29/11/2024

‘Đánh tan’ sự thụ động trong sinh viên

Một lớp học có nhiều sinh viên biết phản biện, khát khao tri thức sẽ khiến giảng đường thêm sôi nổi và tăng tính năng động, thu hút sự tham gia hào hứng của nhiều người.

 

‘Đánh tan’ sự thụ động trong sinh viên

Một lớp học có nhiều sinh viên biết phản biện, khát khao tri thức sẽ khiến giảng đường thêm sôi nổi và tăng tính năng động, thu hút sự tham gia hào hứng của nhiều người.



Sinh viên nào biết vận dụng kỹ năng tư duy phản biện sẽ rất tự tin, giải quyết vấn đề nhanh nhạy
 /// Ảnh: Lê Thanh

 

Sinh viên nào biết vận dụng kỹ năng tư duy phản biện sẽ rất tự tin, giải quyết vấn đề nhanh nhạyẢNH: LÊ THANH

 

Tiếp thu một chiều
Một giảng viên đại học ta thán: “Thầy cô đứng trên bục giảng yêu cầu nhiều lần các sinh viên trả lời câu hỏi. Đó không phải là những câu hỏi khó. Thế nhưng rất ít cánh tay giơ lên làm ảnh hưởng khá lớn đến không khí học tập trong lớp. Sinh viên thì cảm thấy áp lực mỗi khi thầy cô đặt câu hỏi, còn giáo viên cũng cảm thấy chán nản vì chỉ có sự làm việc một chiều”.
Giảng viên này cũng tâm sự: “Việc ngại phát biểu trong giờ học sẽ dẫn đến ngại phát biểu trong cơ quan làm việc sau này. Ngại phát biểu cũng đồng nghĩa với việc không dám nói lên sự thật, không dám nhìn nhận cái sai”.
Thạc sĩ Lê Minh Huân, công tác tại Trung tâm ứng dụng và bồi dưỡng tâm lý giáo dục (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), cho rằng sinh viên phải biết tập hợp thông tin, đánh giá vấn đề và đưa ra chính kiến của mình trước một vấn đề nào đó. “Đừng bao giờ thụ động tiếp nhận kiến thức mà không vận động đầu óc xem kiến thức đó có hợp lý hay không?”, thạc sĩ Huân nhấn mạnh.
'Đánh tan' sự thụ động trong sinh viên - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Tự học hay học nhóm hiệu quả hơn?

Mỗi học sinh có sở thích và cách học tập riêng của mình. Dù vậy, vẫn có những câu hỏi: Bạn nên học một mình hay học nhóm? Và nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả của bạn như thế nào?
Ông Huân cũng cho rằng khi nghe thầy giảng mà sinh viên không hiểu, có thể hỏi lại. Khi thầy đưa ra một luận điểm, nếu thấy luận điểm của thầy chưa chuẩn cũng có thể tranh luận lại. “Tư duy phản biện sẽ làm cho sinh viên thoát khỏi những suy nghĩ sáo rỗng, theo lối mòn, phá vỡ tính ì tâm lý và mở ra cho họ những chân trời mới mà chính họ là người mở khoá. Đó là những yêu cầu cần thiết để hình thành và phát triển kỹ năng tư duy phản biện của sinh viên, tránh kiểu học tập thụ động, chờ đợi, chấp nhận vô điều kiện về những gì người thầy đưa ra”, thạc sĩ Huân nói.
Cần phải phản biện
 
 
'Đánh tan' sự thụ động trong sinh viên - ảnh 2
Ngại phát biểu trong giờ học sẽ dẫn đến ngại phát biểu trong cơ quan làm việc sau này. Ngại phát biểu cũng đồng nghĩa với việc không dám nói lên sự thật, không dám nhìn nhận cái sai

'Đánh tan' sự thụ động trong sinh viên - ảnh 3
 
Một giảng viên
 

Bàn về vấn đề này, GS-TS Trương Nguyện Thành, Đại học Utah (Mỹ), cho rằng: “Sinh viên VN cần đổi mới tư duy học tập và nghiên cứu khoa học. Một người rèn luyện tốt óc tư duy phản biện sẽ không dễ thoả hiệp hoặc bị qua mặt. Chính thói quen vắt óc suy nghĩ, đặt ra nhiều nghi vấn và tìm tòi giải pháp sẽ giúp sinh viên dễ dàng nhận biết được đâu là thật – giả, tốt – xấu mà ứng xử cho phù hợp. Trong suốt quá trình học tập, sinh viên nào biết vận dụng kỹ năng tư duy phản biện, thì sinh viên đó sẽ rất tự tin, giải quyết vấn đề nhanh nhạy, làm việc độc lập và nhất là luôn biết cách tìm ra giải pháp tốt, mới và sáng tạo để cải thiện hoàn cảnh – điều mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn tìm thấy”, GS Thành khuyên.

GS Thành cũng thẳng thắn nhìn nhận: “Không riêng gì VN, mà học sinh tại các trường học ở châu Á rất thụ động vì họ luôn xem và tôn trọng thầy cô giáo giống như bố mẹ mình vậy, tức thầy nói gì thì trò nghe nấy chứ ít khi dám phản kháng lại. Điều này vô tình đã làm cho tăng sức ì, mất đi tính sáng tạo và hơn thế nữa có thể làm thui chột tài năng của đứa trẻ. Ngược lại đối với học sinh, sinh viên các châu khác, các em luôn đặt câu hỏi tại sao cho thầy cô giáo của mình, bất kể điều đó đúng hay sai”.
Thạc sĩ Huân nói: “Người vận dụng tốt kỹ năng tư duy phản biện thường đạt đến mức độ cao trong việc xử lý thông tin, đúc kết vấn đề và tìm ra được điểm trọng tâm trong mớ bòng bong vấn đề được nói ra. Tuy nhiên, đối với sinh viên, chỉ cần biết đặt câu hỏi “tại sao, thế nào?” với tâm thế khát khao kiến thức đã là động thái tích cực đáng tuyên dương vì trên thực tế rất nhiều sinh viên “sáng mang cặp đi, chiều vác cặp về”, phát biểu ý kiến còn là điều xa lạ nói gì đến phản biện”.
Cũng theo thạc sĩ Huân, tư duy phản biện cho phép bạn cân nhắc những giải pháp một cách toàn diện thông qua việc so sánh những lợi ích và bất lợi của từng lựa chọn đó để đưa ra quyết định một cách hợp lý, loại trừ được những rủi ro không đáng có. Học tập bằng trải nghiệm, bằng thực hành, nghiên cứu vấn đề chưa bao giờ là thừa để giúp bạn trở thành một sinh viên có kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
PGS-TS Nguyễn Anh Thi, Giám đốc Khu công nghệ phần mềm (Đại học Quốc gia TP.HCM), khuyên: “Đừng tuyệt đối bất kỳ điều gì, đúng là đúng trong điều kiện nào, sai là sai trong điều kiện nào? Hiểu biết của nhân loại phát triển theo xu hướng cái sau phủ định cái trước, nhưng không phủ định hoàn toàn, do vậy không nên tuyệt đối điều gì cả, vì mọi thứ trên đời chỉ là tương đối”.
Ông Thi đưa ra ví dụ, khi chúng ta nghe giáo sư của một trường đại học nổi tiếng của Mỹ như Harvard nói thì ta có tin không? Phần lớn là tin. Tuy nhiên, nếu các bạn có tư duy phản biện, các bạn sẽ phân tích và tìm kiếm các ví dụ cụ thể có thể phủ định quan điểm trên. Chẳng hạn, các bạn sẽ hỏi tại sao có cái thứ gọi là luật sở hữu trí tuệ ở trên đời? Tại sao có cái sáng chế pagerank lại quan trọng với Google? Cần lưu ý là đừng có tâm thế tuyệt đối hoá hay phủ định hoàn toàn một việc gì.

 

Lê Thanh