29/11/2024

Những vụ đụng độ khốc liệt trên Hoàng Hải

Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên từng nhiều lần giao tranh dữ dội trên biển, ngay cả trong giai đoạn hai bên đẩy mạnh cải thiện quan hệ.

 

Những vụ đụng độ khốc liệt trên Hoàng Hải

Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên từng nhiều lần giao tranh dữ dội trên biển, ngay cả trong giai đoạn hai bên đẩy mạnh cải thiện quan hệ.


 

Tàu Cheonan của Hàn Quốc được trục vớt hồi tháng 4.2010 /// Reuters

 

Tàu Cheonan của Hàn Quốc được trục vớt hồi tháng 4.2010REUTERS

Hồi tuần trước, hải quân Hàn Quốc tiến hành duyệt binh và tập trận quy mô lớn nhằm đánh dấu 3 cuộc đụng độ lớn với CHDCND Triều Tiên từ năm 2002, theo Yonhap. Những lần chạm trán này xảy ra gần Đường giới hạn phía bắc (NLL), giới tuyến biển còn tranh cãi giữa hai nước trên Hoàng Hải, khiến tổng cộng 56 người Hàn Quốc và hàng chục người Triều Tiên thiệt mạng.
“Chúng tôi không bao giờ quên 56 người đã hy sinh để bảo vệ vùng biển phía tây (Hoàng Hải – NV). Nếu Triều Tiên khiêu khích lần nữa, chúng tôi sẽ đáp trả bằng những gì đã chuẩn bị lâu nay. Khu vực tấn công sẽ trở thành nghĩa địa của họ”, Yonhap dẫn lời Chuẩn đô đốc Kim Myung-soo tuyên bố.
Ác chiến nơi tiền tiêu
Khoảng 10 giờ sáng 29.6.2002 (giờ địa phương), 2 tàu tuần tra Triều Tiên vượt qua NLL tại vị trí cách đảo tiền tiêu Yeonpyong của Hàn Quốc khoảng 7 hải lý. Lực lượng miền Nam lập tức triển khai 2 tàu tuần tra tiếp cận và phát cảnh báo yêu cầu tàu miền Bắc rút đi. Đến 10 giờ 25 phút, khi hai bên cách nhau gần 460 m, phía Triều Tiên bắt đầu khai hỏa pháo 85 mm, 35 mm và rốc két, theo chuyên trang GlobalSecurity.
Tàu Hàn Quốc lập tức đáp trả bằng pháo 40 mm và 30 mm. Sau khoảng 10 phút giao tranh dữ dội, một tàu Triều Tiên trúng pháo rồi bùng cháy, dẫn đến một tiếng nổ lớn. Đến 10 giờ 50 phút, các tàu Triều Tiên bắt đầu rút về và vụ chạm trán kết thúc. Hàn Quốc thông báo 6 binh sĩ nước này thiệt mạng đồng thời ước tính số thương vong của miền Bắc là từ 13 – 30 người.
Gần 8 năm sau, tức ngày 26.3.2010, khinh hạm Cheonan chở 104 quân nhân Hàn Quốc đang hoạt động ngoài khơi đảo tiền tiêu Baengnyeong thì bất ngờ phát nổ và chìm, khiến 46 binh sĩ thiệt mạng. Kết quả điều tra do một đội chuyên gia quốc tế từ Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Canada, Úc và Thụy Điển tiến hành được công bố ngày 20.5.2010, kết luận rằng tàu Cheonan chìm là do trúng ngư lôi Triều Tiên phóng từ một tàu ngầm nhỏ, theo tờ Chosun Ilbo.
Tuy nhiên, Bình Nhưỡng cương quyết bác bỏ mọi cáo buộc và kết quả điều tra riêng của hải quân Nga cũng không kết luận tàu Cheonan trúng ngư lôi của miền Bắc. Đến nay, nguyên nhân gây chìm tàu Cheonan vẫn còn là một bí ẩn.
Những vụ đụng độ khốc liệt trên Hoàng Hải - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Viễn cảnh Hàn – Mỹ tấn công Triều Tiên

Dù vượt trội về quân sự nhưng liên quân Hàn Quốc-Mỹ sẽ phải hứng chịu hệ quả không thể lường hết nếu tiến hành bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Triều Tiên.
 
 
Hai cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều
Chính sách Ánh dương do Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung khởi xướng từ năm 1998. Tháng 6.2000, ông Kim Dae-jung có cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử với lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il, cha của đương kim lãnh đạo Kim Jong-un, tại Bình Nhưỡng. Vài tháng sau, ông Kim được trao giải Nobel Hòa bình vì những thành quả ban đầu của quyết tâm cải thiện quan hệ liên Triều.
Tuy nhiên, sau cuộc gặp, quá trình đàm phán bị chững lại và ngày càng có nhiều lời chỉ trích nhằm vào Chính sách Ánh dương. Dù vậy, Tổng thống kế nhiệm Roh Moo-hyun vẫn tiếp tục theo đuổi con đường này và cũng đến Bình Nhưỡng thảo luận với lãnh đạo Kim Jong-il vào tháng 10.2007.
Tình hình bắt đầu đảo ngược dưới thời Tổng thống Lee Myung-bak, vốn có lập trường cứng rắn đối với miền Bắc. Đến ngày 18.11.2010, Bộ Thống nhất Hàn Quốc ra Sách trắng tuyên bố Chính sách Ánh dương đã thất bại vì dù được Seoul viện trợ và khích lệ trong một thập niên “Bình Nhưỡng vẫn không thể hiện thay đổi tích cực trong hành vi”, theo Reuters. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Chính sách Ánh dương chính thức cáo chung.

 

Chỉ 8 tháng sau, khi tình hình khu vực vẫn đang “căng như dây đàn” vì vụ Cheonan, lại tiếp tục xảy ra đọ pháo trên Hoàng Hải. Sáng 23.11.2010, Hàn Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật tại vùng biển gần 2 đảo Yeonpyong và Baengnyeong bất chấp cảnh báo từ miền Bắc. Đến 14 giờ 30 phút, pháo binh Triều Tiên khai hỏa và Hàn Quốc nhanh chóng đáp trả. Cuộc đọ pháo quyết liệt kéo dài hơn một tiếng đồng hồ mới kết thúc.

Seoul xác nhận bắn tổng cộng 80 quả pháo còn Bình Nhưỡng được cho là nã 108 quả. Cuộc đọ pháo khiến 2 dân thường và 2 binh sĩ Hàn Quốc thiệt mạng cùng 18 người bị thương. Triều Tiên khẳng định không hứng chịu thương vong nhưng báo chí Hàn Quốc khi đó loan tin có 5 – 10 binh sĩ Triều Tiên thiệt mạng và 30 người bị thương.
Những vụ đụng độ khốc liệt trên Hoàng Hải - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Cựu đại sứ Mỹ đề xuất cách đối phó Triều Tiên

Cựu đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, từng là nhà thương thuyết về vấn đề hạt nhân Triều Tiên Christopher Hill khẳng định hiện không có lựa chọn quân sự tốt để đối phó CHDCND Triều Tiên và giải pháp tốt nhất là hợp tác với Trung Quốc.

Tàu ngầm mắc lưới cá
Không chỉ trong giai đoạn căng thẳng leo thang mà cả giữa lúc hai miền Triều Tiên tiến hành Chính sách Ánh dương nhằm cải thiện quan hệ hồi cuối thập niên 1990, vẫn xảy ra nhiều biến cố trên biển.
Theo chuyên san The National Interest, ngày 22.6.1998, ngay trước thềm một hội nghị hòa bình quan trọng, một tàu ngầm Triều Tiên đã mắc vào lưới cá trong vùng biển Hàn Quốc. Khi đó, chiếc tàu ngầm mini lớp Yugo nhập từ Nam Tư trong thời Chiến tranh lạnh, bị nghi đang tiến hành hoạt động do thám. Sau khi nhận tin báo từ ngư dân, hải quân Hàn Quốc triển khai nhiều tàu đến bao vây và cố liên lạc bằng mọi cách, thậm chí lấy búa gõ vào thân tàu ngầm, nhưng không nhận được phản hồi. Do không dám mạo hiểm mở tàu ngầm Triều Tiên trên biển, lực lượng miền Nam dùng một khinh hạm lai dắt về cảng để tiến hành điều tra.
Một ngày sau, Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin nước này mất liên lạc với một chiếc tàu ngầm “trong lúc huấn luyện”. Trong lúc đó, Hàn Quốc đã điều động một đội chuyên gia để chuẩn bị thương thuyết với thuỷ thủ đoàn Triều Tiên. Tuy nhiên, trên đường về cảng, chiếc Yugo lại bất ngờ bị chìm. Đến ngày 25.6, Hàn Quốc trục vớt tàu từ độ sâu 30 m và cho binh sĩ đặc nhiệm vào bên trong.
Báo chí sở tại khi đó dẫn lời giới chức cho biết binh lính nước này hết sức bất ngờ khi những gì họ nhìn thấy là 9 thi thể gồm 5 thuỷ thủ người đầy vết đạn và 4 lính đặc nhiệm Triều Tiên bị bắn vào đầu. Souel suy đoán rất có khả năng các đặc vụ đã tự sát sau khi bắn chết 5 thuỷ thủ để không rơi vào tay đối phương.
Đến tháng 12 cùng năm, tàu tuần tra Hàn Quốc phát hiện một chiếc tàu lặn đổ bộ xâm nhập được cải tiến (I-SILC) của Triều Tiên ngoài khơi bán đảo Yeosu. Chiếc I-SILC lập tức tăng tốc hướng về vùng biển Nhật Bản nhưng bất ngờ chạy chậm lại, có thể vì sắp hết nhiên liệu.
Đụng độ nổ ra ác liệt cho đến khi tàu Triều Tiên trúng pháo 76 mm và bị chìm. Cùng lúc, cơ quan chức năng Hàn Quốc phát hiện thi thể của một thợ lặn Triều Tiên trên biển nên lập tức ban hành lệnh báo động đỏ và truy tìm xem còn có đặc nhiệm miền Bắc nào xâm nhập nước này hay không.
Vào ngày 20.1.1999, Hàn Quốc xác định được vị trí tàu I-SILC và tiến hành trục vớt. Bên trong có 2 thi thể người Triều Tiên cùng một cuốn sổ ghi danh tính và cách thức liên lạc của 12 người Hàn Quốc làm nội gián cho miền Bắc. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khi đó chỉ trích mạnh mẽ vụ việc và yêu cầu xin lỗi nhưng Bình Nhưỡng phủ nhận có liên quan.
Giới quan sát đã đưa ra một số suy đoán về lý do Triều Tiên liên tục điều lực lượng xâm nhập có vũ trang tiến hành hoạt động do thám trên lãnh thổ Hàn Quốc ngay lúc hai bên xúc tiến Chính sách Ánh dương. Theo một số chuyên gia, đây có thể là hành động của một số phe phái tại Bình Nhưỡng muốn phá hoại quá trình cải thiện quan hệ liên Triều.

 

Văn Khoa