11/01/2025

Đẩy mạnh cho doanh nghiệp vay tín chấp

Từ năm 2014, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn yêu cầu các ngân hàng tích cực xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp để tăng khả năng cho vay không cần tài sản đảm bảo. Nhưng thực tế, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang “đỏ mắt” mong được vay tín chấp với ngân hàng.

 

Đẩy mạnh cho doanh nghiệp vay tín chấp

Từ năm 2014, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn yêu cầu các ngân hàng tích cực xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp để tăng khả năng cho vay không cần tài sản đảm bảo. Nhưng thực tế, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang “đỏ mắt” mong được vay tín chấp với ngân hàng.




Nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay tín chấp ngân hàng /// Ảnh: Đ.N.T

 

Nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay tín chấp ngân hàngẢNH: Đ.N.T

Chỉ dễ với doanh nghiệp lớn
 
 
Đẩy mạnh cho doanh nghiệp vay tín chấp  - ảnh 1
Chủ trương ngân hàng cho doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, vay tín chấp rất tốt cho nền kinh tế. Vấn đề cho vay tín chấp được đề cập từ nhiều năm nay, nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp không còn tài sản để thế chấp
Đẩy mạnh cho doanh nghiệp vay tín chấp  - ảnh 2
 
Ông Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính
 

Là một người thích làm nông nghiệp, năm 2016 ông Minh (Q.Tân Bình, TP.HCM) quyết định đầu tư vào vườn dưa lưới tại Củ Chi. Để có tiền xây dựng 2 nhà lồng trồng dưa cũng như mua kỹ thuật chuyển giao công nghệ, ông Minh thế chấp căn nhà ở Tân Bình vay ngân hàng (NH) 1 tỉ đồng. Qua vài vụ mùa thu hoạch dưa được một công ty đến bao tiêu đầu ra của sản phẩm, ông Minh phấn khích muốn mở rộng mấy nhà lồng trồng dưa trên mảnh đất 10.000 m2 chưa khai thác còn lại, nhưng vốn đã hết. Ông chạy đến NH trình phương án kinh doanh xin vay tín chấp, nhưng NH lắc đầu. “Tôi chỉ có 10.000 m2 đất, nhưng NH không nhận thế chấp đất nông nghiệp”, ông cho biết.

Trong khi đó, bà H.Thu Hà, giám đốc một công ty quy mô nhỏ tại Q.7, cho biết bà đã “vật lộn” với đống hồ sơ chứng từ để đáp ứng điều kiện tín dụng của NH. NH yêu cầu bà phải nộp toàn bộ hóa đơn đầu ra cùng hợp đồng, chứng minh giao dịch đầu vào đầu ra đầy đủ mới được vay vốn lưu động. “Tôi đã có tài sản thế chấp tại NH, nay vay thêm 500 triệu đồng mà NH đòi báo cáo tài chính, báo cáo thuế, 2 tháng rồi vẫn chưa giải ngân được”, bà than.
Nhiều doanh nghiệp (DN) bị NH từ chối cho vay vì thiếu tài sản đảm bảo, hoặc các loại tài sản đảm bảo đủ điều kiện cho vay lại vượt quá khả năng của họ. Theo số liệu của VCCI, trong số hơn 500.000 DN, 97% là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Trong số gần một phần tư DNVVN tiếp cận được vốn NH, thì số DN siêu nhỏ lọt vào nhóm này gần như chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Theo các NH, DN siêu nhỏ với doanh thu khoảng dưới 10 tỉ đồng/năm là phân khúc gần như họ chưa động tới.
Trong khi gần như khép cửa với các DNVVN, lãnh đạo của một NH lớn cho biết cho vay tín chấp là chuyện bình thường đối với những DN lớn. Một DN có tình hình tài chính lành mạnh, làm ăn tốt, có thị trường, có lãi, đều có thể thương lượng với NH vay tín chấp. “Mỗi năm chúng tôi cho vay mấy chục ngàn tỉ đồng tín chấp DN”, ông cho biết.
Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM, cho biết NH sẵn sàng cho DN lớn vay tín chấp với mức lãi suất tương đối ưu đãi, xoay quanh 6,5 – 7% với hạn mức cả trăm tỉ đồng. “Mấy năm qua, TP có chương trình kết nối DN với NH, nhưng đây là những DN hầu như đủ điều kiện vay vốn NH”, ông nói. Theo ông Hưng, DNVVN khó vay tín chấp, bởi đa số có mức tín nhiệm thấp, quản lý sổ sách không rõ ràng, lợi nhuận thấp, khả năng quản trị dòng tiền kém… Mặt khác, DN không có tài sản thế chấp muốn vay tìm đến cầu nối là quỹ bảo lãnh tín dụng, thì thủ tục quá nhiêu khê, điều kiện vay vốn không khác nhiều so với vay NH, chẳng hạn như đòi hỏi tài sản thế chấp. Hơn nữa, cơ chế, chính sách chưa thông thoáng, khi các quỹ không cho vay đồng nào, không thu lãi, nhưng nếu NH cho vay xảy ra sự cố, quỹ bảo lãnh phải gánh hết, trong khi đó NH không phải chịu trách nhiệm gì. Hơn nữa, quỹ bảo lãnh nên trích lập dự phòng, nhưng quỹ lấy đâu ra tiền để trích lập? Vì vậy, DN muốn vay tín chấp thông qua ngõ quỹ bảo lãnh cũng đành “bó tay”.
Ông Phạm Ngọc Hưng cho hay mức lãi suất tín chấp DN hiện ở mức 17 – 19% là quá cao, DN vay được cũng cực kỳ khó làm ăn có lãi để trả nợ. Quỹ bảo lãnh tín dụng DNVVN cần hoạt động mạnh mẽ hơn, quy mô lớn hơn để hỗ trợ DN vay tín chấp tốt hơn.
Chờ doanh nghiệp… minh bạch
Tại VN, vài năm gần đây một số ít NH triển khai cho vay tín chấp DNVVN. Theo một nhân viên tín dụng của NH VPB, DN phải đáp ứng các điều kiện gồm: hoạt động từ 2 năm trở lên, không có nợ nhóm 2, có doanh thu trên báo cáo thuế tối thiểu
5 tỉ đồng sẽ được vay 500 triệu đồng (10% doanh thu) trong vòng 12 tháng, cho vay tối đa 5 tỉ đồng. Lãi suất cho vay từ 17 – 19%/năm tính trên dư nợ giảm dần. Năm 2015, dòng sản phẩm cho vay tín chấp này có tốc độ tăng trưởng 120% so với cuối năm 2014. Còn ở NH Hàng hải (MSB), DN phải có thời gian hoạt động từ 2 năm trở lên, có doanh thu thuần từ 20 tỉ đồng trở lên, được vay 10% doanh thu, tối đa 4 tỉ đồng. Trong quá trình vay, DN duy trì lịch sử tín dụng tốt sẽ được nâng hạn mức tối đa đến 100 tỉ đồng.
Theo nhận xét của chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển: “Chủ trương NH cho DN, đặc biệt DNVVN, vay tín chấp rất tốt cho nền kinh tế. Vấn đề cho vay tín chấp được đề cập từ nhiều năm nay, nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn, các DN không còn tài sản để thế chấp. Mấy năm gần đây, khi thị trường bất động sản sôi động trở lại thì vấn đề này lại xìu xuống. Chính vì vậy mà cho vay tín chấp vẫn chưa thật sự tăng mạnh”. Ông Hiển dẫn chứng một trường hợp NH và DN đều hiểu nhau, DN làm trong lĩnh vực xuất khẩu nhưng khi DN vay thì NH lại yêu cầu có tài sản thế chấp, mà tài sản thế chấp hiện nay chủ yếu là nhà đất. Lý do NH lo ngại không thu hồi được nợ, nợ xấu gia tăng nên mới yêu cầu có tài sản đảm bảo. Trong khi DNVVN dù có hợp đồng mua bán vẫn không thể vay được NH khi không có tài sản thế chấp trong tay. “Tình trạng phổ biến hiện nay là NH không phân tích, đánh giá được lĩnh vực ngành nghề mà DN đang hoạt động để chủ động cho vay, nhân viên tín dụng không am hiểu được thị trường để có thể thẩm định, đánh giá khoản vay, đánh giá phương án kinh doanh có khả thi hay không”, ông nói.
Lý do mà hầu hết các NH, chuyên gia đưa ra lý giải cho việc DNVVN khó tiếp cận vốn NH là sổ sách kế toán không minh bạch. Việc chứng minh năng lực tài chính, sổ sách kế toán minh bạch rõ ràng của DN cũng là một trong những điều kiện quyết định NH có cho vay tín chấp hay không. Đây là con đường dài các DNVVN nên làm, còn nếu không thì khi hợp đồng tín dụng phát sinh sẽ phải có tài sản thế chấp.
Mô hình bảo lãnh vốn vay
Theo chuyên gia NH Nguyễn Trí Hiếu, để tháo gỡ tình trạng DN có năng lực tài chính yếu kém, hoặc đang vướng nợ xấu nhưng có khả năng phục hồi, chính phủ nhiều quốc gia đã áp dụng mô hình bảo lãnh vốn vay cho DN.
Ở Mỹ, mô hình này đã có từ hơn 60 năm nay, gọi là Cơ quan Hỗ trợ cho tiểu thương (SBA – Small Business Administration). Mỗi năm, SBA được phê chuẩn một khoản ngân sách và cơ quan này dùng để bảo lãnh với các NH. Từ đó, NH mới “dũng cảm” dùng tiền cho tiểu thương vay vì đã được bảo lãnh bởi SBA.
Theo tính toán, hiện dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế VN khoảng 5,6 triệu tỉ đồng. Năm 2017, mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 18%, tương đương 44 tỉ USD. Trong đó, tín dụng cho DNVVN khoảng 1/3, tương đương 14 – 15 tỉ USD. Như vậy, quỹ bảo lãnh tín dụng chỉ cần khoảng 10% số này, tức 1 – 1,5 tỉ USD, khoảng 23.000 – 33.000 tỉ đồng để bảo lãnh. 

 

Hồng Sương – Thanh Xuân