10/01/2025

Trạm thu phí được ‘nằm’ nhầm chỗ

OT đã rơi vào tình trạng “giọt nước tràn ly” khi mâu thuẫn, căng thẳng xảy ra liên tiếp tại nhiều dự án.

 

Trạm thu phí được ‘nằm’ nhầm chỗ

BOT đã rơi vào tình trạng “giọt nước tràn ly” khi mâu thuẫn, căng thẳng xảy ra liên tiếp tại nhiều dự án.



Trạm thu phí tại dự án
Thanh Nê (H.Kiến
Xương, Thái Bình);
Người dân điều khiển
hàng trăm ô tô di chuyển
chậm qua Trạm thu phí
Bến Thủy 1 để phản đối phí BOT (ảnh nhỏ) /// Ảnh: Hoàng Long - Phạm Đức

 

Trạm thu phí tại dự án Thanh Nê (H.Kiến Xương, Thái Bình); Người dân điều khiển hàng trăm ô tô di chuyển chậm qua Trạm thu phí Bến Thủy 1 để phản đối phí BOT (ảnh nhỏ)ẢNH: HOÀNG LONG – PHẠM ĐỨC

 

Tuy nhiên, trong khi các chủ đầu tư BOT và người dân đối đầu dai dẳng thì cơ quan quản lý – chịu trách nhiệm phê duyệt dự án lại khá vô can.
Trạm thu phí được ‘nằm’ nhầm chỗ - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Viện phí 2,2 triệu đồng, BOT phí 2,8 triệu đồng

Bị đau ruột thừa, từ bên này sang bên kia cầu để mổ và điều trị hết 2,2 triệu đồng viện phí nhưng tiền qua lại trạm thu phí BOT tốn gần 2,8 triệu đồng dù không đi mét đường nào trên dự án BOT!
Người dân phản ứng quyết liệt với các trạm BOT cầu Hạc Trì, BOT Tam Nông (Phú Thọ), Thanh Nê (Thái Bình), Lương Sơn (Hoà Bình), mới đây là cầu Bến Thủy 1, 2 (Nghệ An) và tương lai là Thái Nguyên – Chợ Mới đều xuất phát từ tình trạng đường làm một nơi trạm thu một nẻo, chỉ thảm lại mặt đường cũ nhưng thu bằng giá đường mới, hoặc tận thu, thu cả đường mới lẫn đường cũ. 

 
 
Trạm thu phí được ‘nằm’ nhầm chỗ - ảnh 2
Thực chất ở đây chính là lợi ích nhóm, họ thừa biết đặt tại vị trí đó sẽ có chuyện, nhưng theo phương án tài chính của dự án, phải đặt tại chỗ đó mới thu được nhanh, được nhiều, vì càng kéo dài dự án thì lãi suất ngân hàng càng cao
Trạm thu phí được ‘nằm’ nhầm chỗ - ảnh 3
 
Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN
 


Không sử dụng cũng phải đóng phí
8 giờ ngày 13.3, người dân địa phương các xã Hồng Đà, Thượng Nông, Dậu Dương… đỗ ô tô dàn hàng ngang trước 4 làn thu phí của trạm BOT Tam Nông (Phú Thọ) trên QL32 để phản đối chủ đầu tư là Công ty TNHH BOT Hùng Thắng. Trạm thu phí Tam Nông đặt tại Km 67+300 trên QL32 để thu phí hoàn vốn cho dự án (DA) đường Hồ Chí Minh từ QL32 đến Hương Nộn và nâng cấp mở rộng QL32 đoạn từ cầu Cổ Tiết – cầu Trung Hà theo hình thức BOT dài 35 km. Người dân bức xúc cho rằng trạm đặt tại vị trí vô lý, chủ đầu tư chỉ thảm lại nhựa, nâng cấp 12 km QL32 trên nền đường cũ, nhưng thu của người dân với mức phí 35.000 – 180.000 đồng/lượt/xe ngang đường mới là vô lý. Việc đặt trạm thu phí tại đây khiến toàn bộ phương tiện, trong đó có các xe khách từ H.Thanh Sơn, Tân Sơn về Bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) và ngược lại phải đóng phí hoàn vốn cho cả tuyến đường, dù chỉ sử dụng 12 km từ ngã tư Cổ Tiết đến cầu Trung Hà.
Trong khi đó, chủ đầu tư là Công ty BOT Hùng Thắng cho rằng việc đặt vị trí trạm tại Km 67+300 đã được UBND tỉnh Phú Thọ đề nghị trong văn bản gửi Bộ GTVT ngày 4.3. Trước sự phản ứng mạnh của người dân, trạm thu phí này đã phải dừng từ sáng 14.3, dự kiến thu phí trở lại từ 14.4 sau khi thực hiện miễn giảm cho người dân địa phương.
Tương tự, DA cải tạo, nâng cấp QL39B đoạn tuyến tránh TT.Thanh Nê (H.Kiến Xương, Thái Bình) và đoạn từ Trung tâm điện lực Thái Bình đến TT.Diêm Điền do Công ty Tasco Nam Thái – doanh nghiệp trực thuộc Công ty CP Tasco, thực hiện theo hình thức BOT. Sau khi hoàn thiện việc nâng cấp QL39B, Tasco Nam Thái đã thi công 1 trạm thu phí đặt tại đầu tuyến đường tránh TT.Thanh Nê, sau đó doanh nghiệp này tiếp tục xây trạm thu phí thứ hai trên trục đường 39B từ TP.Thái Bình đi Tiền Hải, chỉ cách trạm thu phí thứ nhất vài trăm mét. Dù Thái Bình và chủ đầu tư cho rằng 2 trạm thu phí này thực chất là 1 trạm được chia làm 2 nhánh, vẫn nằm trong DA, lý do lập trạm thứ hai vì trạm thứ nhất lưu lượng phương tiện đi lại thấp, khó hoàn vốn. Nhưng người dân có lý do chính đáng để bức xúc vì tất cả các phương tiện từ H.Tiền Hải (Thái Bình) đến Thanh Nê (Kiến Xương, Thái Bình) dù không sử dụng đường BOT QL39 mới nhưng đều phải nộp phí BOT tại trạm thu phí.
Dự án “xôi kèm lạc” để dễ hoàn vốn?
Trên thực tế rất nhiều DA BOT theo hình thức “xôi kèm lạc”, chủ đầu tư xin làm tuyến mới kết hợp nâng cấp, thực chất là thảm lại mặt đường tuyến đường cũ, song được phép đặt trạm thu phí tại cả 2 tuyến, hoặc đường một nơi trạm một nẻo. Điển hình là DA BOT QL3 mới Thái Nguyên – Chợ Mới và cải tạo nâng cấp một phần QL3 cũ, nhà đầu tư được phép đặt 2 trạm thu phí trên cả đường QL3 cũ và QL3 mới. Lý do nếu chỉ đặt trạm thu phí trên QL3 mới sẽ không thu đủ phí hoàn vốn cho DA.
Tại DA BOT cầu Việt Trì, chủ đầu tư là Công ty CP BOT Việt Trì đã cho chặn bê tông bịt cầu cũ, ép người dân phải đi cầu mới với lý do cầu cũ đã xuống cấp. Sự việc này đã đẩy mâu thuẫn đến cao trào, người dân nhiều lần tụ tập trên trạm thu phí Việt Trì mới phản đối, kết quả chủ đầu tư đã phải trả lại cầu Việt Trì cũ cho người dân. Trước đó, trạm thu phí đặt tại Bắc Thăng Long – Nội Bài (Hà Nội) của Công ty CP Vietrancimex8 từng rất tai tiếng vì nhầm chỗ khi mục đích thu phí hoàn vốn cho tuyến tránh TP.Vĩnh Yên nằm trên QL2 (Vĩnh Phúc). Dù UBND TP.Hà Nội, Bộ GTVT nhiều lần kiến nghị di dời trạm thu phí này về đúng vị trí để tránh gây bức xúc nhưng trạm vẫn án ngữ vị trí cũ. Đặc biệt, trạm từng bị đưa vào diện “giám sát đặc biệt” hồi đầu năm 2016 do Tổng cục Đường bộ phát hiện nhiều lỗi như hệ thống giám sát thu phí không hoạt động…
Thừa nhận có tình trạng trạm thu phí cho DA này, nhưng lại đặt trên tuyến đường khác, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho rằng do phải dùng tiền đó để làm tiếp DA khác. Mặt khác, việc nâng cấp, cải tạo các DA BOT trên những con đường độc đạo khiến người dân không có lựa chọn tuyến khác để đi. Theo ông Trường, “không có sự lựa chọn khi không có kinh phí làm mới các con đường cũ nên phải nâng cấp trên chính con đường đó”. Tính từ năm 2010 đến nay, Bộ GTVT tập trung đầu tư vào các DA BOT, nhưng đến 65% số các DA là nâng cấp, chỉ 35% là DA làm mới. Điển hình con đường độc đạo chỉ nâng cấp, mở rộng nhưng người dân vẫn phải đóng phí ngang đường xây mới chính là 28 DA BOT thuộc đại DA mở rộng, nâng cấp QL1. Bên cạnh đó, khác với cao tốc đi ki lô mét nào trả phí ki lô mét đó, các DA BOT được phép thu phí hở, chủ đầu tư được lợi vì người dân dù chỉ đi một đoạn ngắn vẫn phải trả phí cả tuyến đường.
Dân đồng ý mới được làm
Lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng trước khi đặt trạm thu phí và đưa ra phương án tài chính đều có thỏa thuận của Bộ GTVT, Bộ Tài chính và chính quyền địa phương, đó là văn bản pháp lý cao nhất để đưa ra việc thu phí. Song ông Trường thừa nhận, qua giám sát của đoàn Quốc hội vừa rồi, việc thoả thuận này mới dừng ở cấp HĐND, UBND, còn việc lấy ý kiến của người dân hầu như không có. “Địa phương thì mong muốn có đường, muốn có DA BOT chạy qua để thúc đẩy kinh tế. Địa phương phải chịu trách nhiệm với người dân về quyết định này, nhưng thực tế thì chính địa phương cũng không giải thích nổi. Từ nay về sau, Bộ GTVT cho rằng việc lấy ý kiến cộng đồng là một trong số những yêu cầu để Bộ quyết định có đầu tư BOT hay không”, ông Trường cho hay.
Trạm thu phí được ‘nằm’ nhầm chỗ - ảnh 4

Người dân tụ tập phản đối trạm thu phí BOT Tam NôngẢNH: NGỌC THẮNG

Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN, vị trí đặt trạm BOT do chủ đầu tư tính toán, Bộ GTVT, chính quyền địa phương thẩm định và thông qua. “Thực chất ở đây chính là lợi ích nhóm, họ thừa biết đặt tại vị trí đó sẽ có chuyện, nhưng theo phương án tài chính của DA, phải đặt tại chỗ đó mới thu được nhanh, được nhiều, vì càng kéo dài DA thì lãi suất ngân hàng càng cao”, ông Thanh nói.
Trạm thu phí được ‘nằm’ nhầm chỗ - ảnh 5

TIN LIÊN QUAN

BOT Thái Nguyên – Chợ Mới: Đi lối nào cũng phải trả phí

Dự án BOT Thái Nguyên – Chợ Mới chưa chính thức đi vào vận hành, nhưng nhiều người dân khu vực và doanh nghiệp đã bức xúc, lo lắng khi đi đường QL3 mới hay cũ, thậm chí đi QL37 lên Tuyên Quang, Hà Giang cũng phải trả phí.
Đại diện Hiệp hội Vận tải cũng cho rằng phải rà lại hết các DA, miễn giảm hoàn toàn cho những người không sử dụng đường mà vẫn phải nộp phí. Trạm thu phí phải đặt giữa tuyến đường DA, không được đặt ở đầu đường, hoặc ngã ba, ngã tư để tận thu. “Thủ tục DA BOT phải làm chặt chẽ, lấy ý kiến người dân, không phải chỉ lấy ý kiến mấy ông huyện, ông tỉnh mà phải là người dân cụ thể, nếu người dân đồng tình mới được phép làm”, ông Thanh chia sẻ.
Trạm BOT Bến Thuỷ không thu phí của dân địa phương
Ngày 11.4, tại trụ sở UBND tỉnh Nghệ An, đoàn công tác của Bộ GTVT do Thứ trưởng Lê Đình Thọ dẫn đầu đã làm việc với 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) – nhà đầu tư Trạm thu phí Bến Thuỷ 1 về việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm thu phí này.
Trao đổi với PV Thanh Niên sau cuộc họp, ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch UBND H.Nghi Xuân (Hà Tĩnh), cho biết cuộc họp thống nhất miễn phí vé qua trạm đối với các phương tiện loại 1 (xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có trọng tải dưới 2 tấn) và loại 2 (xe từ 12 ghế đến 30 ghế, xe tải có tải trọng từ 2 đến dưới 4 tấn) của chủ sở hữu có hộ khẩu thường trú và các tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở chính tại TP.Vinh, H.Hưng Nguyên (Nghệ An) và TX.Hồng Lĩnh, H.Nghi Xuân (Hà Tĩnh); miễn phí đối với phương tiện xe buýt lưu thông qua trạm Bến Thuỷ 1. Việc miễn phí nói trên áp dụng từ ngày 24.4.
Phạm Đức – K.Hoan

 

Mai Hà