29/11/2024

Giới trẻ Việt Nam thích được làm chủ công ty

Giới trẻ VN khác với giới trẻ ở những nước châu Á khác, khi họ dũng cảm làm những điều khác biệt, dù có thể thất bại 1, 2 lần. Đây chính là tinh thần khởi nghiệp.

 

Giới trẻ Việt Nam thích được làm chủ công ty

Giới trẻ VN khác với giới trẻ ở những nước châu Á khác, khi họ dũng cảm làm những điều khác biệt, dù có thể thất bại 1, 2 lần. Đây chính là tinh thần khởi nghiệp.



Bà Amy đang trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên	 /// Ảnh: Cẩm Giang

Bà Amy đang trao đổi với phóng viên Báo Thanh NiênẢNH: CẨM GIANG

Đó là những chia sẻ của bà Amy Kunrojpanya, Giám đốc chính sách và truyền thông khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Uber (từng sống và làm việc tại VN 5 năm, trước đó từng làm việc tại Google, Coca Cola…) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên về bức tranh khởi nghiệp ở người trẻ VN.
Giới trẻ Việt Nam thích được làm chủ công ty - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Khởi nghiệp phải ‘thực tế’

Đó là chia sẻ của các chuyên gia tại buổi đối thoại với hàng trăm thanh niên xung quanh chủ đề “Thanh niên khởi nghiệp” tổ chức hôm qua 29.3, dưới sự chủ trì của đại diện lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.Đà Nẵng.
Theo bà, thị trường công nghệ ở VN so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á có gì khác?
 
 
Giới trẻ Việt Nam thích được làm chủ công ty - ảnh 2
Để có thể làm những điều mà mọi người 
cho là không thể, bạn cần phải gây dựng lòng tự tin ở chính bản thân mình và phải có quyết tâm, không chùn bước trước thất bại
Giới trẻ Việt Nam thích được làm chủ công ty - ảnh 3
 
Amy Kunrojpanya
 

Điều đầu tiên tôi muốn nói đến là cộng đồng công nghệ và khởi nghiệp ở VN. Chúng tôi đã thấy VN là một nền kinh tế vươn lên mạnh mẽ, với một cộng đồng những người trẻ đầy nhiệt huyết sáng tạo. Tố chất nổi bật của người VN là cần cù, chăm chỉ. Tố chất đó, kết hợp với nền tảng công nghệ sẵn có, là điều kiện lý tưởng cho môi trường khởi nghiệp phát triển.

Trong 3 năm qua, tôi đã chứng kiến rất nhiều bạn trẻ VN đi du học nước ngoài và quay về VN để khởi nghiệp với những ý tưởng lớn. Hiện nay, một công ty khởi nghiệp ở VN có thể trở thành một doanh nghiệp lớn trên thế giới, điều này là một khác biệt lớn so với 5 – 10 năm về trước.
Tôi cảm thấy người trẻ đang có những tham vọng lớn hơn, tự tin hơn, họ dũng cảm hơn, dám dấn thân vào những thử thách mới. Hiện nay, môi trường khởi nghiệp đang trở nên thú vị hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi Chính phủ VN đã xác định mục tiêu xây dựng VN trở thành một quốc gia khởi nghiệp.
Tôi từng gặp gỡ những sinh viên chuyên ngành công nghệ máy tính, rất nhiều người trong số họ không còn muốn được làm việc cho những công ty công nghệ thông tin lớn, mà thay vào đó, tự mở ra những công ty công nghệ cho riêng mình, xây dựng thương hiệu của riêng mình.
Bà đánh giá như thế nào về việc khởi nghiệp ở VN hiện nay?
Tôi nhớ về những công ty khởi nghiệp đầu tiên mà tôi có cơ hội được tiếp xúc khi còn làm cho Google ở VN, rất nhiều trong số họ đã và đang xây dựng những ứng dụng mà chưa có ý tưởng làm thế nào để ứng dụng gây được nhiều ảnh hưởng hơn. Còn ngày nay, khi tôi gặp gỡ lãnh đạo những công ty khởi nghiệp, hầu như họ đều đã có những kế hoạch rất cụ thể cho những công việc đó.
Hiện ngày càng nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới có trụ sở ở Mỹ đang tuyển dụng những kỹ sư người Việt. Việc được đến thung lũng Silicon không còn là một điều quá xa vời đối với các bạn trẻ, cơ hội mở ra là thật sự lớn.
Đã có đến hơn 1.800 công ty khởi nghiệp ở VN, trong khi chỉ vài năm trước, rất khó để có thể tập hợp được 20 công ty khởi nghiệp. Cộng đồng khởi nghiệp không chỉ đang lớn lên, mà còn kết nối mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Những hạn chế của khởi nghiệp ở VN hiện nay là gì, thưa bà ?
Nhiều công ty phát triển được những ứng dụng thực tế, nhưng lại thất bại ở khâu giám sát hoạt động, bởi họ không biết phải làm như thế nào.
Tôi biết có một doanh nhân khởi nghiệp rất thành công và đang kiếm được rất nhiều tiền từ ứng dụng của mình. Anh ấy chia sẻ rằng khi mới bắt đầu, cản trở lớn nhất đối với anh ấy là ngôn ngữ. Không giỏi tiếng Anh, anh ấy tìm một người đồng hành trợ giúp trong quá trình phát triển. Qua câu chuyện này, tôi cho rằng hạn chế duy nhất nằm trong chính suy nghĩ của mình.
Bà có giải pháp nào để khắc phục các hạn chế này không?
Tôi cho rằng, để có thể tạo ra được nhiều nhà khởi nghiệp, chúng ta cần nuôi dưỡng từ ngay trong nền giáo dục. Ngay từ khi giáo dục phổ thông hay khi tiếp nhận giáo dục đại học, họ cần phải được khuyến khích suy nghĩ.
Nền giáo dục hiện nay chú trọng nhiều vào việc ghi nhớ kiến thức, mà không khuyến khích đặt ra những câu hỏi. Một nền giáo dục khuyến khích học sinh suy nghĩ, hợp tác thông qua làm việc nhóm là nền tảng tốt nhất để tạo ra những con người cởi mở với những ý tưởng mới.
Để có thể làm những điều mà mọi người cho là không thể, bạn cần phải gây dựng lòng tự tin ở chính bản thân mình và phải có quyết tâm, không chùn bước trước thất bại.
Giới trẻ Việt Nam thích được làm chủ công ty - ảnh 5

TIN LIÊN QUAN

Để khởi nghiệp thành công, chỉ đam mê thôi chưa đủ

Khởi nghiệp đang trở thành “làn sóng” mới trong giới trẻ, nhưng làm thế nào để biến ý tưởng thành hiện thực, giải pháp nào để thuyết phục nhà đầu tư bỏ vốn, chiến lược phát triển ý tưởng khởi nghiệp thì không phải ai cũng biết.
Góc chuyên gia: 3 điều cơ bản khi khởi nghiệp
Đừng bắt đầu khởi nghiệp nếu bạn không có 3 điều cơ bản: ý tưởng hay ho, đam mê cháy bỏng và người đồng hành thật sự tin tưởng.
Ý tưởng là cái giúp bạn có động lực để bắt đầu cuộc hành trình của mình. Đam mê cháy bỏng sẽ giúp bạn vượt qua những giờ phút căng thẳng, những thất bại nặng nề nhất. Và không nên khởi nghiệp khi chỉ có một mình, mỗi người một điểm mạnh khác nhau và sẽ hỗ trợ nhau để thành công. Hay đơn giản là người san sẻ vui buồn và là điểm tựa cho nhau lúc khó khăn.
Với một khởi nghiệp không có tiền, không có kinh nghiệm, không có đội ngũ nhân sự, bắt đầu mọi thứ từ con số 0 thì “đúng thời điểm” là lợi thế duy nhất để có thể bứt phá và sánh ngang với những tổ chức lớn.
Nếu bạn chưa chiếm được trên 5% thị phần thì chẳng cần quan tâm tới đối thủ cạnh tranh làm gì. Vì nếu có thất bại thì là do sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn quá kém chất lượng chứ không phải do bị cạnh tranh. Khi mới khởi nghiệp, tất cả những gì bạn cần tập trung là đem lại sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Bài học xương máu là áp dụng nguyên si những gì ở nước ngoài vào VN thì chắc chắn thất bại. Muốn khởi nghiệp ở VN thì phải học từ những người Việt đã thành công. Tìm một người thầy giỏi bằng đọc vạn quyển sách. Người thầy giỏi sẽ chỉ cho bạn biết bạn đang ở đâu và cần làm gì, cái gì là cái phù hợp với bạn ở mỗi giai đoạn khác nhau, điều không quyển sách nào có thể nói cho bạn. Và tôi từng làm việc không lương trong nhiều năm tháng để được học từ những người giỏi nhất.
Quách Đức Anh (Người sáng lập Công ty Akira Education & Technology, Trưởng dự án Phát triển sinh viên tài năng – Hanoi VIP Elite).


 

Thuý Hằng (thực hiện)