Các ngân hàng đang vào đợt cao điểm tuyển dụng nhân sự lớn trong năm. Thị trường lao động ngành ngân hàng năm 2017 trở nên sôi động nhất kể từ nhiều năm trở lại đây.
Ngân hàng rầm rộ tuyển nhân sự
Các ngân hàng đang vào đợt cao điểm tuyển dụng nhân sự lớn trong năm. Thị trường lao động ngành ngân hàng năm 2017 trở nên sôi động nhất kể từ nhiều năm trở lại đây.
Hàng ngàn nhân sự được tuyển dụng
Kể từ năm 2012 đến nay, đây là năm các ngân hàng (NH) tuyển dụng nhân sự lớn. Trước đó, từ năm 2000 đến năm 2012, hệ thống NH phát triển khá nhanh, điểm giao dịch các nhà băng mọc ra như nấm đã thu hút nguồn nhân lực khá lớn. Chỉ trong 2 năm, nhân lực của hệ thống nhà băng đã tăng từ khoảng 67.500 lên 180.000 người. Nhưng sau giai đoạn phát triển nóng này, ngành NH rơi vào khó khăn. Một cuộc đào thải lớn đã diễn ra suốt nhiều năm liên tục ở hầu hết các NH. Thất nghiệp trở thành nỗi ám ảnh với rất nhiều người làm trong ngành này, từ nhân viên cho đến cán bộ cao cấp. Tuy nhiên từ đầu tháng 3 đến nay, thị trường lao động NH sôi động khi hàng loạt các NH công bố số lượng tuyển dụng nhân sự “khủng”.
Cụ thể, NH TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) hiện đang tuyển 1.500 nhân sự làm việc tại 220 điểm giao dịch trên toàn quốc. Sau khi có ban tổng giám đốc mới, NH TMCP Việt Nam Thương tín (VietBank) cũng vừa mới tuyển dụng thành công 400 người bao gồm cấp quản lý đến nhân viên và nay nhà băng này tiếp tục tuyển thêm 400 nhân sự vào các vị trí kinh doanh, tư vấn, giao dịch viên… làm việc ở các tỉnh thành lớn. NH TMCP Á Châu (ACB) cũng đang rao tuyển 800 nhân sự… Cách đây vài ngày, NH TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) cũng vừa kết thúc thời gian nhận hồ sơ tuyển dụng 1.000 nhân sự làm việc trên toàn quốc với những chức danh chuyên viên khách hàng doanh nghiệp, chuyên viên khách hàng cá nhân, chuyên viên giao dịch, giao dịch viên.
Ngân hàng nào cũng có nhu cầu tuyển nhân sự nên cuộc cạnh tranh tuyển dụng cũng hết sức khốc liệt
Giám đốc nhân sự một ngân hàng TMCP
Là NH có nhu cầu tuyển dụng từ 1.500 – 2.000 nhân sự trong năm 2017, đại diện NH TMCP Quân đội (MB) cho hay MB đang vào đợt cao điểm tuyển dụng nhân sự với số lượng khá lớn. Số lượng nhân sự này nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của NH trong giai đoạn tới bởi có đến 70 – 80% vị trí tuyển dụng thuộc bộ phận kinh doanh.
TS Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc HDBank, nhận xét: “Các NH đang vào đợt cao điểm tuyển dụng nhân sự rầm rộ và gần như không có nhà băng nào có ý định cắt giảm người. Đối với HDBank, đợt tuyển dụng 1.500 nhân sự là đợt tuyển đầu tiên trong năm 2017. Sắp tới, HDBank sẽ tiếp tục tuyển dụng nhiều đợt khác. Chúng tôi có kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự kế thừa được đào tạo bài bản, đây là một trong những mục tiêu hàng đầu mà ban lãnh đạo HDBank định hướng trong giai đoạn này”.
Cạnh tranh quyết liệt
Lý do dẫn đến việc các NH tuyển dụng ồ ạt, theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, NHNN đã cấp phép cho các NH thương mại được mở rộng mạng lưới nhiều hơn trước nên NH cần nhân sự để làm việc tại các điểm này. Hơn nữa NH đang trong tình trạng thiếu nhân sự chất lượng nên việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự để chuẩn bị nguồn nhân sự hiện tại và trong giai đoạn phát triển kinh doanh thời gian tới.
Làn sóng dịch chuyển nhân sự giữa các NH cũng như tuyển dụng mới trong thời gian tới dự báo sẽ còn diễn ra khá mạnh, đặc biệt sau tháng 4 khi các NH đã tổ chức xong đại hội đồng cổ đông thông qua các phương án kế hoạch kinh doanh năm 2017.
So với các ngành nghề khác, tuyển dụng nhân sự NH không phải dễ. Giám đốc nhân sự một NH cổ phần có quy mô trung phân tích, nếu tuyển sinh viên mới ra trường, NH phải đào tạo lại và cho tiếp xúc thực tế để lấy kinh nghiệm, việc này đòi hỏi phải có thời gian. Còn tuyển những nhân sự có kinh nghiệm lại đòi hỏi thu nhập cao. “NH nào cũng có nhu cầu tuyển nhân sự nên cuộc cạnh tranh tuyển dụng cũng hết sức khốc liệt”, vị này nói.
Theo TS Lê Thành Trung, nhân lực chất lượng cao là tài sản vô giá của các NH, mỗi nhân sự được tuyển đều được đánh giá hiệu quả làm việc theo các chỉ tiêu đồng nhất, liên kết chặt chẽ giữa mục tiêu của NH với mục tiêu của chính mỗi cá nhân. Chính sách đãi ngộ, thu nhập cũng dựa trên kết quả đánh giá này. Làm sao để người lao động có động lực, gắn kết phát triển sự nghiệp bản thân với sự phát triển của NH. Muốn vậy, ngoài việc tạo dựng cho cán bộ nhân viên môi trường làm việc thân thiện, chú trọng hiệu quả, chuyên nghiệp và sáng tạo, NH thực hiện các chính sách lương thưởng hợp lý, chế độ đãi ngộ phúc lợi rõ ràng, cơ hội thăng tiến công bằng, tạo động lực phấn đấu cho tất cả nhân viên, đặc biệt những cán bộ đã gắn bó, nỗ lực khẳng định bản thân và có những đóng góp vào sự phát triển của NH.
Nhu cầu cao nhưng tiêu chí tuyển dụng cũng rất khắt khe, ông Lê Thành Trung lưu ý các ứng viên phải xem công việc đó có phù hợp, có đúng với chuyên ngành mà mình đã học hay không. Ứng cử viên tự đánh giá khả năng, kỹ năng nổi bật như giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, xử lý tình huống, sở trường… của mình. Một điểm khác là ứng viên đó thể hiện được lòng đam mê, đây là ưu điểm hàng đầu mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm.
Theo kết quả khảo sát mới đây của Vụ Dự báo, thống kê NHNN, có 21,2% tổ chức tín dụng nhận định đang thiếu lao động cần thiết cho nhu cầu công việc hiện tại dù rằng trong quý 1/2017 có đến 36,8% tổ chức tín dụng đã tuyển thêm lao động. Từ nay đến cuối năm 2017 có 58,6% tổ chức tín dụng dự kiến sẽ tăng lao động trong năm.
Hàng ngàn nhân sự được tuyển dụng
Kể từ năm 2012 đến nay, đây là năm các ngân hàng (NH) tuyển dụng nhân sự lớn. Trước đó, từ năm 2000 đến năm 2012, hệ thống NH phát triển khá nhanh, điểm giao dịch các nhà băng mọc ra như nấm đã thu hút nguồn nhân lực khá lớn. Chỉ trong 2 năm, nhân lực của hệ thống nhà băng đã tăng từ khoảng 67.500 lên 180.000 người. Nhưng sau giai đoạn phát triển nóng này, ngành NH rơi vào khó khăn. Một cuộc đào thải lớn đã diễn ra suốt nhiều năm liên tục ở hầu hết các NH. Thất nghiệp trở thành nỗi ám ảnh với rất nhiều người làm trong ngành này, từ nhân viên cho đến cán bộ cao cấp. Tuy nhiên từ đầu tháng 3 đến nay, thị trường lao động NH sôi động khi hàng loạt các NH công bố số lượng tuyển dụng nhân sự “khủng”.
Cụ thể, NH TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) hiện đang tuyển 1.500 nhân sự làm việc tại 220 điểm giao dịch trên toàn quốc. Sau khi có ban tổng giám đốc mới, NH TMCP Việt Nam Thương tín (VietBank) cũng vừa mới tuyển dụng thành công 400 người bao gồm cấp quản lý đến nhân viên và nay nhà băng này tiếp tục tuyển thêm 400 nhân sự vào các vị trí kinh doanh, tư vấn, giao dịch viên… làm việc ở các tỉnh thành lớn. NH TMCP Á Châu (ACB) cũng đang rao tuyển 800 nhân sự… Cách đây vài ngày, NH TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) cũng vừa kết thúc thời gian nhận hồ sơ tuyển dụng 1.000 nhân sự làm việc trên toàn quốc với những chức danh chuyên viên khách hàng doanh nghiệp, chuyên viên khách hàng cá nhân, chuyên viên giao dịch, giao dịch viên.
Ngân hàng nào cũng có nhu cầu tuyển nhân sự nên cuộc cạnh tranh tuyển dụng cũng hết sức khốc liệt
Giám đốc nhân sự một ngân hàng TMCP
Là NH có nhu cầu tuyển dụng từ 1.500 – 2.000 nhân sự trong năm 2017, đại diện NH TMCP Quân đội (MB) cho hay MB đang vào đợt cao điểm tuyển dụng nhân sự với số lượng khá lớn. Số lượng nhân sự này nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của NH trong giai đoạn tới bởi có đến 70 – 80% vị trí tuyển dụng thuộc bộ phận kinh doanh.
TS Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc HDBank, nhận xét: “Các NH đang vào đợt cao điểm tuyển dụng nhân sự rầm rộ và gần như không có nhà băng nào có ý định cắt giảm người. Đối với HDBank, đợt tuyển dụng 1.500 nhân sự là đợt tuyển đầu tiên trong năm 2017. Sắp tới, HDBank sẽ tiếp tục tuyển dụng nhiều đợt khác. Chúng tôi có kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự kế thừa được đào tạo bài bản, đây là một trong những mục tiêu hàng đầu mà ban lãnh đạo HDBank định hướng trong giai đoạn này”.
Cạnh tranh quyết liệt
Lý do dẫn đến việc các NH tuyển dụng ồ ạt, theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, NHNN đã cấp phép cho các NH thương mại được mở rộng mạng lưới nhiều hơn trước nên NH cần nhân sự để làm việc tại các điểm này. Hơn nữa NH đang trong tình trạng thiếu nhân sự chất lượng nên việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự để chuẩn bị nguồn nhân sự hiện tại và trong giai đoạn phát triển kinh doanh thời gian tới.
Làn sóng dịch chuyển nhân sự giữa các NH cũng như tuyển dụng mới trong thời gian tới dự báo sẽ còn diễn ra khá mạnh, đặc biệt sau tháng 4 khi các NH đã tổ chức xong đại hội đồng cổ đông thông qua các phương án kế hoạch kinh doanh năm 2017.
So với các ngành nghề khác, tuyển dụng nhân sự NH không phải dễ. Giám đốc nhân sự một NH cổ phần có quy mô trung phân tích, nếu tuyển sinh viên mới ra trường, NH phải đào tạo lại và cho tiếp xúc thực tế để lấy kinh nghiệm, việc này đòi hỏi phải có thời gian. Còn tuyển những nhân sự có kinh nghiệm lại đòi hỏi thu nhập cao. “NH nào cũng có nhu cầu tuyển nhân sự nên cuộc cạnh tranh tuyển dụng cũng hết sức khốc liệt”, vị này nói.
Theo TS Lê Thành Trung, nhân lực chất lượng cao là tài sản vô giá của các NH, mỗi nhân sự được tuyển đều được đánh giá hiệu quả làm việc theo các chỉ tiêu đồng nhất, liên kết chặt chẽ giữa mục tiêu của NH với mục tiêu của chính mỗi cá nhân. Chính sách đãi ngộ, thu nhập cũng dựa trên kết quả đánh giá này. Làm sao để người lao động có động lực, gắn kết phát triển sự nghiệp bản thân với sự phát triển của NH. Muốn vậy, ngoài việc tạo dựng cho cán bộ nhân viên môi trường làm việc thân thiện, chú trọng hiệu quả, chuyên nghiệp và sáng tạo, NH thực hiện các chính sách lương thưởng hợp lý, chế độ đãi ngộ phúc lợi rõ ràng, cơ hội thăng tiến công bằng, tạo động lực phấn đấu cho tất cả nhân viên, đặc biệt những cán bộ đã gắn bó, nỗ lực khẳng định bản thân và có những đóng góp vào sự phát triển của NH.
Nhu cầu cao nhưng tiêu chí tuyển dụng cũng rất khắt khe, ông Lê Thành Trung lưu ý các ứng viên phải xem công việc đó có phù hợp, có đúng với chuyên ngành mà mình đã học hay không. Ứng cử viên tự đánh giá khả năng, kỹ năng nổi bật như giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, xử lý tình huống, sở trường… của mình. Một điểm khác là ứng viên đó thể hiện được lòng đam mê, đây là ưu điểm hàng đầu mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm.
Theo kết quả khảo sát mới đây của Vụ Dự báo, thống kê NHNN, có 21,2% tổ chức tín dụng nhận định đang thiếu lao động cần thiết cho nhu cầu công việc hiện tại dù rằng trong quý 1/2017 có đến 36,8% tổ chức tín dụng đã tuyển thêm lao động. Từ nay đến cuối năm 2017 có 58,6% tổ chức tín dụng dự kiến sẽ tăng lao động trong năm.