11/01/2025

Xét tuyển vào đại học: Chọn nguyện vọng thông minh

Còn 15 ngày nữa thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia, đồng thời đăng ký xét tuyển vào ĐH. Để trúng tuyển ĐH ngành mong muốn nhất, thí sinh cần lựa chọn môn thi và ngành học hợp lý.

 

Xét tuyển vào đại học: Chọn nguyện vọng thông minh

Còn 15 ngày nữa thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia, đồng thời đăng ký xét tuyển vào ĐH. Để trúng tuyển ĐH ngành mong muốn nhất, thí sinh cần lựa chọn môn thi và ngành học hợp lý.

 

 



Đại diện Bộ GD-ĐT và các trường tham gia buổi tư vấn truyền hình trực tuyến tại Báo Thanh Niên chiều 16.3 /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

 

 

Đại diện Bộ GD-ĐT và các trường tham gia buổi tư vấn truyền hình trực tuyến tại Báo Thanh Niên chiều 16.3ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

 

Nội dung này được thực hiện trực tiếp trên thanhnien.vn, YouTube và Facebook/Thanhnien chiều 16.3.
Chỉ một cơ hội trúng tuyển
Ngay đầu chương trình, ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), lưu ý một trong những điểm mới nhất năm nay là thí sinh (TS) sẽ đăng ký xét tuyển cùng với đăng ký dự thi. Do vậy, TS cần nắm vững quy chế thi và tuyển sinh cũng như thông tin tuyển sinh các trường để chọn đúng nguyện vọng (NV). “Nguyên tắc rất quan trọng là tính bình đẳng trong cùng một NV. TS dù đăng ký ở các thứ tự NV khác nhau vào một ngành thì đều được xét như nhau”, ông Nghĩa nói.
Gửi câu hỏi đến chương trình, bạn đọc Bùi Thị Yến Nhi (TP.HCM) băn khoăn: “Ngay trong đợt 1 mà đăng ký một ngành vào trường A, một ngành vào trường B và một ngành khác vào trường A thì cơ chế xét ra sao? Nếu rớt NV 1 mà cả NV 2 và 3 đều đạt thì TS được chọn NV nào?”.
Xét tuyển vào đại học: Chọn nguyện vọng thông minh - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Tư vấn truyền hình trực tuyến: Cách chọn ngành thông minh

Để đáp ứng thông tin kịp thời tới thí sinh, vào lúc 14 giờ 30 ngày 16.3, Báo Thanh Niên sẽ bắt đầu buổi đầu tiên trong chuỗi chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến về chủ đề ‘Đăng ký nguyện vọng thông minh’.
Theo ông Trần Văn Nghĩa, trong trường hợp này TS đang tham gia xét tuyển 3 ngành khác nhau ngay trong đợt 1 vì đăng ký một tổ hợp vào một ngành thì được tính là một NV. Chỉ cần TS trúng tuyển NV đầu tiên thì sẽ không được xét tiếp các NV sau. Trong trường hợp TS rớt NV 1 nhưng đủ điểm cả NV 2 và 3 thì TS chỉ được trúng tuyển vào NV 2.
Có được điều chỉnh sang nguyện vọng hoàn toàn mới ?
 
 
Xét tuyển vào đại học: Chọn nguyện vọng thông minh - ảnh 2

Thí sinh nên cân nhắc đăng ký nguyện vọng theo 3 nhóm trường dựa vào điểm trúng tuyển các năm trước: nhóm cao hơn, nhóm phù hợp và nhóm thấp hơn so với năng lực thực tế của bản thân. Tuy nhiên, cả 3 nhóm trường phải cùng vào ngành học mình yêu thích, trong đó nguyện vọng đầu tiên là ngành yêu thích nhất. Thí sinh không nên trông chờ vào đợt nguyện vọng điều chỉnh mà tốt nhất ở đăng ký ban đầu

Xét tuyển vào đại học: Chọn nguyện vọng thông minh - ảnh 3
 
Trần văn nghĩa
Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT)
 

Một bạn đọc thắc mắc: “Nếu một ngành có 2 tổ hợp xét tuyển thì nên đăng ký mấy tổ hợp, nếu thi xong mà điểm xét tuyển tổ hợp kia cao hơn thì có được điều chỉnh không? Khi điều chỉnh NV sang trường hoàn toàn mới thì có cần phải đóng lệ phí không?”.

Ông Trần Văn Nghĩa cho hay, nếu ngay từ đầu TS chắc chắn về thế mạnh của mình thì có thể sử dụng ngay tổ hợp xét tuyển đã chuẩn bị từ trước. Tuy nhiên, nhiều TS sẽ không chắc chắn, khi đó TS nên đăng ký bằng nhiều tổ hợp khác nhau trong cùng một ngành. Khi đã có điểm, TS vẫn có thể điều chỉnh được thứ tự NV theo hướng ưu tiên tổ hợp có điểm cao lên đầu.
Ông Nghĩa lưu ý TS có thể điều chỉnh tổ hợp, ngành, trường vì nếu thay đổi một trong 3 yếu tố trên thì sẽ chuyển sang một NV mới. Nếu muốn tăng số NV so với lúc ban đầu thì TS phải đăng ký bằng giấy gửi qua bưu điện chứ không thể điều chỉnh bằng hình thức online. Trong trường hợp TS chỉ đổi tên trường/ngành mà không thay đổi số lượng NV thì không phải đóng lệ phí khi điều chỉnh NV.
Ông Nghĩa nhấn mạnh, TS bắt buộc phải điều chỉnh NV nếu rơi vào một trong 2 trường hợp: NV đã đăng ký đều vượt cao quá so với điểm thi hoặc NV đã đăng ký quá thấp so với điểm thi. Còn nếu cả 2 tổ hợp trong cùng một ngành đã đăng ký nằm ở thứ tự ngược (tổ hợp có điểm cao ở NV thứ hai trong khi tổ hợp có điểm thấp ở NV thứ nhất), TS cũng nên điều chỉnh tổ hợp điểm cao lên đầu để có cơ hội trúng tuyển cao hơn.
Nên đăng ký theo 3 nhóm nguyện vọng
Lời khuyên cho TS chuẩn bị nộp hồ sơ, ông Trần Văn Nghĩa nói, TS nên cân nhắc đăng ký NV theo 3 nhóm trường dựa vào điểm trúng tuyển các năm trước: nhóm cao hơn, nhóm phù hợp và nhóm thấp hơn so với năng lực thực tế của bản thân. Tuy nhiên, cả 3 nhóm trường phải cùng vào ngành học mình yêu thích, trong đó NV đầu tiên là ngành yêu thích nhất. TS không nên trông chờ vào đợt NV điều chỉnh mà tốt nhất ở đăng ký ban đầu.
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, khuyên TS nên chọn đúng NV ngay từ đợt 1. Dù có nhiều NV nhưng một khi đã trúng tuyển thì các NV còn lại không còn ý nghĩa nữa. Đừng để xảy ra tình trạng trúng tuyển NV 1 nhưng NV 3 mới là ngành thích nhất.
Còn tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, khuyên TS không nên chủ quan, tuỳ vào sức học của mình nên lựa chọn những ngành có điểm đầu vào thấp hơn so với sức học của mình để vẫn còn cơ hội nếu không thể trúng tuyển vào ngành mong muốn ban đầu.
Bạn đọc có thể xem toàn bộ chương trình tại thanhnien.vn, YouTube và fanpage Facebook/Thanhnien.
Ngành nào có điểm chuẩn cao?

Giải đáp việc đăng ký để trúng tuyển vào ngành y Trường ĐH Duy Tân, tiến sĩ Võ Thanh Hải thông tin các năm trước ngành y luôn có điểm chuẩn cao hơn ngành dược 2 – 3 điểm. Ở khu vực miền Trung, điểm chuẩn ngành y của trường chỉ thấp hơn Trường ĐH Y Dược (ĐH Huế) và số lượng chỉ tiêu không nhiều. TS nên đăng ký NV 1 vào y đa khoa, NV 2 vào dược. Năm nay, trường thêm 2 tổ hợp xét tuyển mới cho 2 ngành này gồm: toán, văn, sinh và toán, văn, khoa học tự nhiên.
Trước câu hỏi của một TS về cơ hội khởi nghiệp, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM, cho biết TS có thể theo học ngành quản trị khởi nghiệp tại trường. Học sinh muốn phân biệt ngành xã hội học và báo chí, thạc sĩ Đinh Công Viễn Phương, Phó trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Văn Hiến, thông tin sinh viên sẽ được học kiến thức nền tảng về xã hội học trước khi bước vào chuyên ngành báo chí.


 

Hà Ánh