sự.
Trong khi chờ đợi “tâm thư” của mình có thể thuyết phục được ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, lá thư của Huyền Vi đã thực sự chinh phục được Hội đồng giám khảo UPU VN và giành giải nhất quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế lần thứ 46.

 

An Dy