12/01/2025

Ngân hàng ‘đau khổ’ đi đòi nợ

‘Là chủ nợ nhưng quyền chủ nợ của ngân hàng gần như không có. Vì vậy, đi đòi nợ khách hàng vô cùng khó khăn và đau khổ’.

 

Ngân hàng ‘đau khổ’ đi đòi nợ

‘Là chủ nợ nhưng quyền chủ nợ của ngân hàng gần như không có. Vì vậy, đi đòi nợ khách hàng vô cùng khó khăn và đau khổ’.



Các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý nợ xấu
 /// Ảnh: Đ.N.T

 

Các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý nợ xấuẢNH: Đ.N.T

Đại diện Ngân hàng (NH) TMCP Công thương VN (VietinBank) phát biểu như trên tại hội nghị trao đổi và tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM, do NH Nhà nước chi nhánh TP.HCM tổ chức ngày 12.4.
4 năm chưa xử được vụ kiện đòi nợ
Đi vào chi tiết của “sự đau khổ” khi đòi nợ, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc NH TMCP Sài Gòn (SCB), dẫn chứng chủ dự án Rubyland (Q.Tân Phú, TP.HCM) thế chấp tài sản để vay vốn NH. Nhưng khi bán căn hộ, thu tiền của khách hàng xong, chủ đầu tư không trả nợ NH. Sau 7 năm ở căn hộ dự án Rubyland, đến cuối năm 2016, người dân yêu cầu chủ đầu tư làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì mới biết rằng toà nhà mà họ ở vẫn đang được thế chấp NH. Vì người dân đã vào ở, NH cũng không thể phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi vốn. “Chúng tôi khốn khổ trong việc xử lý”, ông Văn chia sẻ.
 
 
Ngân hàng 'đau khổ' đi đòi nợ - ảnh 1
Cơ quan nội chính xét xử quá chậm những vụ kiện kinh tế của doanh nghiệp, thậm chí trả đi trả lại nhiều lần; thứ hai, tài sản ngân hàng đã mua mà cơ quan thi hành án thực hiện bản án quá chậm, thậm chí kéo dài nhiều năm, vô hình trung thiệt hại doanh nghiệp

Ngân hàng 'đau khổ' đi đòi nợ - ảnh 2
 
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM
 

Đối với trường hợp khởi kiện khách hàng đòi nợ, NH cũng khốn khổ không kém. Năm 2013, SCB khởi kiện một công ty nợ NH vài chục tỉ đồng tại Toà án Nhân dân Q.10 (TP.HCM). Đến thời điểm này, gần 4 năm trôi qua mà vụ việc vẫn chưa được đưa ra xét xử với lý do người liên quan không chịu đến t. Trước đó, công ty này có một t nhà cho thuê và t nhà này được mang vào NH thế chấp. Khi xét xử vụ án, t án yêu cầu người thuê nhà lên làm việc nhưng người này không tới.

“Nếu tôi là người đi thuê căn nhà đó, tôi cũng không có lý do gì phải đến t. Đến 4 năm nay vụ việc này không được xét xử vì lý do trên và nợ xấu cũng không xử lý được. Những quy định như thế này khiến chủ nợ là NH hết sức khó khăn khi đi đòi nợ”, ông Văn trình bày.
Theo quy định hiện nay, nếu khách hàng có một tài sản thế chấp thì khi phát mãi, NH phải hỗ trợ thuê nhà cho khách hàng dẫn đến nhiều tình huống dở khóc dở cười. Như trường hợp xảy ra ở Chi cục Thi hành dân sự Q.Phú Nhuận (TP.HCM), t án đã ra quyết định rồi mà đến khâu thi hành án vẫn không thể xử lý được khoản nợ xấu khoảng 5 tỉ đồng của một khách hàng cá nhân. Cụ thể, trong quá trình thực hiện xử lý nợ, cơ quan thi hành án yêu cầu NH hỗ trợ thuê nhà cho khách hàng trong 1 năm. Nhưng trường hợp này, khách hàng có nhiều tài sản nhà khác nên NH không chấp nhận yêu cầu phải thuê nhà. Vì vậy, sự việc kéo dài từ tháng 6.2016 đến nay vẫn chưa được giải quyết dù đã có quyết định của tòa án về phát mãi tài sản thế chấp.
Ngoài những ý kiến trực tiếp tại hội nghị, các NH đưa ra những khó khăn vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ như thủ tục đấu giá tài sản trải qua nhiều giai đoạn, thời gian kéo dài so với quy định; toà án không nhận đơn kiện của NH khi không xác định được nơi cư trú, nơi hoạt động của khách hàng vay nợ, bên bảo lãnh (do khách hàng thay đổi nơi cư trú nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ)… gây khó khăn cho NH khi xử lý nợ xấu.
Quá tải xử lý nợ
Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc NH TMCP Phương Đông (OCB), đang có tình trạng quá tải ở các t án quận huyện nên dù nhiệt tình, cán bộ ở đây cũng không giải quyết kịp lượng hồ sơ quá lớn. Điều này khiến việc xử lý nợ bị nghẽn. Ông Nguyễn Đình Tùng đề nghị cho phép một số hợp đồng có giá trị vay nhỏ, từ 500 triệu đồng đến 1 tỉ đồng được phép qua trọng tài kinh tế, để giảm tải cho t quận huyện. Đồng thời cho phép NH được lựa chọn t xử lý trong phạm vi thành phố để tránh việc dồn hồ sơ vào một số nơi.
Ngoài ra, thời gian thi hành án tại TP.HCM gần đây đã có tiến bộ nhưng vẫn không đồng đều ở các chi cục thi hành án và không đồng đều ở các chấp hành viên. Do đó nên cho phép dịch vụ đăng ký giao dịch đảm bảo thành dịch vụ công có thu phí. NH muốn nhanh thì nộp mức phí nhất định. Đối với thi hành án cũng vậy, NH nên được phép lựa chọn chi cục thi hành án làm tốt và NH sẽ trả phí cao hơn mức phí 3% hiện nay. Ông Phan Đình Tuệ, Phó tổng giám đốc NH TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), thì kiến nghị tạo hành lang pháp lý xử lý nợ thông qua hình thức chuyển nợ thành vốn góp.
Phát biểu tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết: “Chúng tôi sẽ làm việc với cơ quan thi hành án, t án để có rà soát, kiểm tra danh mục cụ thể những tài sản vào tuần sau. Đối với giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp, có nơi làm 1 ngày nhưng cũng có nơi làm từ 3 – 4 ngày, trong thời gian tới sẽ nghiên cứu để giảm xuống còn 1 ngày”.
Theo ông Tuyến, kết quả của Phòng Thương mại – Công nghiệp VN (VCCI) đánh giá về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vừa công bố gần đây, năm 2016 chỉ số PCI của TP.HCM tụt hạng so với năm 2015. Trong 10 tiêu chí VCCI đánh giá, có 5 tiêu chí giảm sút, trong đó tiêu chí thiết chế pháp lý giảm từ 5,04 điểm xuống 4,25 điểm. “Thành phố minh bạch, công khai mà sao thiết chế pháp lý lại giảm, khi rà soát lại thì có 2 vấn đề lớn. Đó là cơ quan nội chính xét xử quá chậm những vụ kiện kinh tế của doanh nghiệp, thậm chí trả đi trả lại nhiều lần; thứ hai, tài sản NH đã mua mà cơ quan thi hành án thực hiện bản án quá chậm, thậm chí kéo dài nhiều năm, vô hình trung thiệt hại doanh nghiệp”, ông Tuyến dẫn chứng.

 

Thanh Xuân