06/01/2025

Bóc trần đường dây bán lao động đi biển: Giải cứu khẩn cấp

‘Đất Vũng Tàu này nhỏ lắm, bọn mày có bỏ trốn tới đâu bọn tao cũng tìm được. Mà chúng tao tìm được rồi thì tụi mày liệu hồn’, Hiếu vừa khoá cửa vừa dằn mặt.

 

Bóc trần đường dây bán lao động đi biển: Giải cứu khẩn cấp

‘Đất Vũng Tàu này nhỏ lắm, bọn mày có bỏ trốn tới đâu bọn tao cũng tìm được. Mà chúng tao tìm được rồi thì tụi mày liệu hồn’, Hiếu vừa khoá cửa vừa dằn mặt.



 

PV Thanh Niên được giải cứu ra ngoàiẢNH: LONG AN

Sau khi được đưa xuống Vũng Tàu chiều 25.3 và bị nhốt hai nơi khác nhau chờ ngày giao cho chủ tàu đi biển, ban đầu các PV Thanh Niên trong vai người lao động được thông báo sáng 26.3 sẽ ra cảng gặp chủ tàu nhận việc để ngày 27.3 bắt đầu đi biển.
Thế nhưng, khuya 25.3, chủ tàu thay đổi lịch trình đi biển ngay trong đêm nên cần người gấp và PV Thanh Niên được chọn. 

 
 
Bóc trần đường dây bán lao động đi biển: Giải cứu khẩn cấp - ảnh 1
Nhiều người làm gần cả chục năm trời vẫn không đủ tiền trả hết nợ. Đi biển vô lúc nào cũng bị thâm nợ nên bị họ nhốt lại, đợi chuyến biển tiếp theo. Có những người một năm chỉ vô bờ được vài ngày. Nhiều người không chịu nổi cảnh cực khổ, tìm cách bỏ trốn nhưng bất thành, rồi bị đánh đến điên điên khùng khùng. Tôi từng cho nhiều người tiền để bỏ trốn khỏi sự tàn bạo của những “trùm” mua bán lao động này
Bóc trần đường dây bán lao động đi biển: Giải cứu khẩn cấp - ảnh 2
 
Chị H., bán hàng tại cảng Cát Lở
 


“Đất Vũng Tàu này nhỏ lắm!”
Tối 25.3, trong căn phòng tại hẻm 988/45 đường 30/4 (P.11, TP.Vũng Tàu), PV Thanh Niên cùng 8 lao động khác bị nhốt chung dùng bữa cơm tối nguội ngắt. Phía ngoài cửa, ngoài Liêm còn có thêm Hiếu (đều do bà Loan, một chủ đường dây mua bán lao động đi biển, thuê) canh giữ. Khoảng 22 giờ, khi mọi người đang thiu thiu ngủ thì điện thoại Liêm đổ chuông. Đó là cuộc gọi của Ngon (con bà Loan). Nghe điện thoại xong, Liêm đứng dậy bật đèn sáng, yêu cầu PV Thanh Niên và một người tên Huy (quê Lâm Đồng, được bà Loan mua từ các cò môi giới ở TP.HCM 2 ngày trước) đứng dậy, lấy đồ để “đi biển ngay lập tức”. “Đ.M! Hai đứa mày nhanh lên, 12 giờ đêm tàu chạy rồi. Nhanh không tao đánh chết mẹ bây giờ”, Liêm liên tục hối thúc.
Trong quá trình điều tra, nhóm PV dự định sáng 27.3 khi tàu chở các lao động bị mua bán đi đánh bắt ra cửa biển sẽ báo lực lượng chức năng kiểm tra, giải cứu lao động. Tuy nhiên, tình huống bất ngờ xảy ra, chuyến đi biển sớm hơn dự định và giữa đêm khuya nên PV chỉ kịp lén vào nhà vệ sinh, đóng cửa và dùng điện thoại dự phòng (chiếc điện thoại lúc đầu đã bị tịch thu) nhắn cho lực lượng ứng cứu, rồi thu xếp đồ theo Liêm, Hiếu để tránh bị nghi ngờ. Liêm áp giải PV và Huy ra mở khoá cổng sắt, đưa lên xe máy của Hiếu chờ sẵn bên ngoài chở đi. Hiếu phóng xe như bay trong đêm, đến thẳng một căn nhà trong hẻm đường 30/4 (P.11, TP.Vũng Tàu) giao cho chủ ghe được gọi là bà Chín. Tại đây, đã có 3 người chờ sẵn để chuẩn bị đi biển. PV Thanh Niên và Huy được Hiếu áp giải vào phòng trọ đối diện nhà bà Chín rồi khóa lại. “Do tàu bà Chín đi biển đột xuất, thiếu người nên hai đứa mày được cắt cử đi với tàu bà ấy. Cố gắng làm việc cho tốt mà lấy tiền trả nợ. Đất Vũng Tàu này nhỏ lắm, bọn mày có bỏ trốn tới đâu bọn tao cũng tìm được. Mà chúng tao tìm được rồi thì tụi mày liệu hồn!”, Hiếu vừa khoá cửa vừa dằn mặt.
Bóc trần đường dây bán lao động đi biển: Giải cứu khẩn cấp - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Bóc trần đường dây bán lao động đi biển

Sau những cuộc ngã giá công khai giữa kẻ mua người bán, người lao động bị ép buộc trở thành con nợ, phải đi biển với những quy định hà khắc để trả nợ.
Nhận tin báo khẩn cấp, lực lượng ứng cứu nhanh chóng có mặt tại địa chỉ PV bị nhốt. Thấy một số người lạ đến tìm, bà Chín phải chấp nhận mở cửa phòng để PV và Huy ra ngoài, còn Hiếu lên xe bỏ chạy về phòng trọ tại hẻm 988/45 di tản 7 lao động còn lại đi nơi khác. Vì vậy, khi lực lượng Công an P.11 ập tới nơi thì căn phòng trọ này trống người, chỉ còn lại rất nhiều hành lý của các lao động bị bỏ lại đây.
Cùng lúc đó, ngôi nhà bà Loan ở H.Long Điền (Bà Rịa-Vũng Tàu) vẫn khóa kín cửa. Điện thoại của PV Thanh Niên đang bị nhốt tại đây đã bị tịch thu để kiểm tra nên nhóm liên tục liên lạc nhiều lần bất thành. Sau đó, con trai bà Loan dùng điện thoại của PV Thanh Niên gọi lại đưa điều kiện: “Nó đồng ý ký giấy tờ vay tiền trả tiền xe ôm, giờ đưa tiền tới thì chúng tôi mới đưa nó ra”. Sau nhiều lần thương lượng, rạng sáng 26.3 PV Thanh Niênđược trả ra ngoài an toàn. 

 
 
Tìm “xử” một lao động bỏ trốn
Chiều 25.3, khi chúng tôi vừa tới căn phòng trong hẻm 1031 đường 30/4 để gặp bà Loan, một thanh niên da ngăm đen (người của bà Loan) chạy vào bực tức nói và chửi thề: “Thằng kia tôi chở nó ra cảng làm, tôi vừa cúi đầu bấm điện thoại thì nó bỏ chạy mất tiêu. Tôi kêu mấy thằng nữa ra tìm chiều giờ mà không thấy nó đâu. Tí nữa bà cho thêm vài người nữa tìm thấy nó thì xử luôn”.

 


Đi biển hoài mà nợ vẫn chồng nợ
Đêm 25.3, bị nhốt chung với PV Thanh Niên tại phòng trọ hẻm 988/45 đường 30/4 có T. (25 tuổi, quê Sóc Trăng). Trong lúc Liêm và Hiếu ăn cơm không dõi mắt vào phòng, T. kể cũng bị xe ôm tại Bến xe Miền Tây lừa chở xuống Vũng Tàu bán cho bà Loan để đi biển từ sau tết tới nay. Sau chuyến đi biển kéo dài khoảng hai tháng, vào bờ T. tiếp tục bị nợ, bị nhốt lại để chờ đi chuyến biển sau.
“Tôi đi biển hai tháng, vô bờ không thấy có đồng tiền nào, chủ ghe chia tiền thì người bà Loan cầm sổ ra cộng nợ của tôi, lấy hết tiền rồi chốt sổ tôi còn nợ hơn 5 triệu nữa. Uống xị rượu mà trong sổ thấy người ta tính cả trăm nghìn, thuốc lá, đồ ăn cũng vậy, đều giá trời ơi! Tính như vậy, bọn tôi biết khi nào hết nợ mà về nhà được”, T. nói với PV. Theo T., làm việc trên biển rất cực khổ, mỗi ngày quần quật 18 tiếng ngoài nắng nóng, trong đêm khuya gió lạnh và làm rất nhiều việc. “Nhiều lúc mệt muốn xỉu cũng phải cố, không làm thì bị quản lý (người của các chủ đường dây lao động đi theo, vừa làm việc, vừa quản lý lao động trên tàu – PV) chửi, đánh. Bốn phía là biển, nhảy xuống biển thì chết nên phải cố mà làm chờ ngày vô bờ. Giờ vô bờ lại bị báo nợ, bị nhốt và chờ tiếp tục đi biển trả nợ”, T. uất ức.
Theo điều tra của PV Thanh Niên, bà Loan trước đây là người bán hột vịt lộn tại cảng Cát Lở (TP.Vũng Tàu). Nhận thấy nhu cầu các chủ tàu cần người đi biển nhiều nên bà Loan đứng ra móc nối với các đầu mối tại TP.HCM, một số tỉnh miền Tây để đưa về TP.Vũng Tàu rồi bán lại cho các chủ tàu. Bà Loan là người điều hành chính (liên lạc, giao dịch tiền với các đầu mối, ký giấy vay tiền với các lao động…); đồng thời thuê những người như Liêm, Hiếu để canh giữ lao động. Mỗi lao động bán cho các chủ ghe tàu bà Loan thu về cả chục triệu đồng.
Bóc trần đường dây bán lao động đi biển: Giải cứu khẩn cấp - ảnh 4

Những lao động bị người của bà Loan nhốt trong căn phòng chật hẹpẢNH: CÔNG NGUYÊN

Tại khu vực cảng Cát Lở (TP.Vũng Tàu), ngoài bà Loan còn có đường dây của hai người phụ nữ tên T.A, K.N điều hành. Đây là hai đường dây cung cấp lao động đi biển lớn nhất, nhì tại TP.Vũng Tàu. Chị H. (người bán hàng tại cảng) cho biết các đường dây mua bán lao động tại đây hoạt động rất kín đáo và tinh vi, do một số đường dây từng bị cơ quan chức năng xử lý. Các lao động trước khi xuống tàu đi biển đều phải ký giấy vay tiền của những người điều hành đường dây lao động này.
“Các lao động sau khi ký giấy vay tiền thì bị những trùm đường dây cho đàn em nhốt lại, chờ ngày đưa ra tàu đi biển, ai tìm cách bỏ trốn sẽ bị đánh đập”, chị H. kể và cho biết đã nhiều lần chứng kiến lao động sau khi đi biển về, do không trả được nợ nên tìm cách bỏ trốn đã bị đàn em của bà trùm đánh thập tử nhất sinh. “Nhiều người làm gần cả chục năm trời vẫn không đủ tiền trả hết nợ. Đi biển vô lúc nào cũng bị thâm nợ nên bị họ nhốt lại, đợi chuyến biển tiếp theo. Có những người một năm chỉ vô bờ được vài ngày. Nhiều người không chịu nổi cảnh cực khổ, tìm cách bỏ trốn nhưng bất thành, rồi bị đánh đến điên điên khùng khùng. Tôi từng cho nhiều người tiền để bỏ trốn khỏi sự tàn bạo của những “trùm” mua bán lao động này”, chị H. cho biết.
(Còn tiếp)
Vòng xoay tiền nợ
Vì sao ngư phủ trả không hết tiền nợ cho các “trùm”? Chị H. lý giải, sau khi xe ôm đưa người lao động đến, chủ đường dây sẽ bỏ tiền ra mua với giá 3,5 triệu đồng. Số tiền này “trùm” bắt ngư phủ ký giấy vay tiền để ràng buộc. Trong thời gian nhốt người lao động, “trùm” sẽ tính tiền ăn uống hằng ngày với giá cắt cổ. Có khi nhậu rượu trắng với con ốc, trái xoài… nhưng bị tính tiền triệu… “Trước khi đi biển, chủ tàu sẽ trả cho “trùm” 10 – 15 triệu đồng/lao động. Số tiền này các lao động không bao giờ được cầm tới. Khi xong chuyến biển, tàu cập bờ, “trùm” sẽ cho đàn em đến đưa các lao động về thẳng nhà trọ nhốt lại. Người lao động không bao giờ biết được chuyến biển mình đi được chủ tàu chia lợi bao nhiêu vì số tiền này “trùm” giữ hết. “Trùm” công bố người lao động còn nợ và họ lại phải tiếp tục đi biển”, chị H. nói.


 

Công Nguyên – Long An – Lê Lâm