02/11/2024

Điện than ngày càng đắt đỏ: Điện gió tắc vì giá

Điện gió là loại năng lượng đầu tiên trong nhóm năng lượng tái tạo có cơ chế giá bán điện. Nhưng chính cơ chế giá không hợp lý đã khiến hàng chục dự án đang “nằm chờ”.

 

Điện than ngày càng đắt đỏ: Điện gió tắc vì giá

Điện gió là loại năng lượng đầu tiên trong nhóm năng lượng tái tạo có cơ chế giá bán điện. Nhưng chính cơ chế giá không hợp lý đã khiến hàng chục dự án đang “nằm chờ”.



Điện gió tại Tuy Phong, Bình Thuận /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

 

Điện gió tại Tuy Phong, Bình ThuậnẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Giá bán điện gió thấp nhất thế giới
Hiện nay chỉ có bốn nhà máy điện gió đã hoạt động ở VN với tổng công suất khoảng 16 MW. Bốn dự án (DA) đang được hưởng những chính sách giá và cơ chế ưu đãi rất khác nhau. Chẳng hạn như DA Phú Lạc (Bình Thuận), Tập đoàn điện lực VN (EVN) nắm phần lớn cổ phần và nhận được vốn ưu đãi từ chính phủ Đức có giá bán điện thực chất là 6,8 cent/kWh.
Điện than ngày càng đắt đỏ: Điện gió tắc vì giá - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Điện than ngày càng đắt đỏ

Chiến lược phát triển điện của VN ngược chiều thế giới đang trở nên rõ ràng hơn, bởi giá thành sản xuất điện than ngày càng tăng trong khi giá thành sản xuất điện năng lượng tái tạo ngày càng giảm.
DA Điện gió Bạc Liêu có giá bán điện là 9,8 cent/kWh (trong khi thời kỳ đầu là 7,8 cent/kWh) vì là DA ven bờ (biển). Đây được xem là những mức giá mua điện gió thấp nhất thế giới. Như Thái Lan giá bán 20 cent/kWh; Philippines đến 29 cent/kWh hay Nhật Bản 30 cent/kWh…
Để giải quyết sự bất hợp lý đó, ông Tobias Cossen, Trưởng DA Hỗ trợ mở rộng quy mô điện gió tại VN thuộc Chương trình Hỗ trợ phát triển năng lượng của Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) tại VN cho biết đang tư vấn cho Tổng cục Năng lượng (Bộ Công thương) 2 kịch bản giá cho điện gió. Thứ nhất, giá 10,4 cent/kWh cho các DA trên bờ và 11,2 cent/kWh cho các DA gần bờ.
Bên cạnh đó, giữa bên bán và mua điện phải có hợp đồng mua bán có hiệu lực 20 năm. Mức giá này sẽ đảm bảo mục tiêu đề ra là đạt tổng công suất điện gió 800 MW vào năm 2020 – là kịch bản tốt nhất. Kịch bản thứ hai, nên được tăng lên và duy trì ở mức 10,4 cent/kWh cho đến khi VN có thể đạt được 800 MW tổng công suất điện gió. Sau khi thiết lập được thị trường, có thể điều chỉnh giá giảm 1 cent xuống còn 9,4 cent/kWh. Với 9,4 cent/kWh, thị trường vẫn có thể hoạt động tốt và thu hút các nhà đầu tư.
Ông Tobias Cossen nói: “Chúng tôi tính toán rằng để đạt được công suất lắp đặt điện gió ở mức 800 MW với giá 10,4 cent/kWh. Như vậy, giá mỗi kWh sẽ chỉ tăng thêm 3,5 đồng. Mỗi hộ gia đình phải trả thêm một khoản tiền không đáng kể mỗi tháng. Ví dụ, một hộ gia đình bốn người dùng một tháng khoảng 400 số điện chỉ phải trả thêm 1.200 đồng. Điều này rõ ràng VN sẽ đạt mục tiêu mà mình đề ra trong khi người dân không phải gánh chi phí giá thành quá cao”.
Ngành điện không muốn cạnh tranh?
Bình luận về chính sách giá mua điện gió của VN hiện nay, một chuyên gia kinh tế cho rằng “điện gió sẽ mãi thất bại” vì ta đang đi ngược quy luật. Nguyên tắc thị trường rất đơn giản: Cung ít – cầu nhiều, giá cao. Giá càng cao, nhà sản xuất càng có lợi, từ đó đẩy mạnh sản xuất, số lượng sản phẩm nhiều sẽ tự động hình thành thị trường hàng hoá.
Trong khi đó, với điện gió hiện nay, cung ít – cầu nhiều nhưng giá thấp. Với mức giá 7,8 cent/kWh thì không khác gì giá điện than. Các cơ quan có thẩm quyền luôn nói rằng chi phí sản xuất năng lượng tái tạo (NLTT) cao nhưng lại thu mua thấp có nghĩa là ép giá, kìm hãm, không muốn cho nó phát triển. Mặt khác vẫn hô hào ủng hộ, đặt mục tiêu này nọ nhưng không có kế hoạch hành động cụ thể nào để đạt mục tiêu đó. Lý lẽ mà các bộ ngành đưa ra “nếu tăng giá quá cao sẽ ảnh hưởng đến giá bán điện” nhưng rõ ràng sản lượng điện gió hiện rất ít. Vấn đề ở đây là cơ chế độc quyền của doanh nghiệp nhà nước. Họ không muốn xây dựng một thị trường điện cạnh tranh và minh bạch. Thị trường NLTT đang được xây dựng theo hướng đó nên mãi không thể phát triển nếu không thay đổi.
Ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận, Giám đốc Công ty phong điện Thuận Bình, cho biết cái khó nhất và duy nhất hiện nay chính là giá. Với chính sách giá hiện nay thì không có nhà đầu tư nào có lời từ điện gió. Bình Thuận có khoảng 20 DA điện gió đăng ký đầu tư nhưng hầu hết chỉ trong giai đoạn khảo sát, nghiên cứu. “Bây giờ chỉ mong sắp tới Chính phủ sẽ điều chỉnh giá mua điện gió tăng lên 9,5 cent/kWh để nhà đầu tư duy trì hoạt động” – ông buồn rầu nói.
PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ), bức xúc: Điện than gây ô nhiễm môi trường giá thành ngày càng cao lại được trợ giá, ưu đãi. Trong khi đó, NLTT và điện gió nói riêng đang rất non trẻ, khó phát triển lại bị ép giá. Đây là một sự thật rất đau lòng. Để NLTT phát triển phải xây dựng những cơ chế hành động cụ thể như: vốn, thủ tục, thuế… đặc biệt là giá mua điện. Nhưng không chỉ có điện gió mà cần phải có chính sách đồng bộ cho cả điện mặt trời và các loại năng lượng khác. Phải làm sao tạo được một thị trường cho cả xã hội tham gia.
TS Nguyễn Quốc Khánh, chuyên gia thuộc Liên minh Năng lượng bền vững VN khẳng định: Để NLTT phát triển, trong ngắn hạn cần xây dựng thị trường và mức giá hợp lý cho từng loại năng lượng, cho vay vốn ưu đãi, bảo lãnh vốn vay, cải thiện quy trình đầu tư… Trong dài hạn cần dỡ bỏ trợ giá cho năng lượng truyền thống, xem xét chi phí ngoại sinh – thuế CO2 với năng lượng hóa thạch, xây dựng lại chiến lược phát triển ngành công nghiệp NLTT.
Ông Tobias Cossen bình luận: Trong Quy hoạch điện VII có đặt ra mục tiêu đưa tổng công suất điện mặt trời 850 MW vào năm 2020. Điều này cho thấy Chính phủ VN công nhận tiềm năng của năng lượng mặt trời, sự công nhận này cần được đi kèm với một cơ chế giá đủ hấp dẫn cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Phải hình thành một thị trường thật sự, VN mới có thể thực hiện và hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra.
Tiềm năng điện gió gấp 50 lần thủy điện Hoà Bình
Cả nước hiện có 4 DA điện gió đã có điện bán vào hệ thống điện quốc gia: DA tại Tuy Phong (Bình Thuận); DA trên đảo Phú Quý (Bình Thuận); DA Trung Nam (Ninh Thuận) và DA Bạc Liêu. Tổng công suất chỉ khoảng 160 MW. Theo nghiên cứu bản đồ gió của World Bank, công suất lắp đặt của điện gió ở VN vào khoảng 50 GW (công suất của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, nguồn cung cấp điện chính cho toàn miền Bắc chỉ vào khoảng hơn 1 GW).


 

Chí Nhân