29/11/2024

Nỗi ám ảnh mang tên nghe lén ở Nhà Trắng

Từ khi xảy ra những thông tin rò rỉ ở Nhà Trắng, không khí làm việc tại đây trở nên căng thẳng đến mức nghi ngại lẫn nhau.

 

Nỗi ám ảnh mang tên nghe lén ở Nhà Trắng

 Từ khi xảy ra những thông tin rò rỉ ở Nhà Trắng, không khí làm việc tại đây trở nên căng thẳng đến mức nghi ngại lẫn nhau.

 

 

 

Nỗi ám ảnh mang tên nghe lén ở Nhà Trắng
Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer (trái) họp báo ngay trên chiếc Air Force One ngày 15-3 – Ảnh: Reuters

Dường như chưa có một chính quyền thời bình nào ở Mỹ lại khởi động rối ren như hiện nay. Trải qua đúng hai tháng điều hành của Tổng thống Donald Trump, dường như người ta nhớ nhiều hơn về những phát ngôn gây căng thẳng, những sắc lệnh bị soi xét, kiện cáo, ngăn chặn…

Thuyết âm mưu 
“Nhà nước chìm”

Đáng sợ hơn nữa là không khí hoạt động trong “bộ óc” điều hành của nước Mỹ. Như báo Politico vừa mô tả, dĩ nhiên thông qua lời kể một số nhân viên trong đó, “mọi người đều sợ hãi”. Mọi người nghi kỵ, e dè lẫn nhau trong môi trường làm việc “độc hại đến mức không thể chịu nổi”.

Trong bối cảnh khó làm việc như thế thì các quan chức, cố vấn của Nhà Trắng đã làm việc như thế nào? Nhiều phòng làm việc đóng kín cửa, bởi lẽ người trong đó không muốn tiếp xúc ai. “Tôi thấy bị ám ảnh.

Chỉ một chuyện không đâu vào đâu cũng có thể lên trang nhất các báo ngày hôm sau” – một người đã phàn nàn như thế và cho rằng hiện nay làm việc cứ phải thật thận trọng.

Giờ ở đâu trong Nhà Trắng cũng có thể thấy “kẻ rò rỉ tin tức”: đó có thể là những nhánh đối địch đang làm việc trong Nhà Trắng, là nhóm nhân viên dân sự chống đối tổng thống hoặc có thể là một mạng lưới mật – cái mà người ta đặt cho cái tên nghe ghê gớm là “Nhà nước chìm” (Deep State) – gồm các quân nhân và các lãnh đạo tình báo muốn gây hại cho chính quyền mới. Những người này quá có nghề trong cuộc chơi ngầm rồi!

Thuyết âm mưu về “Nhà nước chìm” này đang ngày càng lớn dần, với suy nghĩ của nhóm Tổng thống Trump là có những người muốn quấy rối chính quyền mới vì trung thành với chính quyền Obama. Ngay cả ông Sean Spicer, thư ký báo chí của Nhà Trắng, từng trả lời kiểu úp mở khi bị cật vấn về sự tồn tại của hệ thống ngầm đó:

“Tôi nghĩ rằng câu trả lời là rõ ràng sau tám năm của một đảng cầm quyền. Ta có thể nói là có những người vẫn giữ lòng trung thành và chung thủy với những mục tiêu của chính quyền tiền nhiệm. Điều đó chẳng làm ai ngạc nhiên”.

Có lửa mới có khói

Tổng thống Donald Trump cùng những người thân cận cũng có lý do để nghi ngờ: thông tin trong cơ quan quyền lực nhất của nước Mỹ cứ chạy ra ngoài báo chí như đi chợ! Và họ đã hành động nghiêm túc: kiểm tra điện thoại (dằn mặt thôi!).

Đến cả việc kiểm tra này trong nội bộ nhân viên Nhà Trắng cũng bị lọt ra ngoài gần như ngay lập tức.

Ở đợt “kiểm tra sơ bộ” trong tháng 2, thư ký báo chí Sean Spicer đã gọi gần 20 nhân viên vào văn phòng của mình và yêu cầu nộp điện thoại di động để kiểm tra các bằng chứng rò rỉ. Các nhân viên cần đặt điện thoại và các thiết bị điện tử khác lên bàn ngay khi họ bước vào phòng.

Sau đó, ông Spicer yêu cầu nhân viên nộp điện thoại di động để đảm bảo họ không dùng những phần mềm nhắn tin mã hóa hay bí mật liên lạc với phóng viên.

Ông muốn kiểm tra cả điện thoại do chính phủ cung cấp và điện thoại cá nhân. Bản thân ông đã xoá các ứng dụng tâm sự trên điện thoại của mình, để cho thấy rằng các quan chức cấp cao cũng không được miễn trừ tuân thủ các quy định.

Ông Spicer cảnh báo nếu không phát hiện người tiết lộ thông tin, việc tìm kiếm ban đầu này sẽ chỉ như là “giải lao” so với những gì đang chờ đợi các nhân viên trong hai vòng tiếp theo của cuộc điều tra.

“Chúng tôi được chỉ thị nghiêm ngặt không nói chuyện với giới truyền thông. Tôi có thể bị đuổi việc” – một phụ tá làm việc trong Nhà Trắng tiết lộ với tờ Politico.

Nhưng như thể trêu ngươi, cảnh báo của ông Spicer về việc sử dụng các ứng dụng cho truyền thông của Nhà Trắng là vi phạm đạo luật liên bang đã một lần nữa nhanh chóng được tiết lộ cho báo chí.

Đối với Spicer, ông đặc biệt thất vọng trước việc thông tin về quyết định bổ nhiệm ông Mike Dubke làm giám đốc truyền thông Nhà Trắng bị tiết lộ trước một tuần. Spicer và Dubke là bạn bè và ông Spicer ủng hộ bạn mình ngồi vào vị trí trên.

Giờ đây, nhiều nhân viên Nhà Trắng phải tắt luôn điện thoại sau giờ làm việc và cất vào tủ có khóa, đề phòng bị ai đó lấy dùng và phát tán thông tin. Một số khác không đem theo cả điện thoại cá nhân vào nơi làm việc để khỏi bị soi xét phiền phức.

Nhiều người ở Nhà Trắng kể rằng giờ không muốn xuất hiện ở sự kiện công cộng và từ chối phát ngôn ở một số cuộc họp, vì sợ bị thu âm tuồn ra truyền thông.

Họ khẳng định phải suy nghĩ rất kỹ trước khi viết ra điều gì dù chỉ là một email cho người khác, hoặc nói trên điện thoại.

Dường như chưa có một chính quyền thời bình nào ở Mỹ lại khởi động rối ren như hiện nay. Trải qua đúng hai tháng điều hành của Tổng thống Donald Trump, dường như người ta nhớ nhiều hơn về những phát ngôn gây căng thẳng, những sắc lệnh bị soi xét, kiện cáo, ngăn chặn…

MINH TRANG (Từ Mỹ)