11/01/2025

Kênh đặc biệt trong quan hệ Trung – Mỹ

Ông Jared Kushner, con rể kiêm cố vấn cấp cao của Tổng thống Donald Trump, được cho là mắt xích quan trọng trong quan hệ giữa nước này với Trung Quốc.

 

Kênh đặc biệt trong quan hệ Trung – Mỹ

Ông Jared Kushner, con rể kiêm cố vấn cấp cao của Tổng thống Donald Trump, được cho là mắt xích quan trọng trong quan hệ giữa nước này với Trung Quốc.



Trung Quốc được cho là đang thông qua cố vấn Jared Kushner (trái) để tiếp cận Tổng thống Trump  ///  AFP

Trung Quốc được cho là đang thông qua cố vấn Jared Kushner (trái) để tiếp cận Tổng thống TrumpAFP

Để chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 6 – 7.4 tới, các quan chức chính quyền Washington đang tích cực thảo luận về những thông điệp, chính sách và ưu tiên sẽ định hình tương lai quan hệ Mỹ – Trung. Trong đó, tờ The Washington Post dẫn nhiều nguồn tin tiết lộ đích thân con rể ông Trump là cố vấn cấp cao Jared Kushner đang điều hành kênh liên lạc đặc biệt giữ vai trò then chốt gắn kết Nhà Trắng với Trung Nam Hải.
Dấu ấn Kissinger
Với sự giúp sức của cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, người đóng vai trò chủ chốt trong quá trình nối lại quan hệ Mỹ – Trung hồi thập niên 1970, “kênh Kushner” được thiết lập không lâu sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11.2016.
Theo các quan chức Nhà Trắng, mục tiêu của ông Kushner là nhằm mở rộng và cải thiện quan hệ song phương, bất chấp những thách thức dai dẳng. Theo The Washington Post, trong một loạt cuộc gặp với các quan chức cấp cao Trung Quốc ngay sau bầu cử, cố vấn Kushner cùng một số trợ lý của Tổng thống Trump đã lên chương trình cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa 2 nhà lãnh đạo, trước khi quy trình ngoại giao chính thức được khởi động.
Giữa tháng 11.2016, cựu Ngoại trưởng Kissinger thảo luận với ông Trump và ông Kushner tại tòa Tháp Trump ở New York. Trong đó, ông Trump yêu cầu ông Kissinger tới Bắc Kinh để chuyển thông điệp rằng mọi thứ liên quan đến hợp tác song phương đều cần được đàm phán. Đến ngày 2.12.2016, ông Kissinger gặp Chủ tịch Tập Cận Bình và trở về với lời nhắn của nhà lãnh đạo Trung Quốc thể hiện mong muốn sớm để hai bên gặp nhau.
Ngay cùng ngày, ông Trump lại điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, khiến Bắc Kinh nổi giận. Tuy nhiên, kênh liên lạc giữa hai bên vẫn tiếp tục. Cũng theo The Washington Post, ông Kissinger đề nghị các cố vấn cấp cao của ông Trump gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì. Sau đó, ông Dương cùng Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải 2 lần tới Tháp Trump gặp cố vấn Kushner.
Lo ngại tại Washington
Tờ The New York Times cũng dẫn nguồn giấu tên từ Nhà Trắng cho biết sau những tiếp xúc ban đầu, cố vấn Kushner thường xuyên làm việc với Đại sứ Thôi. Hồi tháng 1, ông này đã mời vợ ông Kushner là bà Ivanka Trump và con gái Arabella tham gia sự kiện lễ tân ở đại sứ quán vào dịp Tết Nguyên đán. Ông Kushner và ông Thôi còn được cho là đóng vai trò quan trọng để Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập điện đàm lần đầu vào tháng 2. Trong đó, ông Trump đồng ý tôn trọng chính sách “một Trung Quốc”, vốn là vấn đề mà ông từng những phát biểu khiến Bắc Kinh phản đối.
Liên quan đến cuộc hội đàm thượng đỉnh sắp tới, chính ông Kushner và ông Thôi nhất trí chọn địa điểm là tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida. Thậm chí, đại sứ Trung Quốc còn gửi cho ông Kushner dự thảo tuyên bố chung có thể đưa ra sau cuộc gặp. Từ đó, The New York Times dẫn lời giới quan sát đánh giá vai trò trung tâm của vị cố vấn 36 tuổi không chỉ thể hiện qua kế hoạch hội đàm ngày 6 – 7.4, mà còn định hình chính sách quan hệ song phương trong thời gian đầu của chính quyền Tổng thống Trump.
Tuy nhiên, theo truyền thông Mỹ, nhiều bên tại Washington đang lo ngại “rể quý” của ông Trump đang quá vội vã trong việc hâm nóng quan hệ với Trung Quốc. Nhiều quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ đang thiên về lập trường cứng rắn hơn về an ninh biển tại châu Á – Thái Bình Dương, CHDCND Triều Tiên và vấn đề thương mại. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ được cho là đang không hài lòng khi bị “qua mặt” trong vấn đề chính sách ngoại giao.
Mỹ gây sức ép trước thềm thượng đỉnh
Theo giới quan sát và quan chức Mỹ, cuộc gặp sắp tới giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập sẽ động chạm đến những vấn đề vô cùng gai góc trong quan hệ song phương như thương mại, Triều Tiên và cả những hành động gây quan ngại của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hồi tuần trước, chính ông Trump đã dự báo đây là cuộc gặp “rất khó khăn”. Dường như để tạo vị thế trước khi 2 nhà lãnh đạo ngồi vào bàn nghị sự, Washington đang liên tục tạo sức ép. Hôm qua, tờ The Financial Times dẫn lời Tổng thống Trump nhấn mạnh: “Trung Quốc sẽ phải lựa chọn giữa việc giúp Mỹ về vấn đề CHDCND Triều Tiên, hoặc không”, đồng thời tuyên bố: “Nếu Trung Quốc không giải quyết CHDCND Triều Tiên, chúng tôi sẽ tự làm điều đó”.
Ngoài ra, giới truyền thông Nhật Bản loan tin Mỹ đang cân nhắc chuyển giao những khí tài quân sự hiện đại cho Đài Loan, trong đó có chiến đấu cơ F-35 và hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD. Theo tờ The Japan News, Washington còn có thể hỗ trợ Đài Bắc về công nghệ để tự đóng tàu ngầm. Trung Quốc chưa có phản ứng về những thông tin trên.
Thụy Miên


 

Ngọc Mai